您现在的位置是:Cúp C2 >>正文

【tuy số bóng đá】Chắp cánh cho công nghiệp nông thôn vươn xa

Cúp C23797人已围观

简介Thời gian qua, Hậu Giang không chỉ phát triển thế mạnh kinh tế nông nghiệp, m&agr ...

Thời gian qua,ắpcnhchocngnghiệpnngthnvươtuy số bóng đá Hậu Giang không chỉ phát triển thế mạnh kinh tế nông nghiệp, mà còn phát huy tốt vai trò của nền công nghiệp nông thôn (CNNT). Hiện ngành CNNT trên địa bàn tỉnh đã góp phần cải thiện đời sống người dân, thúc đẩy kinh tế tỉnh nhà phát triển.

Có 31 chủ thể sản xuất mang đến 46 sản phẩm tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2023.

Trợ lực từ công tác khuyến công

Hoạt động khuyến công đã tạo điều kiện cho các cơ sở, doanh nghiệp tiếp cận chính sách khuyến công, từng bước mở rộng về quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng, góp phần thúc đẩy hoạt động công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của tỉnh nhà phát triển.

Nhằm mở rộng quy mô sản xuất, năm 2023, Cơ sở sản xuất chả lụa Thanh Tùng, ở phường III, thành phố Vị Thanh, đã mạnh dạn đầu tư, ứng dụng máy massage thịt hút chân không với công suất 200kg/mẻ vào trong chế biến thực phẩm, với tổng vốn đầu tư 671 triệu đồng. Để khuyến khích cơ sở, từ nguồn vốn khuyến công quốc gia, Hậu Giang đã hỗ trợ 300 triệu đồng kinh phí đầu tư cho cơ sở. Từ khi có thiết bị mới được đưa vào sản xuất, cơ sở đã rút ngắn đáng kể thời gian sản xuất so với phương thức truyền thống.

Đề án khuyến công ngày càng phát huy được hiệu quả trong việc hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đẩy mạnh phát triển công nghiệp nông thôn.

Ông Thái Thanh Tùng, chủ Cơ sở sản xuất chả lụa Thanh Tùng, phấn khởi chia sẻ: Nguồn vốn hỗ trợ mang lại lợi ích lớn cho hoạt động của doanh nghiệp. Từ khi trang bị máy móc mới, số lượng khách hàng tăng lên thấy rõ, bởi sản phẩm làm ra đã đáp ứng được nhu cầu của bà con tại địa phương. Việc đầu tư máy massage thịt hút chân không đã giúp cơ sở nâng cao năng lực sản xuất, sản phẩm làm ra đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đồng đều về chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ, mở rộng sản xuất kinh doanh. Đồng thời, tiết kiệm được chi phí thuê mướn nhân công, giúp cho cơ sở chủ động trong quá trình sản xuất và cung ứng nguồn sản phẩm chất lượng cao cho các đối tác kinh doanh, giải quyết việc làm ổn định cho trên 10 lao động trực tiếp tham gia sản xuất tại cơ sở. Sức cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp nhờ vậy cũng tăng lên đáng kể.

Ngoài được hỗ trợ về vốn để phát triển sản xuất qua các đề án khuyến công, các doanh nghiệp còn được Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý, khả năng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào các khâu sản xuất công nghiệp. Tạo cơ hội cho các cơ sở, doanh nghiệp tham gia các hội chợ, triển lãm để giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm thị trường tiêu thụ, bởi đây là khâu quan trọng nhưng cũng là hạn chế của hầu hết doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Thời gian qua, công tác khuyến công trên địa bàn tỉnh đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế đầu tư, phát triển sản xuất công nghiệp nông thôn, góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh. Các doanh nghiệp ngày càng quan tâm cải thiện chất lượng, đa dạng chủng loại, một số sản phẩm khẳng định được chỗ đứng trên thị trường, từng bước xây dựng thương hiệu.

Trong thời gian tới, Sở Công thương tỉnh tiếp tục tuyên truyền, phổ biến bằng nhiều hình thức để các cơ sở công nghiệp nông thôn tiêu biểu và đông đảo người dân hiểu biết về các chính sách và hoạt động của chương trình khuyến công, từ đó chủ động, tích cực tham gia. Ngoài ra, sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của cơ sở công nghiệp trong quá trình thực hiện các đề án khuyến công; ưu tiên các đề án phát triển sản phẩm CNNT tiêu biểu đã được tỉnh công nhận, các sản phẩm chủ lực nhằm thúc đẩy lĩnh vực công nghiệp nông thôn ở Hậu Giang phát triển.

