【7m ti so】Bầu cử Quốc hội: Lựa chọn những ứng cử viên ưu tú để cử tri bầu chọn
Cho đến nay, trải qua một quy trình 5 bước với 3 vòng hiệp thương chặt chẽ, dân chủ, cẩn trọng, không phân biệt, danh sách và số lượng chính thức các ứng cử viên ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã hình thành.
Đây là những ứng cử viên ưu tú để cử tri bầu chọn trong ngày bầu cử 23/5 tới. Ước tính sẽ có khoảng 1.000 ứng cử viên để cử tri lựa chọn ra 500 ĐBQH khóa XV.
Yêu cầu với việc lập danh sách chính thức người ứng cử
Danh sách chính thức những người ứng cử ĐBQH /đại biểu HĐND phải ghi rõ họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quê quán, nơi thường trú, dân tộc, tôn giáo, trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp, chức vụ, nơi công tác của người ứng cử.
Danh sách những người ứng cử ĐBQH /đại biểu HĐND theo từng đơn vị bầu cử được xếp theo vần chữ cái. Người ứng cử ĐBQH chỉ được ghi tên vào danh sách ứng ĐBQH ở một đơn vị bầu cử.
Người ứng cử đại biểu HĐND ở đơn vị hành chính nào thì cũng chỉ được ghi tên vào danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu HĐND ở một đơn vị bầu cử đại biểu HĐND ở cấp tương ứng trên địa bàn đơn vị hành chính đó.
Số người trong danh sách ứng cử ĐBQH/đại biểu HĐND ở mỗi đơn vị bầu cử phải nhiều hơn số lượng đại biểu được bầu đã ấn định cho đơn vị bầu cử đó ít nhất là 2 người.
Trường hợp khuyết người ứng cử ĐBQH ở đơn vị bầu cử vì lý do bất khả kháng thì Hội đồng bầu cử quốc gia xem xét, quyết định.
Hội đồng bầu cử quốc gia hướng dẫn để ủy ban bầu cử các cấp xem xét, quyết định đối với trường hợp khuyết người ứng cử đại biểu HĐND ở đơn vị bầu cử vì lý do bất khả kháng.
Chậm nhất là ngày 3/5/2021, ủy ban bầu cử ở tỉnh phải công bố danh sách người ứng cử ĐBQH ở địa phương mình theo quyết định của Hội đồng bầu cử quốc gia.
Cơ cấu, thành phần các ứng cử viên ĐBQH ở Trung ương
Từ kết quả hội nghị hiệp thương lần thứ hai của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ngày 28/3/2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 1244/NQ-UBTVQH14 điều chỉnh lần thứ hai cơ cấu, thành phần, số lượng người của các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương được giới thiệu ứng cử ĐBQH khóa XV.
Cụ thể, số lượng ứng cử viên ĐBQH khóa XV ở Trung ương là 205 người. Cơ cấu, thành phần, số lượng người được phân bổ ở từng cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương như sau các cơ quan Đảng là 11 người; Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Văn phòng Chủ tịch nước là 3 người; các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội (ĐBQH hoạt động chuyên trách ở Trung ương): 130 người; Chính phủ, cơ quan thuộc Chính phủ (bao gồm cả Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ Công an) là 15 người; lực lượng vũ trang là 14 người; Tòa án nhân dân tối cao là 1 người; Viện kiểm sát nhân dân tối cao là 1 người; Kiểm toán Nhà nước là 1 người; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là 29 người.
Trong số 205 người được giới thiệu ứng cử ĐBQH ở Trung ương, có 46 người là nữ giới (22,43%); 20 người là dân tộc thiểu số (9,7%); 4 người ngoài Đảng (1,9%); tái cử 100 người (48,78%); trẻ tuổi là 5 người (2,43%); Giáo sư, Phó Giáo sư là 16 (7,8%); Tiến sỹ 63 người (30,7%); Thạc sỹ 94 người (45,85%); Đại học và tương đương 32 người (15,6%).
Đáng chú ý, trong số 205 người được các cơ quan Trung ương giới thiệu ứng cử có 4 người ngoài Đảng, là các ông Nguyễn Văn Thân (Chủ tịch Hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ); Nguyễn Tiến Thiện (Thượng tọa Thích Đức Thiện, Hội đồng trị sự giáo hội Phật giáo Việt Nam); Nguyễn Văn Riễn (linh mục, nhà thờ Thánh Giuse, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương); Nguyễn Lân Hiếu (Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội).
