【kq bóng đá u23】SIM rác của các nhà mạng vẫn bán tràn lan tại TP.HCM
Chiều 3/10,áccủacácnhàmạngvẫnbántrànlantạkq bóng đá u23 PV VietNamNetcó chuyến khảo sát các cửa hàng bán SIM số tại TP.HCM, để xem tình hình kinh doanh SIM được đăng ký sẵn hay còn gọi là SIM rác hiện nay.
Địa điểm đầu tiên được khảo sát tại TP.HCM là khu vực đường Phạm Văn Đồng (khu vực cầu Gò Dưa), nơi đây nổi tiếng với tình trạng bán SIM như bán rau ngoài chợ, khi những người bán tập trung dưới các gốc cây bên đường cùng các băng rôn quảng cáo SIM 4G giá 39.000 đồng. Tại thời điểm chiều ngày 3/10, các điểm bán SIM này đã không còn và người dân tại đây thông tin, sau khi báo chí đăng bài tầm một tuần trở lại đây, không còn thấy những người bán SIM này nữa.
Tuy nhiên, chiều 5/10, khi PV VietNamNet trở lại, những người bán SIM điện thoại di động ngồi lề đường này lại xuất hiện, mặc dù không còn đông đảo như trước đây. Các băng rôn đã được căng lại trên thân cây và người bán ngồi núp sâu vào trong. Tại đây, 2 loại SIM được bán nhiều là của nhà mạng Vietnamobile và nhà mảng ảo VNSKY thuộc hệ sinh thái VNPAY. Trong đó, SIM Vietnamobile có giá 39.000 đồng và 100.000 đồng, còn SIM VNSKY được bán giá 220.000 đồng, tất cả các SIM này không cần đăng ký, chỉ cần mua về là có thể nghe gọi được.
Điểm đến thứ hai của phóng viên là 3 cửa hàng kinh doanh SIM và bán phụ kiện trên đường Trần Quang Khải, Quận 1, TP.HCM. Tại tuyến đường này, hiện chỉ còn một cửa hàng kinh doanh SIM số. Tuy nhiên, khi hỏi mua SIM không cần đăng ký, chủ cửa hàng cho biết, hiện đã không bán loại này, do trong thời gian gần đây liên tục bị thanh tra và nếu vi phạm cũng bị phạt rất nặng. Tương tự, tại 2 cửa hàng bán lẻ phụ kiện điện thoại di động và SIM số trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, TP.HCM, khi được hỏi mua SIM không đăng ký, chủ cửa hàng cũng cho biết không còn bán loại SIM này, muốn mua phải đăng ký mới sử dụng được.
Chúng tôi đến điểm tiếp theo, nơi được coi là “thiên đường” của SIM rác tại TP.HCM. Đó là khúc đường 3/2 từ vòng xoay Dân chủ đến giao với đường Sư Vạn Hạnh. Cách đây vài năm, nơi đây ngập tràn các điểm bán SIM điện thoại di động. Tuy nhiên, giờ đây đa số đã chuyển sang cửa hàng bán điện thoại và phụ kiện.
Ghé cửa hàng T.mobile, một địa điểm trước đây hay bán SIM không đăng ký, anh T. chủ cửa hàng cho biết hiện đã giải nghệ và giờ chỉ bán điện thoại. Đồng thời, anh T. chia sẻ, nếu muốn mua loại SIM này thì qua các cửa hàng bán phụ kiện kèm SIM số là có, chứ các cửa hàng bán điện thoại hiện đã dừng vì hiện thanh tra đi kiểm tra liên tục.
PV VietNamNetvào một cửa hàng phụ kiện kèm bán SIM, lúc đầu người phụ nữ thấy hỏi mua SIM không đăng ký liền tỏ vẻ nghi ngờ. Sau khi PV nói mua số lượng lớn để làm chăm sóc khách hàng, người phụ nữ mới chịu bán, đồng thời, chia sẻ “nãy giờ tưởng nhà báo” nên sợ, do dạo này thanh tra nhiều và phạt rất nặng.
