当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【kq bd phan lan】Tạo đà xây dựng huyện nông thôn mới

Báo Cà Mau(CMO) Năm 2017, hơn 1/3 chặng đường thực hiện mục tiêu xây dựng huyện Thới Bình đạt chuẩn huyện nông thôn mới (NTM) đã đi qua. Đảng bộ và Nhân dân huyện Thới Bình hân hoan trước những thành tựu đạt được, đó là đã công nhận 2 xã Trí Lực và Trí Phải đạt chuẩn NTM vào năm 2015; đồng thời tiếp tục xây dựng hoàn thiện thêm 3 xã Tân Bằng, Biển Bạch Đông, Tân Lộc vào cuối năm 2017. Mặt bằng đời sống người dân được nâng lên, hạ tầng nông thôn ngày thêm khởi sắc.

Ông Hồ Xuân Việt, Bí thư Huyện ủy Thới Bình.

Trước thềm năm mới 2018, năm bản lề tiếp tục tạo đà vững chắc để đảm bảo các điều kiện tốt nhất đưa Thới Bình đến đích NTM, phóng viên Báo Cà Mau có cuộc trao đổi với Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch HĐND huyện Thới Bình Hồ Xuân Việt về quyết tâm của Đảng bộ và Nhân dân huyện, cũng như công tác triển khai thực hiện quy hoạch sản xuất, hạ tầng trong năm 2018 và những năm tiếp theo.

-Từ kết quả đạt được trong năm 2017, Huyện uỷ đề ra những nhiệm vụ trọng tâm gì cho năm 2018, thưa ông?

Ông Hồ Xuân Việt:Đến cuối năm 2017, huyện có 17/22 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra. Tăng trưởng kinh tế đạt 9,08%, cao hơn bình quân toàn tỉnh 2,08%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, thu nhập bình quân đầu người đạt 35,39 triệu đồng.

Trong năm, huyện huy động các nguồn vốn đạt trên 222 tỷ đồng vào xây dựng NTM. An sinh xã hội đảm bảo. Huyện đã xoá nghèo bền vững 633 hộ, đến nay toàn huyện chỉ còn 1 hộ nghèo thuộc diện gia đình chính sách.

3 xã dự kiến đạt chuẩn NTM năm 2017 đã hoàn thành 100% tiêu chí, đang chờ tỉnh xem xét, quyết định. Đến nay, ngoài các xã đạt chuẩn NTM và 3 xã đang chờ quyết định công nhận, các xã còn lại đạt trung bình 14,63 tiêu chí, tăng 2,06 tiêu chí so đầu năm 2017.

Từ những kết quả đạt được, Ban Thường vụ Huyện uỷ nhận định tình hình và đề ra 13 chỉ tiêu, 8 nhóm vấn đề quan trọng cần thực hiện trong năm 2018. Mục tiêu đề ra là: tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng; tập trung khai thác hiệu quả các nguồn lực; đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, nâng cao giá trị sản xuất thương mại, dịch vụ; đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân, xây dựng bền vững NTM.

- Huyện uỷ đã có định hướng gì làm đột phá trong năm 2018 và những năm sau?

Ông Hồ Xuân Việt: Năm 2018, huyện phấn đấu xây dựng đạt thêm 4 xã NTM (Hồ Thị Kỷ, Biển Bạch, Tân Lộc Đông và Tân Lộc Bắc). Năm 2019, huyện sẽ thực hiện thêm 2 xã còn lại (Thới Bình và Tân Phú). Phấn đấu bằng cả quyết tâm chính trị đến cuối năm 2019, tất cả 11 xã đạt chuẩn NTM, làm cơ sở đến năm 2020 huyện được công nhận đạt chuẩn huyện NTM.

Để thực hiện đạt các nhiệm vụ trọng tâm và các giải pháp đề ra, năm 2018 huyện sẽ tập trung huy động các nguồn lực để có nguồn vốn khoảng 308 tỷ đồng đầu tư thực hiện.

