Bắt đầu từ ngày 1-7,ứngchỉhagravenhnghềtubổditiacutechmớichỉlagraveđiềukiệncầket qua iraq Thông tư 18 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chính thức có hiệu lực. Với quy định tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động tu bổ di tích cần phải có chứng nhận, chứng chỉ hành nghề, Thông tư có tác dụng hạn chế tình trạng tùy tiện trong hoạt động này, gây nên những hậu quả đáng tiếc cho nhiều công trình kém chất lượng thời gian qua. Tuy nhiên, cũng còn không ít những băn khoăn về việc "chạy đua" chứng chỉ liệu có bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực và những công trình sẽ được trùng tu thời gian tới? Muộn còn hơn không Có thể thấy, Thông tư 18/2012/TT-BVHTTDL là một văn bản quan trọng, cần thiết trong việc triển khai các hoạt động quản lý Nhà nước để thực hiện Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa 2009. Cụ thể Ðiều 6, Chương II của Thông tư quy định rõ bên cạnh các chứng chỉ khác như kiến trúc sư (KTS), kỹ sư xây dựng..., những người tham gia công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích phải có chứng nhận hành nghề và chứng chỉ hành nghề. Chứng nhận hành nghề cấp cho tổ chức có đủ điều kiện năng lực tương ứng với các hoạt động về lập quy hoạch di tích, lập dự án báo cáo kỹ thuật, thi công tu bổ di tích. Còn chứng chỉ hành nghề cấp cho những KTS, kỹ sư tham gia các hoạt động này. Theo Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, việc này sẽ ngăn chặn tình trạng những người không biết về bảo tồn nhưng vẫn tham gia vào công tác bảo tồn, trùng tu di tích. Gác khánh Chùa Trăm Gian (Hà Nội) được trùng tu bằng cách "xây mới"
|