Dầu thực vật làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có thuộc đối tượng miễn thuế GTGT?ýtàisảnthếchấpthuộcđốitượngmiễnthuếngânhàngcóbịxửphạlịch đá cup c1 | |
Xử lý trường hợp sử dụng hàng hoá miễn thuế không đúng mục đích, không khai báo |
Công chức Hải quan Bình Phước kiểm tra hàng hóa XNK. Ảnh: N.H |
Trong quá trình triển khai thực hiện Nghị định số 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế, Cục Hải quan Bình Phước đã phát sinh một số vướng mắc cần được tháo gỡ.
Cụ thể, Điều 17 của Nghị định quy định về ấn định thuế đối với trường hợp doanh nghiệp cầm cố, thế chấp hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, không chịu thuế để làm tài sản đảm bảo cho khoản vay tại tổ chức tín dụng và tổ chức tín dụng xử lý tài sản cầm cố, thế chấp để thu hồi nợ nhưng doanh nghiệp chưa kê khai tờ khai hải quan mới, nộp đủ thuế theo quy định của pháp luật về Hải quan.
Cục Hải quan Bình Phước cho biết, quy định này dẫn tới phát sinh vướng mắc về trách nhiệm nộp thuế đối với 2 trường hợp. Thứ nhất là, trường hợp người khai thuế cầm cố, thế chấp để làm tài sản bảo đảm các khoản vay phát sinh trước thời điểm Nghị định 126 được ban hành và việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp tại thời điểm Nghị định 126 có hiệu lực. Trường hợp thứ hai là, tổ chức tín dụng phải xử lý tài sản cầm cố, thế chấp theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ trước thời điểm hiệu lực của Nghị định 126.
Cụ thể, tại Cục Hải quan Bình Phước có phát sinh trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu điều theo loại hình sản xuất xuất khẩu thực hiện cầm cố, thế chấp nguyên liệu điều thô và nhân điều thành phẩm cho các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất kinh doanh thua lỗ nên các ngân hàng đã căn cứ theo luật tín dụng để thanh lý tài sản cầm cố, thế chấp nhưng không thông báo với cơ quan Hải quan (không thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng theo quy định), không thực hiện quy định về chính sách chuyên ngành (kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm).
Với trường hợp này, Cục Hải quan Bình Phước đặt vấn đề về việc khi truy cứu trách nhiệm đối với hành vi tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế thì doanh nghiệp hay ngân hàng sẽ chịu trách nhiệm. Việc xác định tổ chức tín dụng hay doanh nghiệp chịu trách nhiệm có ảnh hưởng rất lớn đến việc xác định hành vi vi phạm để xử lý vi phạm hành chính.
Bên cạnh đó, Điều 17 Nghị định 126 cũng quy định việc ấn định thuế đối với trường hợp người khai thuế báo cáo không chính xác với cơ quan Hải quan. Theo đó, nếu tại thời điểm doanh nghiệp khai bổ sung quá thời hạn quy định làm tăng số tiền thuế được miễn thì cơ quan hải quan thực hiện xử lý về thuế.
Theo Cục Hải quan Bình Phước, quy định này làm phát sinh vướng mắc như: thực hiện ấn định thuế tại thời điểm doanh nghiệp khai bổ sung báo cáo quyết toán nhưng sau khi thực hiện kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế, xác định lại số liệu tại bản khai bổ sung báo cáo quyết toán là chưa chính xác. Điều này dẫn tới số tiền thuế ấn định tại thời điểm xử lý khai bổ sung nhỏ hơn số tiền thuế ấn định được xác định lại tại thời điểm kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp.
Do đó, Cục Hải quan Bình Phước đặt vấn đề về việc có hoàn thuế, hoàn tiền phạt vi phạm hành chính cho doanh nghiệp trong trường hợp này hay không (số tiền phạt vi phạm hành chính thừa di tính theo tỷ lệ % trên số tiền thuế ấn định).
Cục Hải quan Bình Phước cũng chỉ ra rằng, Điều 73, Điều 74 Luật Quản lý thuế, Điều 22 Nghị định 126 có quy định về phân loại hồ sơ hoàn thuế và địa điểm kiểm tra hồ sơ hoàn thuế trong trường hợp kiểm tra trước hoàn thuế được thực hiện tại trụ sở của người nộp thuế hoặc trụ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Theo đó, quy định này phát sinh trường hợp người nộp thuế không còn hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký nhưng có yêu cầu bằng văn bản yêu cầu hoàn trả tiền thuế thì có thuộc trường hợp được hoàn thuế hay không. Bởi trong trường hợp này không thực hiện được thủ tục kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế.
Những vướng mắc này đã được Cục Hải quan Bình Phước báo cáo Tổng cục Hải quan để được hướng dẫn cụ thể.