Ngày 16/4, Hội nghị hiệp thương lần thứ 3 của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã thông qua danh sách 205 người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV.
Sau đó, Hội đồng bầu cử quốc gia ban hành nghị quyết phân bổ người của các cơ quan Trung ương về ứng cử tại các địa phương, số ứng viên tham gia chỉ còn 203 người, giảm 2 người so với danh sách đã được Hội nghị hiệp thương lần 3 thông qua.
Theo Nghị quyết số 1185/NQ-UBTVQH14 dự kiến số lượng, cơ cấu, thành phần ĐBQH khóa XV, do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành, dự kiến phân bổ số lượng ĐBQH được bầu ở mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo nguyên tắc: mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có ít nhất là 3 đại biểu cư trú và làm việc tại địa phương; số lượng đại biểu tiếp theo được tính theo số dân và đặc điểm của mỗi địa phương, bảo đảm tổng số ĐBQH dự kiến được bầu là 500 đại biểu; bảo đảm mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có ít nhất là 6 đại biểu.
Dự kiến phân bổ đại biểu Trung ương ứng cử ở địa phương theo nguyên tắc: Đoàn ĐBQH có 6 đại biểu thì có 2 đại biểu Trung ương; Đoàn ĐBQH có 7 đại biểu thì có 3 đại biểu Trung ương; Đoàn ĐBQH có 8 đại biểu thì có 3 - 4 đại biểu Trung ương; Đoàn ĐBQH có 9 đại biểu thì có 4 đại biểu Trung ương; Đoàn ĐBQH có 11 đến 14 đại biểu thì có 5-7 đại biểu Trung ương; Đoàn ĐBQH có 29 - 30 đại biểu thì có 14 - 15 đại biểu Trung ương.
Gấp rút chuẩn bị cho cuộc sát hạch cuối cùng
Theo luật định, ngay sau khi công bố danh sách các ứng viên chính thức, quá trình vận động tranh cử sẽ bắt đầu và kéo dài đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ.
Đáng chú ý, trong quá trình vận động tranh cử, các ứng cử viên sẽ được tham gia các hội nghị tiếp xúc cử tri do Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh tổ chức cho người ứng cử ĐBQH và Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã tổ chức cho người ứng cử đại biểu HĐND cấp mình.
Có thể nói, đây là đợt sát hạch cuối cùng đối với tất cả các ứng cử viên trước khi cử tri bỏ lá phiếu quyết định ứng cử viên nào sẽ được tín nhiệm trở thành người đại biểu của nhân dân tại cơ quan quyền lực nhà nước ở cấp Trung ương đến địa phương.
Để chuẩn bị tốt cho đợt sát hạch quan trọng này, ngay từ bây giờ các ứng cử viên đã phải tập trung, gấp rút lên chương trình hành động cho vận động tranh cử.
Trình bày chương trình hành động dễ hiểu; lắng nghe ý kiến khi tiếp xúc cử tri; chỉ hứa những gì trong thẩm quyền của mình nếu được bầu. Đây là lời nhắn nhủ của các chuyên gia, các ĐBQH khóa trước gửi tới các ứng cử viên khi tham gia các hoạt động vận động bầu cử, tiếp xúc cử tri tới đây.
Cũng theo các chuyên gia, không có quy định cụ thể về nội dung Chương trình hành động, tuy nhiên để Chương trình hành động có tính thuyết phục, tạo sự tin tưởng, ủng hộ của cử tri thì cần được xây dựng rõ ràng, thiết thực, hiệu quả, khả thi.
Chương trình không nên dài dòng, cần bám sát quy định của pháp luật về chức năng, thẩm quyền của người đại biểu, đưa ra những vấn đề bản thân có thể thực hiện được trong khả năng của mình trên cương vị là ĐBQH, đại biểu HĐND.
Nội dung phải chuyển tải được những yêu cầu, những mong mỏi của cử tri nơi mình ứng cử, đồng thời gắn với những vấn đề nóng, bức xúc chung của cả nước cần phải được giải quyết.
Bên cạnh đó, việc nắm bắt rõ tình hình kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, đời sống dân sinh ở địa phương nơi tiếp xúc có một ý nghĩa quan trọng đối với các ứng cử viên trong quá trình vận động bầu cử. Kiến thức, thông tin này giúp cho ứng viên xây dựng được chương trình hành động tốt, thể hiện trong nội dung bản thuyết trình tại các cuộc tiếp xúc cử tri, phỏng vấn trên truyền hình, bài viết trên báo chí cũng như các tình huống giải đáp các câu hỏi của cử tri đặt ra trong quá trình vận động bầu cử./.