Chủ cửa hàng này cho biết, ở đây không có SIM Viettel và VinaPhone đăng ký sẵn, chỉ có SuperSIM của MobiFone đầu số 093 tài khoản có sẵn 150.000 đồng, giá 250.000 đồng; SIM Vietnamobile tài khoản 200.000 đồng, giá 150.000 đồng, các loại SIM này gọi ngoại mạng thoải mái. Riêng SIM iTel có giá 180.000 đồng, gọi mạng VinaPhone dưới 10 phút, muốn gọi liên mạng phải nạp tiền vào, đồng thời SIM còn miễn phí data 120GB.
Tại một cửa hàng khác, ngoại trừ VinaPhone, ở đây các loại SIM đăng ký trước có sẵn gồm Viettel, VNSKY, Vietnamobile. SIM Viettel có giá 150.000 đồng và tài khoản 0 đồng, muốn gọi liên mạng phải nạp tiền. Trong khi đó, SIM VNSKY giá 250.000 đồng, gọi liên mạng miễn phí 50 phút, miễn phí 1.000 phút gọi nội mạng, Data 4GB/ngày và gia hạn 90.000 đồng/tháng. SIM Vietnamobile có 2 loại là 150.000 đồng, tài khoản 60.000 đồng và 200.000 đồng tài, khoản 200.000 đồng.
Trao đổi với PV, chủ cửa hàng cho biết, ở đây có thể cung cấp SIM đã đăng ký sẵn số lượng lớn, tuy nhiên, riêng MobiFone (chủ cửa hàng gọi SIM VNSKY là SIM MobiFone) và Viettel phải báo trước một ngày, nếu lấy số lượng trên 10 SIM mức giá sẽ lần lượt là VNSKY 100.000đồng/SIM và Viettel 90.000 đồng/SIM. Thắc mắc vì sao SIM Viettel có giá đắt, chủ cửa hàng chia sẻ là do nhập vào khó và giá nhập cũng đã cao. Riêng SIM Vietnamobile, chủ cửa hàng kêu muốn bao nhiêu lúc nào cũng có.
Tiếp tục qua một cửa hàng khác cùng tuyến đường để mua SIM đăng ký sẵn, tại đây, chị chủ cửa hàng sau khi quan sát một lượt người mua liền hỏi muốn mua loại nào, ở đây hiện có SIM của VNSKY và Vietnamobile. Mức giá SIM VNSKY là 220.000 đồng, trong khi đó, SIM Vietnamobile giá 110.000 đồng, tài khoản 60.000 đồng và loại 150.000 đồng, tài khoản 200.000 đồng. Khi chúng tôi ngỏ ý muốn lấy số lượng lớn và mua thêm SIM của nhà mạng khác, chủ cửa hàng bảo mai hãy trở lại chứ giờ chỉ sẵn SIM Vietnamobile là có số lượng lớn.
Theo quan sát của phóng viên, tại các cửa hàng bán SIM rác vẫn dùng cách kích SIM đăng ký theo kiểu cũ, đó là dùng những chiếc điện thoại Nokia cùng thiết bị đi kèm, gắn SIM vào kích hoạt rồi giao cho khách. Một số SIM chủ cửa hàng còn chụp ảnh gửi cho một bên nào đó để tiến hành đăng ký. Các cửa hàng đều cam kết nếu về SIM không nghe gọi được có thể đến đổi, thậm chí, nếu có nhu cầu cắt nhỏ SIM cũng sẽ làm giúp.
Hoàng Thịnh
“Cuộc chiến” SIM rác: Nhiều đại lý đã dừng bán, kích hoạt SIMSố lượng SIM rác được bày bán công khai đã giảm, tuy nhiên, cuộc chiến chống SIM kích hoạt sẵn được dự báo sẽ còn nhiều diễn biến khốc liệt.