Tuy nhiên,ânHiệpPhátmàkếthợpvớiCocaColakhácnàohổmọcthêmcátrực tiếp mu vs brighton thương vụ làm ăn chung giữa Coca Cola và Tân Hiệp Phát đã không thành.
Như Chất lượng Việt Namđã thông tin, Coca Cola Việt Nam mới có báo cáo gửi đến UBND TP Hồ Chí Minh cho biết, lợi nhuận tính thuế năm 2014 của công ty này là 16,6 triệu USD, tăng gấp đôi so với mức 7 triệu USD của năm 2013. Tổng số thuế đóng trong năm 2014 đạt 20 triệu USD, trong khi sản lượng tiêu thụ tăng 25%.
Đây được xem là thông tin khá “hot”, thu hút được nhiều sự quan tâm của dư luận, bởi sau nhiều năm liền liên tiếp kêu lỗ, đây là lần đầu tiên Coca Cola Việt Nam đóng thuế.
Coca Cola - Tân Hiệp Phát, trước thì kẻ tám lạng, người nửa cân. Dính vụ con rồi, Tân Hiệp Phát có thể thua đau trên chính sân nhà. (Ảnh minh họa)
Việc Coca Cola thông báo kinh doanh bắt đầu có lãi và đóng thuế cho nhà nước diễn ra sau “nghi án” chuyển giá của một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), trong đó có Coca Cola. Trùng hợp nữa, tuyên bố bất ngờ này của Coca Cola rơi trúng thời điểm Tân Hiệp Phát đang bị người tiêu dùng ồ ạt kêu gọi tẩy chay vì vụ con ruồi và 5 trăm triệu.
Cách đây chừng 3 năm, Coca Cola cũng đã từng là nạn nhân của "chiến dịch" tẩy chay sản phẩm, giống như Tân Hiệp Phát bây giờ. Tuy nhiên, làn sóng tẩy chay Coca Cola không quá nghiêm trọng, bởi doanh nghiệp này khi đó chỉ mắc cái “tội” không đóng một đồng nào tiền thuế sau gần 20 năm kinh doanh ở Việt Nam.
Mà suy nghĩ của đông đảo người dân Việt, tiền thuế là tiền của Nhà nước, có kém đi một chút cũng không ảnh hưởng gì đến "nồi cơm" của gia đình. Do đó, phong trào tẩy chay Coca Cola chỉ dồn dập lên một thời gian ngắn rồi vụt tắt.
Tân Hiệp Phát thì nghiêm trọng hơn, bởi các thông tin đi kèm với tẩy chay liên quan trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Thuế nộp cho nhà nước mất mát không tiếc, nhưng cái gì cho được vào dạ dày thì ngay cả đến ông cụ 90 tuổi cũng lo “uống vào ung thư chết”.
Đen đủi nữa cho Tân Hiệp Phát bởi sự việc diễn ra trong bối cảnh thịt lợn bẩn, rau phun thuốc tăng trưởng, đu đủ ngâm hóa chất,…tràn lan trên thị trường. Nghĩ đến con ruồi trong chai nước, thực sự cũng phát hoảng!
Trong khi đó, dây chuyền sản xuất nước ngọt của Tân Hiệp Phát mang tên Aseptic được chiết rót trong môi trường vô trùng. Đây là công nghệ sản xuất nước giải khát của châu Âu. Hệ thống hoàn toàn tự động và khép kín từ khâu thổi chai, chiết rót, đóng nắp, dán nhãn đến đóng thùng.
Chai được đưa vào phòng chiết vô trùng trên băng tải kín bằng khí, nhằm loại bỏ nguy cơ về vi sinh vật và cách ly với môi trường bên ngoài. Phòng chiết vô trùng có tiêu chuẩn sạch như phòng mổ. Không khí đưa vào buồng chiết phải qua 3 cấp lọc là lọc thô, lọc tinh và lọc vô trùng.
Sạch như phòng mổ mà không hiểu sao cứ vài ngày lại có người bê chai nước đến báo chí tố sản phẩm bẩn có gián và ruồi?
Tân Hiệp Phát cho rằng có người phá hoại. Có hay không việc này thì cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra làm rõ. Nhưng thực tế, nếu tình hình vẫn cứ căng như hiện nay thì Tân Hiệp Phát phá sản trong thời gian tới là khó tránh khỏi.
Phong trào tẩy chay sản phẩm của Tân Hiệp Phát tăng nhanh cả về phạm vi lẫn cường độ. Đi chợ thì có thể mặc cả "gãy lưỡi" mớ rau 2.000 đồng, nhưng lạ lùng ở chỗ khi về nhà có bà lại hào phóng bỏ cả trăm nghìn ra mua phông bạt và in các sản phẩm của Tân Hiệp Phát lên để cảnh báo người tiêu dùng. Từ sau chiến tranh, có lẽ chưa khi nào thấy người dân Việt Nam lại quan tâm đến sức khỏe đồng loại nhiều như thế.
Trở lại câu chuyện Coca Cola định giá Tân hiệp Phát hơn 2 tỉ USD. Chuyện xảy ra vào năm 2011. Tuy nhiên, thương vụ làm ăn chung giữa hai "đại gia" ngành nước giải khát đã không thành, bởi Tân Hiệp Phát không đồng ý với một điều khoản của Coca Cola về phát triển thị trường.
Nguồn tin mà phóng viên Chất lượng Việt Namcó được, Coca Cola đặt ra yêu cầu Tân Hiệp Phát không được xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài. Trong khi đó, lãnh đạo Tân Hiệp Phát lại muốn sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam sẽ có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới. Đàm phán trong nhiều tháng không thành, Coca Cola đành rút.
Viết Cường