Để công nghiệp nông thôn ngày càng vươn xa

Nếu so với các tỉnh bạn thì ngành CNNT tỉnh nhà phát triển còn chậm, nhưng cũng gặt hái được nhiều thành công. Nổi bật là đợt bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp quốc gia năm 2021, có sự cạnh tranh lớn, khi số lượng sản phẩm tham gia nhiều nhất từ trước tới nay, với 310 sản phẩm đến từ 58 tỉnh, thành phố, đa số đều là sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu của các địa phương. Trong số 200 sản phẩm được Bộ Công thương ra quyết định công nhận là sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp quốc gia năm 2021, Hậu Giang có 5 sản phẩm, nhiều nhất từ trước tới nay và tăng 3 sản phẩm so với đợt bình chọn năm 2019.

Một trong những đơn vị tiên phong phát triển sản phẩm từ cá thát lát, sản phẩm cá thát lát rút xương tẩm gia vị của Công ty TNHH Tân Hậu Giang, thành phố Vị Thanh, cũng được vinh danh trong các đợt bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu. Có mặt trên thị trường từ nhiều năm qua, các sản phẩm từ cá thát lát của cơ sở càng ngày đa dạng và có hệ thống đại lý cả nước. “Vẫn là sản phẩm truyền thống, gắn liền hương vị quê hương quen thuộc với người tiêu dùng gần xa, nhưng càng về sau, cải tiến máy móc, đổi mới thiết kế và bao bì là bước ngoặt mang lại kết quả ngoài mong đợi”, bà Lý Hồng Tiên, Công ty TNHH Tân Hậu Giang, chia sẻ.

Còn Hợp tác xã (HTX) Kỳ Như, ở xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, cũng mang vinh dự về cho tỉnh trên bản đồ các sản phẩm CNNT tiêu biểu quốc gia với sản phẩm chả cá thát lát tươi. Qua chặng đường bình chọn từ cấp tỉnh, cấp khu vực và quốc gia, bà Nguyễn Kim Thùy, Giám đốc HTX, cho rằng: Sản phẩm đến nay đã hoàn thiện về chất lượng lẫn mẫu mã. Khi được bình chọn qua từng đợt, đáp ứng nhiều tiêu chí khắt khe để có thêm nhiều cơ hội tiếp cận thị trường. Gần đây, đơn vị cũng vừa khai trương văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh. Với cửa hàng này, cùng hơn 10 đại lý sẵn có, người tiêu dùng tại thành phố đầu tàu của cả nước có nhiều cơ hội mua sắm tận gốc đặc sản Hậu Giang. Điều này cũng giúp những người con xa quê dễ dàng thưởng thức đặc sản quê nhà, nhưng tất cả không chỉ dừng lại ở đó.

Cũng theo bà Thùy, HTX Kỳ Như đang hợp tác và cung ứng cho khoảng 20 đại lý, cửa hàng đặc sản trong cả nước và hệ thống các siêu thị với sản lượng trên 200 tấn sản phẩm cá thát lát mỗi năm.

Bên cạnh sản phẩm từ cá thát lát thì mặt hàng thủ công mỹ nghệ đan đát lục bình là sản phẩm có sức sống lâu bền. Thời gian qua, các mặt hàng này càng khẳng định vị trí trong lòng của khách hàng bằng sự đa dạng kiểu mẫu sản phẩm như: túi sách, sọt,… đến các vật dụng trang trí thiết yếu ở nhà hàng, khách sạn. Bà Lê Thị Ngọc Thu, Chủ nhiệm HTX Thanh Tú, ở ấp 10, xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, cho biết: “Nghề đan đát lục bình rất triển vọng và người tiêu dùng đánh giá rất cao về độ bền, sự an toàn và tính thân thiện với môi trường của sản phẩm”. Theo bà Thu, các sản phẩm đan đát lục bình của HTX đã triển lãm và ra mắt người tiêu dùng ở nhiều nơi trong nước như: Vũng Tàu, Long An... Tham gia kỳ bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp tỉnh năm 2023, HTX Thanh Tú mang đến sản phẩm giỏ chong chóng với mong muốn ngày càng có nhiều khách hàng biết đến các sản phẩm thủ công của đơn vị, từ đó dễ dàng gia nhập thị trường, mở rộng thị trường kinh doanh.