Tuyến lộ Kênh 6, nối liền Tân Bằng với các xã lân cận của huyện An Minh Bắc, tỉnh Kiên Giang. Ảnh: P.P

Đặc biệt, trong quá trình thực hiện, huyện sẽ không chạy theo thành tích mà chú trọng thực hiện đồng bộ các giải pháp, tập trung thực hiện các tiêu chí về phát triển sản xuất, nâng cao đời sống Nhân dân, đảm bảo tính hiệu quả và bền vững.

Đồng thời, chỉ đạo các ngành chức năng thường xuyên liên hệ với ngành chức năng của tỉnh, phối hợp thực hiện tốt các nhiệm vụ thuộc thẩm quyền của tỉnh đầu tư xây dựng NTM trên địa bàn huyện.

- Việc chỉ đạo quy hoạch sản xuất, liên kết vùng, từng bước nâng cao thu nhập, đời sống Nhân dân đã và đang được huyện triển khai thực hiện ra sao? Giải pháp tiếp theo mà huyện hướng đến là gì, thưa ông?

Ông Hồ Xuân Việt:Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, huyện đã triển khai thực hiện công tác quy hoạch ngành, lĩnh vực cơ bản phù hợp thế mạnh và điều kiện thực tế của từng địa bàn.

Đối với sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản, những năm gần đây, sản xuất lúa 2 vụ, trồng mía hiệu quả thấp. Huyện đã chỉ đạo rà soát thực trạng, xin ý kiến tỉnh điều chỉnh thu hẹp diện tích lúa, mía để chuyển sang nuôi tôm, trồng cây, con khác hiệu quả kinh tế cao hơn. Trong đó, chủ yếu là nuôi tôm sú, tôm càng xanh và trồng lúa trên đất nuôi tôm (giống ST20).

Đồng thời, huyện cũng đẩy mạnh quy hoạch lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch… Trong quá trình xây dựng, chú trọng đến tính phù hợp và liên kết các khu vực lân cận của huyện U Minh, Trần Văn Thời và địa phương ngoài tỉnh nhằm kết nối, tạo ra chuỗi sản xuất đối với một số mặt hàng có thế mạnh, nhất là tôm và lúa gạo chất lượng cao.

Huyện Thới Bình cũng đã xác định các bước đột phá trong thời gian tới là: đẩy mạnh quy hoạch sản xuất 2 mặt hàng chủ lực là lúa gạo chất lượng cao và tôm; tăng cường hợp tác với các đơn vị nghiên cứu khoa học, nhất là Trường Đại học Cần Thơ để bố trí lại sản xuất nông nghiệp phù hợp; phát triển một số khu vực trồng rau màu an toàn gắn với tổ chức thu mua và mở các điểm bán lẻ an toàn tại những nơi có điều kiện phù hợp; hợp đồng cùng doanh nghiệp ngoài tỉnh cung ứng giống và bao tiêu sản phẩm hàng hoá.

Những giải pháp trên nhằm đảm bảo nâng cao chất lượng cuộc sống Nhân dân, tăng thu nhập bình quân đầu người đạt 50 triệu đồng vào năm 2020 và đưa Thới Bình đạt chuẩn huyện NTM theo đúng lộ trình.

- Xin cảm ơn ông!

Phong Phú

Thới Bình có 3 xã (Tân Bằng, Biển Bạch Đông và Tân Lộc) đã được tỉnh thẩm định và đang chờ phê duyệt đạt chuẩn NTM. Theo báo cáo mới nhất về công tác xây dựng NTM ở xã Tân Bằng, đến thời điểm hiện tại, Tân Bằng cơ bản đạt các chỉ tiêu, trong đó có nguồn lực rất lớn từ sự đồng thuận của Nhân dân.  Chủ tịch UBND xã Tân Bằng Lê Hoàng Phương cho biết: "Xã đã huy động trên 236 tỷ đồng, trong đó Nhân dân đóng góp gần 77 tỷ đồng xây dựng NTM".

 

分享到: