【zbet.vn】Nguyên nhân nào khiến CPI 10 tháng tăng 3,2%?

时间:2025-01-11 17:41:22 来源:88Point
CPI tháng 2 tăng 4,ênnhânnàokhiếnCPIthángtăzbet.vn31% CPI tháng 7/2023 tăng 0,45% CPI tháng 8 tăng 0,88%

CPI tháng 10 tăng 0,08%

Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố ngày 29/10, so với tháng trước, CPI tháng 10/2023 tăng 0,08% (khu vực thành thị tăng 0,15%; khu vực nông thôn giữ ổn định). Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 9 nhóm hàng tăng giá so với tháng trước và 2 nhóm giảm giá.

Trong đó, chỉ số giá lĩnh vực giáo dục tăng mạnh nhất 2,25%, giá dịch vụ giáo dục tăng 2,54% do một số địa phương thực hiện tăng học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

Một số địa phương có chỉ số giá dịch vụ giáo dục tháng 10 tăng cao so với tháng trước như: Lai Châu tăng 57,94%; Ninh Thuận tăng 41,54%; Cao Bằng tăng 40,42%; Nam Định tăng 28,67%; Bắc Ninh tăng 8,12%; TPHCM tăng 7,68%; Trà Vinh tăng 7,67%.

Chỉ số giá nhóm lương thực tháng 10 tăng 0,9% so với tháng trước, trong đó chỉ số giá nhóm gạo tăng 1,14% giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu do nhu cầu tại các thị trường châu Á và châu Phi tăng lên, đặc biệt là sau khi Indonesia thông báo sẽ nhập khẩu 1,5 triệu tấn gạo dự trữ quốc gia đến cuối năm 2023.

Ở chiều ngược lại, chỉ số giá nhóm bưu chính viễn thông và giao thông giảm. Trong đó, nhóm giao thông giảm mạnh nhất, 1,51% làm CPI chung giảm 0,15% do: ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá xăng dầu trong nước; giá xe ô tô mới; xe máy và xe ô tô đã qua sử dụng lần lượt giảm do nhiều hãng xe đưa ra thị trường mẫu mã mới, giảm giá bán để kích cầu tiêu dùng.

Tốc độ tăng/giảm CPI tháng 10/2023 so với tháng trước. Nguồn: Tổng cục Thống kê.
Tốc độ tăng/giảm CPI tháng 10/2023 so với tháng trước. Nguồn: Tổng cục Thống kê.

Lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát

Tổng cục Thống kê đánh giá, so với cùng kỳ năm trước, chỉ số giá tiêu dùng các tháng đầu năm có xu hướng giảm và từ tháng 7 theo xu hướng tăng dần trở lại. Cụ thể, trong 10 tháng năm 2023, CPI tháng 1 tăng cao nhất với 4,89%, sau đó giảm dần đến tháng 6 mức tăng chỉ còn 2%, tháng 7 tăng ở mức 2,06%, đến tháng 10 tăng 3,59%. Nguyên nhân chủ yếu do giá xăng dầu trong nước giảm theo giá thế giới làm cho chỉ số giá nhóm xăng dầu so với cùng kỳ năm trước liên tục giảm, từ mức giảm 7,08% trong tháng 1/2023 đã giảm mạnh 31,73% trong tháng 6/2023 nhưng sang tháng 10, giá xăng dầu đã tăng 7,22% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 10 tháng năm 2023, CPI tăng 3,2% so với bình quân 10 tháng năm 2022.

Các yếu tố làm tăng CPI trong 10 tháng năm 2023 gồm: chỉ số giá nhóm vé máy bay bình quân 10 tháng năm 2023 tăng 75,19% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do chi phí của các hãng bay và nhu cầu đi lại của người dân tăng cao, đặc biệt trong dịp lễ, Tết, nghỉ hè đã tác động đến giá vận tải hàng không; giá vé tàu hỏa tăng 30,45%; giá vé ô tô khách tăng 7,84%.

Bên cạnh đó, chỉ số giá nhóm giáo dục cũng tăng 7,26% so với cùng kỳ năm trước do một số địa phương tăng học phí năm học 2023-2024 theo lộ trình của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP, tác động làm CPI chung tăng 0,45%.

Ngoài ra, chỉ số giá nhóm lương thực tăng 5,48% cũng là một trong những yếu tố tác động làm CPI chung tăng 0,2%. Trong đó, giá gạo tăng 4,78% theo giá gạo xuất khẩu, tác động làm CPI chung tăng 0,12%. Chỉ số giá nhóm hàng hóa, dịch vụ lễ, Tết, tác động làm CPI chung tăng 0,56%.

Ở chiều ngược lại, chỉ số giá nhóm xăng dầu trong nước 10 tháng năm 2023 giảm 13,24% so với cùng kỳ năm trước theo biến động của giá thế giới, tác động làm CPI chung giảm 0,48%; giá dầu hỏa giảm 10,09%. Chỉ số giá nhóm gas trong nước giảm 8,55% theo giá thế giới, tác động cũng giúp CPI chung giảm 0,12%.

Về lạm phát, theo Tổng cục Thống kê, lạm phát cơ bản tháng 10 tăng 0,09% so với tháng trước và tăng 3,43% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 10 tháng năm nay, lạm phát cơ bản tăng 4,38% so với cùng kỳ năm 2022, cao hơn mức tăng CPI bình quân chung (tăng 3,2%). Nguyên nhân chủ yếu do bình quân giá xăng dầu trong nước 10 tháng giảm 13,24% so với cùng kỳ năm trước, giá gas giảm 8,55% là yếu tố kiềm chế tốc độ tăng của CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.

Trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan, PGS TS Đinh Trọng Thịnh nhận định, chỉ số CPI 10 tháng tăng 3,2% và lạm phát tăng 4,38% vẫn nằm trong tầm kiểm soát. Với kinh nghiệm điều tiết và điều hành giá cả của Chính phủ và các bộ, ngành chuyên trách như Bộ Tài chính, Công thương những năm gần đây, đặc biệt là năm 2022 vừa qua (chỉ số lạm phát chỉ xấp xỉ mức Quốc hội đề ra trong khi nhiều nước trên thế giới có mức lạm phát rất cao) thì mức tăng lạm phát năm 2023 sẽ trong tầm kiểm soát như Quốc hội, Chính phủ và cơ quan quản lý nhà nước đã dự trù.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 10 ước đạt 536,3 nghìn tỷ đồng, tăng 1,5% so với tháng trước và tăng 7% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 5.105,4 nghìn tỷ đồng, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 tăng 20,8%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 6,9% (cùng kỳ năm 2022 tăng 16,7%).
推荐内容