Mức độ bảo vệ nhà đầu tư còn thấp Tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp năm 2019 được tổ chức vào ngày 23/12,ệpcũngcầncónhữngsuynghĩtrăntrởcùngChínhphủsydney fc vs trình bày báo cáo với chủ đề Phát triển doanh nghiệp - Động lực cho tăng trưởng nhanh và bền vững, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, trong những năm qua, các DN đã đầu tư một lượng vốn lớn trong tổng đầu tư toàn xã hội; đóng góp tích cực vào tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước, xuất khẩu. Không những thế, các DN còn là mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị để nâng cao khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm, hình thành các chuỗi liên kết giá trị, tạo dựng thương hiệu Việt Nam trên thị trường quốc tế; trở thành lực lượng nòng cốt trong tạo việc làm, cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội. Đặc biệt, trong bối cảnh bùng nổ của khoa học, công nghệ, theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, nhiều DN tư nhân đã thành công, góp phần không nhỏ trong việc tạo dựng các thương hiệu Việt Nam về công nghệ thông tin trên bản đồ khởi nghiệp thế giới như FPT, Vingroup, TTC, Phenikaa... khơi dậy niềm tin và sự kỳ vọng vào việc sẽ tạo bước tiến đột phá trong phát triển. Ngoài ra, chuyển dịch cơ cấu, quy mô và ngành nghề có bước chuyển biến tích cực. Số DN có quy mô vừa tăng lên và DN có quy mô siêu nhỏ có xu hướng giảm. Mức độ linh hoạt và đổi mới sáng tạo trong kinh doanh của các DN Việt Nam đã có những bước tiến lớn và được các tổ chức có uy tín trên thế giới ghi nhận và đánh giá cao. Tuy nhiên, cùng với những thành công, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng thẳng thắn chỉ ra, sự phát triển và đóng góp của DN đối với sự nghiệp phát triển đất nước là chưa tương xứng với tiềm năng. DN vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, tồn tại, hạn chế, nhất là các điểm nghẽn trong phát triển. Cụ thể, mặc dù số DN thành lập mới tăng đáng kể, nhưng tỷ lệ DN giải thể, dừng hoạt động vẫn còn cao, đồng thời, chúng ta còn thiếu vắng các DN có quy mô lớn và vừa, nếu có, thì vẫn còn quá nhỏ bé so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Chúng ta hiện mới có chưa đến 30 DN có giá trị vốn hóa đạt trên 1 tỷ USD. Bên cạnh đó, năng lực khoa học công nghệ của các DN còn hạn chế, có nơi còn lạc hậu; DN chưa mạnh dạn đầu tư cho ứng dụng và phát triển khoa học công nghệ, nhất là công nghệ lõi, công nghệ tiên phong. Về tính liên kết, các DN Việt Nam chưa chú trọng cải thiện khả năng liên kết, nâng cao năng lực cạnh tranh để tham gia chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu; mới chỉ có 21% DN nhỏ và vừa tham gia được một phần chuỗi giá trị toàn cầu, 14% thành công trong việc liên kết với đối tác nước ngoài, trong khi số DN FDI đầu tư tại Việt Nam là rất nhiều. Đối với Nhà nước, vị tư lệnh ngành này cho rằng, hệ thống thể chế, pháp luật, cơ chế, chính sách và quản lý nhà nước đối với DN còn nhiều tồn tại và bất cập; chất lượng cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh chưa thực chất, chưa đáp ứng được yêu cầu; một số chính sách quan trọng đã được ban hành nhưng chậm đi vào cuộc sống, chưa có sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành. "Mức độ bảo vệ nhà đầu tư còn thấp, chưa trở thành điều kiện hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư, DN yên tâm bỏ vốn ra đầu tư, kinh doanh, chưa khơi thông được nguồn lực còn rất nhiều tiềm năng trong xã hội", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu rõ. 5 nhiệm vụ trọng tâm đưa doanh nghiệp tư nhân trở thành động lực quan trọng Từ những nhìn nhận nêu trên, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đã nêu ra 5 đề xuất về các nhiệm vụ trọng tâm để phát triển DN và kinh tế tư nhân trở thành trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế. Theo đó, đầu tiên, cần có cơ chế chính sách tập trung phát triển doanh nghiệp nhằm hình thành lực lượng doanh nghiệp có quy lớn, đóng vai trò chủ lực trong nền kinh tế, tạo ra các sản phẩm chiến lược của quốc gia, khẳng định được thương hiệu Việt Nam trên trường quốc tế. Thứ hai, cần đẩy mạnh cơ chế, chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, lấy sản xuất, chế biến chế tạo là trọng tâm trên cơ sở tận dụng cơ hội của cuộc cách mạnh lần thứ 4 để tái cấu trúc DN theo hướng bền vững, sáng tạo; tạo thành xu hướng chuyển dịch từ “Made in Vietnam” tiến tới “Made by Vietnam”. Thứ ba, xây dựng và hoàn thiện chính sách đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, có tay nghề giỏi, kiến thức chuyên môn sâu, trình độ quốc tế và kinh nghiệm làm việc chuyên nghiệp. Thứ tư, cần tập trung nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước trong phát triển DN, đặc biệt là việc đảm bảo quyền đối với nhà đầu tư cần tiếp tục được tăng cường để ngày càng khuyến khích người dân tham gia vào hoạt động kinh doanh, không hình sự hóa các hoạt động kinh tế nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Cuối cùng, chính cộng đồng DN cũng cần chủ động đổi mới tư duy kinh doanh, nâng cao năng lực quản trị, năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ; chuẩn hóa sản xuất kinh doanh để đáp ứng các yêu cầu, tiêu chí của các thị trường quốc tế. Theo Bộ trưởng, các giải pháp cần bảo đảm tính tổng thể, toàn diện, giải quyết cả vấn đề trước mắt và lâu dài, huy động được sự tham gia của tất cả các bên liên quan, các cơ quan của Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp và người dân. "Các DN cũng cần có những suy nghĩ trăn trở cùng Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, tìm các giải pháp, hướng đi mạnh dạn, đột phá, sáng tạo và hiện đại, không chỉ để tự lớn mạnh mà còn đóng góp chung vào sự phát triển của đất nước, khẳng định thương hiệu của chính doanh nghiệp, từ đó, xây dựng thương hiệu quốc gia", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh. |