Theo Vietnamplus.vn
相关推荐
-
NHNN đã giao room tín dụng cho từng ngân hàng, tiến tới lộ trình bỏ room
-
Hỗ trợ 2 triệu đồng cho bé Trần Ngọc Lợi
-
Trên 189 tỉ đồng thực hiện dự án Khu dân cư nông thôn mới Mái Dầm
-
Thực hiện Đề án 06 và dấu ấn ngành BHXH Việt Nam
-
Tổng Bí thư: Bình Dương phải chuẩn bị đầy đủ hành trang cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới
-
Một doanh nghiệp giày da chi khoảng 650 tỉ đồng thưởng tết công nhân
- 最近发表
-
- Chứng khoán ngày 3/1: Nhóm ngân hàng và chứng khoán lao dốc, VN
- Tiếp tục thực hiện hoàn thành công tác quan trắc môi trường
- “Hành trình đỏ – Giọt hồng trên đất Hậu Giang” lần V
- Truyền thông về bảo vệ môi trường cho 100 hội viên nông dân
- Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi cùng tờ giấy nhờ người cưu mang
- Lan tỏa thông tin hay và sức mạnh của cộng đồng
- Rất nhiều thiệt thòi khi nhận BHXH một lần so với hưởng lương hưu
- Bảo hiểm xã hội tỉnh Hậu Giang thông báo tuyển dụng
- Tháo dỡ căn nhà 3 mặt tiền án ngữ giữa giao lộ TP.HCM suốt 10 năm
- Đồng bằng sông Cửu Long: Báo động sạt lở gia tăng
- 随机阅读
-
- Đoàn xe phân khối lớn đi vào cao tốc: CSGT đề nghị 24 chủ xe đến cơ quan công an
- Hỗ trợ người phụ nữ là trụ cột gia đình hơn 129 triệu đồng
- Ứng dụng công nghệ để rà soát hộ nghèo, cận nghèo
- Giải đáp những thắc mắc của người dân về bảo hiểm y tế
- Viettel tri ân khách hàng dịp Tết Ất Tỵ với loạt ưu đãi xuyên Tết
- Cảnh báo tình trạng giả mạo cơ quan bảo hiểm xã hội để chiếm đoạt tài sản
- Đồng bằng sông Cửu Long: Báo động sạt lở gia tăng
- Xử lý 26 vụ vi phạm về môi trường
- Tỷ giá hôm nay (4/1): Đồng USD thế giới quay đầu giảm, “chợ đen” tăng nhẹ
- Cần sớm khắc phục sụp lún ở hai đầu cầu cống 1/5
- Công đoàn viên Viện KSND tỉnh tham gia hiến máu
- Nhiều tiện ích giúp giải quyết các chế độ bảo hiểm kịp thời
- 8 đối tượng liên quan vụ AIC đã đầu thú
- Giảm nghèo đa chiều, hạn chế tái nghèo
- “Trao cần câu” giúp người dân thoát nghèo
- Nâng cao thu nhập, hướng đến thoát nghèo
- Đề nghị xử lý hình sự đối với vi phạm sim rác
- “Hiện đại quá đôi khi cũng hại điện...”
- “Đêm sáng
- Nâng cao tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
- 搜索
-
- 友情链接
-
- Phú Yên đưa vật liệu thông thường vào mặt hàng kê khai giá
- Phát triển huyện An Lão trở thành cực tăng trưởng mới của Hải Phòng
- Liverpool thắng 11
- “Đèn xanh” cho phương án đầu tư cao tốc TP.HCM
- Đề xuất mở rộng việc thành lập Văn phòng Giám định tư pháp ở một số lĩnh vực
- Doanh nghiệp FDI quan tâm đến các ngành công nghệ cao tại các tỉnh phía Nam
- Bi sắt Bình Dương tích cực chuẩn bị cho giải quốc gia 2024
- PSG chạm mốc đặc biệt của Ligue 1 sau 18 năm
- Bộ Công thương nói về việc giải quyết dự án điện gió, điện mặt trời ngoài quy hoạch
- Phú Yên đưa vật liệu thông thường vào mặt hàng kê khai giá