Bảo tồn,ảotồnvphthuyccloạihnhnghệthuậtđặcsắkqbd australia a league phát huy một số loại hình nghệ thuật đặc sắc của dân tộc luôn được các ngành, các cấp, đặc biệt là ngành văn hóa quan tâm, bằng những việc làm cụ thể.
Đã được ghi vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, Aday sẽ được phát huy sâu rộng tại Hậu Giang tới đây. (Ảnh chụp trước đợt dịch)
Bảo tồn
Trong những năm qua, Hậu Giang đã bảo tồn và phát huy loại hình nghệ thuật đặc sắc của dân tộc bằng nhiều hình thức: tổ chức hội thi, hội diễn, mở lớp truyền nghề, nâng chất hệ thống các câu lạc bộ.
Ông Lê Thành Phước, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Hậu Giang, chia sẻ: “Chúng tôi được giao nhiệm vụ sưu tầm, kiểm kê di sản văn hóa dân tộc, nên việc này được thực hiện thường xuyên. Những năm qua, ngoài việc rà soát các loại hình văn hóa đặc sắc, chúng tôi còn thực hiện nhiều phim tư liệu, để cùng giữ gìn và phát huy, trong đó, có phim tài liệu về dân ca Hậu Giang, đờn ca tài tử, các làng nghề truyền thống như đan cần xé, đánh bắt cá đồng; lễ cưới người Hoa, nghệ thuật hát Aday của người Khmer…; sưu tầm hiện vật chủ đề văn hóa dân tộc, xây dựng thành những bộ sưu tập quý giá, để triển lãm giới thiệu”.
Cùng với việc sưu tầm, tìm kiếm bảo tồn những di sản văn hóa nghệ thuật đặc sắc, Hậu Giang còn làm hồ sơ để vinh danh các nghệ nhân đang nắm giữ loại hình nghệ thuật đặc sắc, trong đó nổi bật là đờn ca tài tử. Hiện Hậu Giang có 10 nghệ nhân ưu tú, đang hoàn tất hồ sơ khoảng 10 nghệ nhân đủ điều kiện để trình xét công nhận trong thời gian tới. Nghệ nhân ưu tú Kim Khéo chia sẻ: “Tham gia tài tử từ nhỏ, niềm đam mê đã ngấm vào máu thịt. Khi được công nhận là nghệ nhân ưu tú, tôi rất hạnh phúc, nhưng cùng với đó là thấy rõ trách nhiệm của mình. Bản thân không chỉ hát đúng, hát hay, mà còn phải truyền nghề, phải góp sức cùng mọi người phát huy bộ môn nghệ thuật độc đáo của dân tộc”.
Nhiều cách phát huy
Mới đây, hát Aday của đồng bào dân tộc Khmer đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Không phải ngẫu nhiên, mà đây là cả quá trình đầy tâm huyết của Hậu Giang trong việc bảo tồn, phát huy loại hình này.
Nhận thấy đây là loại hình nghệ thuật đặc sắc, đang có nguy cơ mai một, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đã xây dựng đề án bảo tồn và phát huy. Những lớp truyền nghề được tổ chức dài hơi ở các trường dân tộc nội trú và một số địa phương có đông đồng bào dân tộc Khmer, từng bước giúp người dân, đặc biệt là người Khmer tại Hậu Giang hiểu nhiều hơn về loại hình này, để cùng góp sức phát huy.
Việc tổ chức hội thi, hội diễn, xây dựng và nâng chất các câu lạc bộ đờn ca tài tử cũng được đặc biệt quan tâm, xem đây không chỉ là sân chơi, mà còn là dịp để phổ biến, tìm kiếm và chăm bồi những hạt nhân mới, góp phần xây dựng lớp kế thừa đủ sức gánh trách nhiệm phát huy di sản độc đáo của dân tộc. Từ đó, việc định hình các câu lạc bộ khung từ tỉnh đến cơ sở là thiết thực; việc bảo tồn và phát huy các loại hình nghệ thuật đặc sắc của dân tộc đang từng bước có định hướng bài bản, đi vào chiều sâu, vừa bảo tồn, phát huy và giới thiệu, quảng bá sâu rộng…
Ông Dương Thanh Tùng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, chia sẻ: “Chúng tôi chỉ đạo Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh chú trọng việc nâng chất câu lạc bộ đờn ca tài tử, cùng với các loại hình khác, kết nối với địa phương để hướng dẫn, tổ chức giao lưu nâng cao kỹ năng… Đặc biệt, chúng tôi sáng tạo, đổi mới trong việc tổ chức hội thi hội diễn, lồng ghép các loại hình nghệ thuật đặc sắc đờn ca tài tử, cùng các loại hình nghệ thuật đặc sắc khác. Trong từng điều kiện cụ thể, sẽ tổ chức nâng tầm chất lượng và tận dụng công nghệ để giới thiệu rộng rãi với nhiều hình thức đa dạng, phong phú”.
Bài, ảnh: VĨNH TRÀ