【kqbđ laliga】Thị trường trái phiếu Chính phủ không còn phụ thuộc vào hệ thống ngân hàng
Được biết trong thời gian qua Bộ Tài chính đã thực hiện nhiều biện pháp phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ gắn với tái cơ cấu nợ công. Xin bà cho biết cụ thể về vấn đề này?ịtrườngtráiphiếuChínhphủkhôngcònphụthuộcvàohệthốngngânhàkqbđ laliga
Từ trước năm 2015, mặc dù Bộ Tài chính đã triển khai nhiều giải pháp về khung khổ pháp lý để phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ nhưng chúng tôi vẫn phải đối mặt với một số vấn đề lớn gồm: thị trường trái phiếu Chính phủ quy mô nhỏ (năm 2014 là 13,84%GDP), các ngân hàng thương mại nắm giữ đến 79,7% thị phần năm 2014; trái phiếu Chính phủ đa phần phát hành kỳ hạn dưới 5 năm theo đó kỳ hạn bình quân danh mục nợ trái phiếu Chính phủ có năm chỉ có 2,38 năm (cuối năm 2013), ảnh hưởng đến tính bền vững nợ công.
Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính thực hiện các giải pháp tái cơ cấu thị trường gắn với tái cơ cấu nợ công nhằm mục đích kéo dài kỳ hạn danh mục nợ trái phiếu Chính phủ, đa dạng hóa nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu Chính phủ.
Kết quả đạt được đến nay là khả quan khi kỳ hạn trái phiếu Chính phủ được kéo dài, các sản phẩm trái phiếu phát hành trên thị trường với nhiều loại kỳ hạn, cơ sở nhà đầu tư ngày càng đa dạng.
Cụ thể, cơ sở nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu Chính phủ có sự thay đổi căn bản theo hướng mở rộng, đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư, giảm mạnh tỷ lệ nắm giữ của các ngân hàng thương mại. Tính đến cuối tháng 7/2018, tỷ lệ nắm giữ của các ngân hàng thương mại là 51,1% (giảm mạnh so với mức khoảng 79,7% năm 2014), tương đương với các nước trong khu vực là Singapore, Malaysia và thấp hơn Trung Quốc (khoảng 68%), Thái Lan (60%); danh mục còn lại do các nhà đầu tư là Bảo hiểm xã hội Việt Nam, các công ty bảo hiểm (trong đó chủ yếu là bảo hiểm nhân thọ), Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư khác nắm giữ. Đặc biệt thời gian gần đây đã có một số nhà đầu tư offshore bắt đầu quan tâm đến thị trường trái phiếu Chính phủ Việt Nam, cụ thể trong năm 2017, Bộ Tài chính đã phát hành được khoảng 11.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 20, 30 năm cho nhà đầu tư offshore.
Bên cạnh đó, đa dạng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư, thúc đẩy giao dịch trên thị trường thứ cấp trái phiếu Chính phủ. Theo đó, bên cạnh sản phẩm trái phiếu truyền thống với lãi suất cố định đã phát triển sản phẩm trái phiếu không trả lãi định kỳ, trái phiếu có kỳ trả lãi linh hoạt. Đồng thời, đã phát hành đa dạng các kỳ hạn từ 5 năm đến 30 năm để hình thành đường cong lãi suất chuẩn trên thị trường trái phiếu.
Sự đa dạng này giúp quy mô giao dịch trên thị trường thứ cấp tăng lên mức khoảng 9.000 tỷ đồng/phiên trong năm 2017, tăng mạnh so với mức khoảng 1.000 – 2.000 tỷ đồng/phiên trong giai đoạn từ 2011 – 2013. Trong 7 tháng đầu năm 2018, giá trị giao dịch bình quân phiên đạt 10,4 nghìn tỷ đồng/phiên.
Ngoài ra, chủ động phát hành trái phiếu Chính phủ kỳ hạn dài, đặc biệt là các kỳ hạn 15 năm, 20 năm, 30 năm nhằm vừa đáp ứng nhu cầu đầu tư của các quỹ bảo hiểm, vừa giúp kéo dài kỳ hạn bình quân của danh mục nợ trái phiếu Chính phủ, giảm áp lực trả nợ trong ngắn hạn và tăng tính bền vững nợ công. Cụ thể, kỳ hạn phát hành bình quân TPCP hàng năm đã được cải thiện, năm 2017 đạt mức 12,74 năm, 7 tháng đầu năm 2018 đạt mức 13,16 năm, trong khi năm 2013 chỉ là 3,21 năm. Kết quả là kỳ hạn bình quân của danh mục nợ TPCP đã được kéo dài từ mức 2,38 năm vào thời điểm cuối năm 2013 lên mức 6,71 năm cuối năm 2017 và lên mức 6,73 năm vào thời điểm hiện nay.
Đặc biệt, căn cứ tình hình thị trường, Bộ Tài chính đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ để từng bước tái cơ cấu các loại trái phiếu có lãi suất phát hành cao trong thời gian trước đây, tái cơ cấu các loại trái phiếu có kỳ hạn ngắn thành các loại có kỳ hạn dài hơn thông qua các nghiệp vụ mua lại, hoán đổi trên thị trường. Trong thời gian tới sẽ tiếp tục thực hiện thường xuyên các nghiệp vụ này để tiếp tục cải thiện danh mục nợ trái phiếu Chính phủ.