Lần đầu tiên tham gia bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu, chị Cao Thị Cẩm Nhung, Chủ cơ sở Mai Dương, ở phường Hiệp Thành, thành phố Ngã Bảy, bộc bạch: “Mít vốn được xem là một nguồn thực phẩm dự trữ trong tương lai. Khi dân số phát triển sẽ kéo theo lượng thịt động vật sản xuất ra sẽ không đáp ứng đủ. Mà khi con người sử dụng nhiều sản phẩm động vật sẽ làm ảnh hưởng đến vấn đề môi trường”. Các sản phẩm của thương hiệu Lemit Foods không chỉ đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng mà còn có hương vị thơm ngon, hình thức và kết cấu giống thịt. Với Lemit Foods, người tiêu dùng có thể từng bước thay thế thịt động vật trong bữa ăn hàng ngày, giúp cải thiện sức khỏe và tạo ra sự phát triển bền vững.

Hai sản phẩm được chị mang đến tham gia bình chọn là pate mít và kim chi mít. Nói về ý tưởng của mình, chị Nhung cho biết thêm: “Với các sản phẩm làm từ mít, Lemit Foods mong muốn góp phần tiêu thụ nguồn nguyên liệu mít sẵn có tại địa phương. Trong gia đình tôi có ba và bác trồng mít rất nhiều. Thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, giá mít xuống rất thấp mà không có đầu ra. Thấy cảnh mít ra nhiều hoa, quả, nhưng người nông dân phải cắt bỏ, chỉ chừa một vài quả để đạt giá trị cao nhất. Khi thu mua, thương lái chỉ mua những trái mít đạt chuẩn, còn mít bị xơ đen lại có giá rất thấp. Do đó, trước tiên, tôi muốn chủ động nguồn nguyên liệu mít từ gia đình. Nâng tầm trái mít cho nông dân, không để mít rơi vào cảnh được mùa, mất giá”. Ngoài ra, chị Nhung mong muốn nâng cao tính chủ động trong việc tiếp cận và mở rộng thị trường kinh doanh, tìm kiếm những khách hàng tiềm năng, ký kết nhiều hợp đồng lớn, thúc đẩy phát triển mạng lưới phân phối, chi nhánh đại diện... Bước đệm trước mắt là tham gia bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp tỉnh sẽ giúp cho sản phẩm của cơ sở dễ dàng gia nhập thị trường lớn và cạnh tranh với các sản phẩm của công ty, cơ sở khác.

Giám đốc Sở Công thương tỉnh Nguyễn Văn Quân khẳng định: Ngày nay, vai trò của ngành CNNT rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế quốc dân. Thế nên, tới đây cần phải tuyên truyền, vận động và thường xuyên mở các lớp tập huấn tại địa phương và cập nhật những chính sách kịp thời phổ biến xuống cho người dân và doanh nghiệp nhằm nâng chất sản phẩm. Đồng thời liên kết, tạo điều kiện cho những mặt hàng CNNT có mặt tại các hội chợ, nhằm giới thiệu sản phẩm đến với người tiêu dùng trong nước. Ngoài ra, có kế hoạch, chiến lược phát triển CNNT cụ thể, gắn liền với hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, nhằm cải tiến lại máy móc. Từ đó, sản phẩm làm ra đạt yêu cầu chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh trong thời hội nhập và vươn ra thị trường nước ngoài.

Thông tin từ Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh, qua nhiều lần tổ chức bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu, số lượng cơ sở CNNT đăng ký tham gia bình chọn có chiều hướng tăng và đã đạt được những kết quả khả quan. Năm nay, có 46 sản phẩm đến từ 31 cơ sở, thuộc 3 nhóm ngành thủ công mỹ nghệ, chế biến nông lâm thủy sản và nhóm sản phẩm khác đăng ký tham gia bình chọn. Trong đó, các sản phẩm thuộc nhóm chế biến nông, lâm, thủy sản chiếm ưu thế. Sản phẩm tham gia đợt bình chọn này được đánh giá là sáng tạo, mẫu mã được cải tiến bắt mắt, chất lượng được các chủ thể sản xuất quan tâm đầu tư. Điều này cũng phù hợp với định hướng phát triển, chứng tỏ mức độ quan tâm, đầu tư của cơ sở CNNT vào khai thác tiềm năng địa phương.

 

Bài, ảnh: Y.LINH

Tags:

相关文章