【bxh ấn độ】Trong 5 phút, lũ quét mang 1,6 triệu m³ nước và đất đá gây thảm họa Làng Nủ
Sáng 2/10,útlũquétmangtriệum³nướcvàđấtđágâythảmhọaLàngNủbxh ấn độ Khoa Địa chất, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức hội thảo khoa học "Thảm họa Làng Nủ - Nguyên nhân và giải pháp phòng tránh".
Tại hội thảo, PGS.TS Nguyễn Châu Lân, Phó trưởng bộ môn Địa kỹ thuật, Khoa Công trình, Trường Đại học Giao thông Vận tải, cho biết, ngay sau khi thảm họa xảy ra tại Làng Nủ (Bảo Yên, Lào Cai), GS. Trần Thanh Hà, Hiệu trưởng Trường Đại học Mỏ - Địa chất và nhóm các nhà khoa học đã lên hiện trường khảo sát, thu thập số liệu tại đây và một số khu vực trọng điểm tại Lào Cai.
“Bước đầu, chúng tôi xác định nguyên nhân gây nên thảm họa Làng Nủ là lũ bùn đá. Theo đó, có tới 1,6 triệu m³ bùn đất, đá và nước xuất phát từ đỉnh núi Con Voi cách Làng Nủ 3,6km đã dội xuống thôn Làng Nủ”, ông Lân thông tin.
Trận lũ quét sáng 10/9 đã vùi lấp toàn bộ thôn Làng Nủ, nơi có 37 hộ dân với 158 nhân khẩu. Đến nay, số người thiệt mạng ghi nhận là 58 người, còn 9 người mất tích.Trong quá trình tràn xuống khối đất đá bị tắc nghẽn tại một khu vực hẹp (chỉ rộng khoảng 100m) cách điểm phát sinh sạt lở khoảng 2km. Vị trí này vô tình tạo thành một đập chắn tự nhiên làm tăng nguy cơ vỡ lũ.
Thời điểm xảy ra lũ, lượng mưa tại khu vực rất lớn, với tổng lượng mưa tích lũy lên tới 633mm, trong đó lượng mưa theo giờ đạt 57mm, khiến khối lũ bùn đá di chuyển cực kỳ nhanh.
Sau khi nhập dữ liệu vào mô hình, ông Lân nhận được kết quả mô phỏng cho thấy chiều sâu tích tụ dòng bùn là 8 - 15m, nơi sâu nhất khoảng 18m, vận tốc dòng chảy rất lớn tới 20 m/s. Do đó, thời gian chảy từ trên núi xuống (cho cả quãng đường 3,6km) là khoảng 300 giây (tức 5 phút).
Ông Lân nhận định, tại khu vực xã Bảo Khánh, lượng mưa tích lũy ngày 9/9 là 500mm. Như vậy, nhiều khả năng ở khu vực đỉnh núi Con Voi đã phát sinh trượt lở ban đầu từ ngày 9/9, nhưng người dân ở thôn Làng Nủ chưa ai cảm nhận được sẽ có lũ bùn đá.
“Vị trí thôn Làng Nủ là vị trí đứt gãy địa chất. Đây là vị trí nguy hiểm khi có tai biến địa chất xảy ra. Chính quyền cần khuyến cáo người dân không làm nhà ở các vị trí này”, ông Lân nhấn mạnh.
Đáng lưu ý, ông Lân cho rằng trận lũ ống này không chỉ là hiện tượng đơn lẻ mà đã xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới. Trong đó có thảm họa xảy ra tại TP Seoul, Hàn Quốc vào năm 2011.
Người dân không nên xây nhà gần bờ suối
Nhằm phòng tránh thảm họa tương tự, các nhà khoa học khuyến cáo người dân tránh xây dựng nhà ở gần bờ suối và các khu vực có nguy cơ sạt lở.
Hiện tại, các tỉnh miền núi như Hà Giang, Lào Cai… đã xuất hiện nhiều vết nứt địa chất, vẫn đủ thời gian để các cơ quan chức năng kịp thời ứng phó.
Một trong những giải pháp trước mắt là che phủ các vết nứt bằng vải bạt, kết hợp với hệ thống dẫn và thoát nước ngang, nhằm ngăn nước thấm sâu vào lòng đất, hạn chế nguy cơ sạt lở.
“Đây là biện pháp đơn giản mà các địa phương có thể nhanh chóng triển khai, sau đó sử dụng các phương án kỹ thuật khác để xử lý vết nứt”, ông Lân chia sẻ.
Chia sẻ tại hội thảo, PGS.TS Đỗ Minh Đức (Trường Đại học Khoa học tự nhiên) cho rằng, việc biết nguy cơ sạt lở sớm vài phút thậm chí vài chục giây có thể cứu được mạng người, do đó cần cảnh báo và hành động sớm.
Ông Đức kiến nghị xây dựng bộ cơ sở dữ liệu, thành lập hệ thống bản đồ, từ đó khoanh vùng các khu vực có rủi ro cao, đặc biệt lưu ý các loại hình trượt lở, lũ quét khác nhau.
Ngoài ra, mưa là yếu tố chủ yếu kích hoạt trượt lở nên các xã trọng điểm cần có ít nhất 1 trạm đo mưa để cảnh báo kịp thời.
相关推荐
- Hà Nội muốn xây dựng tiếp đường Vành đai 5
- Công nghệ xác thực khuôn mặt
- Lỗi màn hình xanh khiến hàng triệu máy tính 'treo', hãng hàng không tê liệt
- Yêu cầu Youtube đảm bảo quyền lợi nội dung số cho doanh nghiệp Việt Nam
- Người lao động có được quyền từ chối công việc được giao?
- Hướng dẫn xóa thanh home bar trên iPhone một cách dễ dàng
- Huawei xây xong khu phức hợp 1,4 tỷ USD ở Thượng Hải
- 'Tội đồ màn hình xanh' của Microsoft, 2 lần đi vào lịch sử vì cùng lý do