Như vậy có thể thấy, trái phiếu Chính phủ ngày càng trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho đầu tư phát triển của nền kinh tế. Việc cơ cấu lại thị trường về cơ sở nhà đầu tư, về kỳ hạn của danh mục nợ thông qua tập trung phát hành các trái phiếu dài hạn từ 5 năm đến 30 năm, sử dụng các nghiệp vụ tái cơ cấu, mua lại, hoán đổi đã làm cho danh mục nợ trái phiếu Chính phủ nói riêng và danh mục nợ công nói chung ngày càng được cải thiện theo hướng bền vững hơn.
Xu hướng này cũng phù hợp với Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về phát triển thị trường vốn, từng bước giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn huy động nước ngoài nhất là trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành nước thu nhập trung bình và đã tốt nghiệp IDA, kênh nhận vốn ưu đãi từ nhà tài trợ nước ngoài.
Có ý kiến cho rằng cơ cấu nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu Chính phủ tuy đang dần cải thiện những vẫn chưa đa dạng, phụ thuộc vào hệ thống ngân hàng. Cũng có ý kiến cho rằng các ngân hàng tập trung vào mua trái phiếu Chính phủ thì họ sẽ không muốn cho vay đối với doanh nghiệp. Bà bình luận về vấn đề này như thế nào?
Về cơ cấu nhà đầu tư, như vừa nói ở trên, thời gian qua có sự thay đổi căn bản theo hướng giảm tỷ lệ nắm giữ của các ngân hàng thương mại, tăng tỷ lệ nắm giữ của BHXH, các công ty chứng khoán, bảo hiểm, quỹ đầu tư. Năm 2014, tỷ lệ nắm giữ của ngân hàng thương mại là 79,7% đến nay đã giảm xuống còn 51,1%; nếu so với Trung Quốc, Thái Lan thì còn thấp hơn (lần lượt là 68% và 60%).
Đặc biệt từ năm 2018 đến nay, chúng tôi còn đẩy mạnh sự tham gia của Bảo hiểm Xã hội mua bán trên thị trường trái phiếu chính phủ theo nguyên tắc thị trường giống như một thành viên thị trường, làm cho thị trường ngày càng đa dạng hơn về hệ thống nhà đầu tư.
Đồng thời, với chủ trương đa dạng hóa hệ thống các nhà đầu tư trên thị trường, Bộ Tài chính cũng đã tập trung xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý làm cơ sở cho việc hình thành và phát triển các nhà đầu tư dài hạn, tạo cầu bền vững cho thị trường, bao gồm: Quỹ hưu trí tự nguyện; quỹ bảo hiểm liên kết; khuyến khích hoạt động đầu tư vào trái phiếu của các công ty bảo hiểm, Bảo hiểm Tiền gửi, nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, có thể nhận xét rằng thị trường trái phiếu Chính phủ hiện nay không còn lệ thuộc vào các ngân hàng.
Về việc ngân hàng mua trái phiếu Chính phủ,, tôi khẳng định không ảnh hưởng đến đến hoạt động cho vay của các ngân hàng. Bởi, về mục đích, ngân hàng thương mại nắm giữ trái phiếu Chính phủ với 2 mục tiêu là mua và nắm giữ trái phiếu để đảm bảo các chỉ tiêu an toàn vốn và sinh lời và mua để kinh doanh trái phiếu khi có nguồn vốn nhàn rỗi nhằm tối đa hóa lợi nhuận.
Trong quá trình hoạt động, các ngân hàng thương mại luôn tuân thủ nghiêm ngặt các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước hàng. Như vậy, việc nắm giữ trái phiếu Chính phủ của các ngân hàng thương mại vừa đáp ứng nhu cầu đảm bảo an toàn vốn trong kinh doanh vừa tối đa hoá hiệu quả sử dụng vốn nhàn rỗi trong phạm vi an toàn của NHNN. Bên cạnh đó, trái phiếu Chính phủ cũng là công cụ hỗ trợ Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ như thực hiện nghiệp vụ thị trường mở, cho vay tái cấp vốn.
Về số liệu, tại thời điểm cuối năm 2017, tỷ lệ đầu tư trái phiếu Chính phủ chiếm 7,28% tổng tài sản hệ thống ngân hàng, trong khi dư nợ tín dụng chiếm 65% tổng tài sản, tương đương 130% GDP.
Xin cảm ơn bà!
相关文章
Lãnh đạo thế giới chia buồn về sự ra đi của cựu Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh
Ông Manmohan Singh, lúc đương nhiệm Thủ tướng2025-01-24Khoe thành tích của con trên mạng xã hội: Coi chừng hiệu ứng ngược!
Nếu nhiều phụ huynh giữ lấy làm niềm tự hào riêng, thì cũng không ít người lại thích đăng lên mạng x2025-01-24‘Tám chữ vàng’ trong bảo vệ cơ sở hạ tầng thông tin trọng yếu
Phát biểu tại Hội thảo và Triển lãm An toàn không gian mạng Việt Nam - Vietnam Security Summit 2024,2025-01-24Vấn nạn kiếm tiền từ livestream “bẩn”
Có streamer theo thầy Thích Minh Tuệ kiếm hơn 60 triệu đồng/ngàyXâm phạm hình ảnh cá nhân một cách b2025-01-24Người đàn ông bán vé số gục chết bên đường, con gái nhỏ kêu cứu
Tối nay (27/9), Công an TP Thủ Dầu Một (Bình Dương) đang phối hợp với các cơ qua2025-01-24Phá botnet khổng lồ, bắt giữ quản trị viên Trung Quốc 35 tuổi
Theo Giám đốc FBI Christopher Wray, 911 S5 có khả năng là botnet lớn nhất thế giới từ trước tới nay.2025-01-24
最新评论