"Hét" giá một nơi… Muốn đánh thêm chìa,ịchvụsửakhóatạinhàchémđẹkq. c1 người ta có thể dễ dàng tìm đến các hàng sửa khóa để yêu cầu làm thêm với giá cả phải chăng. Thế nhưng, khi có sự cố hóc khóa, hỏng hóc cần phá khóa thì bắt buộc phải có thợ khóa tới nhà để sửa. Nắm bắt được nhu cầu này, dịch vụ sửa khóa tại gia với các số điện thoại của thợ khóa được đăng tải trên nhiều trang rao vặt, diễn đàn mọc lên như nấm. Tuy nhiên, nếu không cảnh giác, mặc cả trước và kiểm tra chất lượng khóa sẽ thay, khách hàng rất dễ bị đưa vào "tròng". Sau khi tắm xong, chị Thủy (Cầu Giấy, Hà Nội) bỗng hoảng hồn khi đã xoay tay nắm cửa phòng tắm rất nhiều lần nhưng cánh cửa vẫn im lìm. Biết rằng có sự cố hỏng hóc nên chị vội nhờ người thân đứng bên ngoài đi tìm thợ khóa. Lượn quanh khu vực gần nhà, nơi có nhiều hàng khóa như Cầu Giấy, Nguyễn Phong Sắc song vì trời đã khuya, các hàng khóa đều đã dọn hết, người thân chị Thủy không thể đưa được ai về sửa khóa. Không còn cách nào khác, chị Thủy đành tìm đến dịch vụ sửa khóa tại nhà trên mạng.
Gọi điện cho một thợ khóa ở đường Hoàng Quốc Việt có ghi chú trên trang rao vặt là phục vụ tận tình, mọi lúc mọi nơi, chị Thủy được vợ người sửa khóa thông báo về bảng giá: thay khóa mới 220.000 đồng, tiền công thợ 70.000 đồng. Nếu khi thợ đến sửa khóa mà chị Thủy đã tự tìm cách mở được khóa thì phải trả thợ sửa tiền xe ôm tính theo quãng đường. Đồng ý với mức giá đó, chị Thủy gửi cho bên kia địa chỉ nhà. Chỉ sau vài thao tác đơn giản, chiếc ổ khóa cũ được tháo ra, một chiếc khóa mới được lắp vào. Vì được giải thoát khỏi phòng tắm sau hồi lâu chờ đợi nên chị Thủy rất vui. Chị chỉ thực sự ngạc nhiên khi người thợ báo giá lên tới… 370.000 đồng. “Sau khi tôi thắc mắc về sự khác biệt giá cả giữa lúc thương thảo và lúc khóa được phá xong, người thợ sửa khóa điện thoại lại cho vợ để chúng tôi đối chất. Chị này khăng khăng khẳng định rằng đã báo giá rõ ràng 70.000 đồng chỉ là tiền phá khóa, còn công lắp khóa mới phải thêm 80.000 đồng nữa. Cộng thêm tiền thay khóa mới 220.000 đồng thì mức giá này vẫn hoàn toàn chính xác. Chị ấy còn bảo tôi trong lúc hoảng loạn nên tâm trí không tập trung vào lời nói của họ, giờ mới dẫn ra cơ sự này”, chị Thủy ấm ức kể lại. Lúc đó đã khoảng 10h tối, biết rằng không thể đấu khẩu mãi về giá cả, chị Thủy đành thanh toán tiền cho xong chuyện. …Chất lượng một nẻo Từng một lần dính sự cố khóa cửa nhà vệ sinh bị hỏng bất ngờ, anh Huy (Hà Đông, Hà Nội) cũng tìm đến dịch vụ sửa khóa tại nhà. Để chắc chắn mình không bị hớ, anh gọi lần lượt cho những số điện thoại tìm được trên mạng và anh thực sự bất ngờ bởi mỗi nơi nói một mức giá khác nhau. “Họ đều hỏi tôi nhà dùng khóa loại nào, cửa kim loại hay cửa gỗ. Sau đó họ khẳng định bất kỳ hỏng hóc nào họ cũng có thể chữa “ngon lành”. Chỗ thấp nhất ra giá 300.000 đồng, chỗ cao nhất là 500.000 đồng/lần sửa”, anh Huy kể. Không còn cách nào khác, anh đồng ý với người đưa ra mức giá “ưu đãi” hơn. Sau khoảng 15 phút tháo lắp, khóa cũ được thay bằng khóa mới sáng bóng. Anh Huy vui vẻ thanh toán tiền cho thợ sửa. Chỉ tiếc là tay nắm cánh cửa mới dùng được một tuần thì đã có dấu hiệu han gỉ, các bộ phận lỏng lẻo, rời rạc, có nguy cơ sắp hỏng.
Anh kể: “Biết là bị lắp cho hàng đểu nên tôi rất ấm ức. Tôi cũng bức xúc định gọi lại cho họ để phàn nàn. Tiếc là số điện thoại của thợ tôi lại không lưu. Tôi có tìm lại trên mạng song chỗ nào cũng quảng cáo giống nhau nên không còn nhớ mình đã từng gọi cho ai để mà điện thoại lại nữa”. Có thể thấy, việc ổ khóa bị hư hỏng là sự cố ngoài ý muốn. Khi khóa hỏng, việc người sử dụng nảy sinh tâm trạng lo lắng, bất ổn là điều khó tránh khỏi. Thế nhưng, khi đã xác định rõ việc tìm đến dịch vụ sửa khóa trên mạng, khách hàng nên rất cẩn trọng. Hãy ghi âm cuộc gọi có đề cập đến giá cả, tự kiểm tra kỹ càng hoặc nhờ người kiểm tra giúp chất lượng của khóa mới là điều rất nên làm để tránh nguy cơ “tiền mất, tật mang” và chuốc bực dọc vào người. Lam Phong |