【bảng xếp hạng bóng đá mexico liga mx】Tuổi càng cao càng hăng say lao động
(CMO) Với tinh thần “lao động là vinh quang”, cùng nghị lực và sự cần cù, những nhà nông U60, 70 đã tạo nên những mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, không chỉ làm tấm gương cho con cháu noi theo mà còn để bà con trong vùng học hỏi.
Mang nhiều thương tích trên người do từng tham gia cách mạng bị địch bắt, tra tấn dã man, nhưng với bản chất của người lính Cụ Hồ, về đời thường, cựu chiến binh Trần Minh Cảnh, Ấp 1/5, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời đã xông xáo bắt tay vào phát triển kinh tế.
Hăng say lao động
Giơ đôi bàn tay chai sần, chi chít sẹo để lại từ nghề làm lu, ông Cảnh kể, làm nghề này nặng nhọc và phải kiên trì. Do tiếp xúc nhiều với xi-măng, làm từ sáng đến chiều tối nên bàn tay rướm máu. Mỗi cái lu làm khoảng 7 ngày mới xong, qua nhiều công đoạn, tính ra 1 năm làm khoảng 1.000 cái. Lúc đó bán được giá lắm bởi nhiều người ưa chuộng, nhờ vậy mà nuôi được con cái ăn học. Thời gian gần đây, 1 ngày 2 cha con làm khoảng 4-5 cái, bán được từ 400.000-500.000 đồng. Tuy nhiên, hiện nay một phần do tuổi đã cao, lu xi-măng lại nặng nhọc và ít thịnh hành, khó vận chuyển để giao bán nên năm vừa rồi ông đã giải nghệ.
Dù đã 75 tuổi, nhưng ông vẫn hăng say, miệt mài lao động, không để mình nghỉ ngơi, tiếp tục học hỏi nhiều mô hình hiệu quả, ông Cảnh chuyển sang nuôi gà nòi lai. Bắt đầu mô hình với 500 gà con, tổng chi phí 7,5 triệu đồng. Ông đã chọn trong số đó 200 con để giống và đầu tư máy ấp trứng khoảng 7 triệu đồng. Hiện nay, đàn gà mái cho khoảng 50 trứng/ngày, lứa gà con đầu tiên cũng đã được bán.
Bằng ý chí, cần mẫn của người bộ đội Cụ Hồ, ông Trần Minh Cảnh, Ấp 1/5, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời dù đã ở tuổi 75 nhưng vẫn miệt mài, say mê lao động, phát triển kinh tế. |
Sau bao năm cần cù, tích góp, gia đình ông Cảnh xây dựng được căn nhà khang trang trị giá trên 300 triệu đồng. Cuộc sống giờ đây khá đủ đầy, con cái có công việc ổn định, gia đình tư riêng nhưng ông Cảnh vẫn siêng năng với chuồng gà, luống rau, ao cá. Ông Cảnh chia sẻ thêm: “Làm riết rồi thành quen, rảnh tay lại buồn. Ở đây cùng các đồng chí, đồng đội trong hội cựu chiến binh trao đổi mô hình, kỹ thuật, kinh nghiệm để cùng nhau làm ăn hiệu quả và cũng là niềm vui khi về già. Nói chung, nghề nào cũng vất vả, quan trọng phải chịu khó tìm tòi, học hỏi và theo dõi, chăm chút mới đạt hiệu quả".
Phủ xanh vùng đất cằn cỗi
Khởi nghiệp gian nan chỉ với 8 công đất cằn cỗi, ông Lý Hữu Hào, ấp Phạm Kiệt, xã Khánh Bình mạnh dạn bắt tay vào phát triển kinh tế và đã đem về thu nhập ổn định cho gia đình bằng mô hình trồng màu đầu tiên của địa phương.
Không ai nghĩ rằng, vùng đất này lại có thể trồng màu phát triển, nhưng bằng bản lĩnh, ý chí của người lính bộ đội Cụ Hồ, ông Hào đã minh chứng cho mọi người thấy điều đó. Trên diện tích 3.000 m2 rẫy dưa leo, khổ qua rồi đến bầu, bí bắt đầu cho trái và đem lại thu nhập ổn định cho gia đình.
Nhờ chịu khó, vợ chồng ông Lý Hữu Hào, ấp Phạm Kiệt, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời mỗi năm thu nhập hàng trăm triệu đồng từ trồng màu. |
Ông Hào chia sẻ: “Lúc đó, ai cũng bảo gia đình tôi liều lĩnh, trồng như vậy không có lá để ăn huống chi có rau để bán. Thật ra, khi đó tôi cũng lo lắng vì không được tập huấn kỹ thuật trồng trọt gì, chủ yếu tự mày mò, học hỏi, trồng thử rồi tự rút kinh nghiệm. Đặc biệt, 6-7 năm nay phát triển nhiều hơn nhưng không chuyên về trồng dưa leo, khổ qua, bầu, bí nữa vì đã lớn tuổi, nhà lại neo đơn nên chuyển sang trồng cải, cà chua, cà phổi và các loại rau ăn lá…, dưới ao tôi kết hợp nuôi cá và trồng bông súng”.
Giờ đây, ở cái tuổi 65 nhưng ông Hào vẫn cần mẫn, chịu khó trồng màu, phát triển kinh tế. Hiện nay, thu nhập bình quân 1 năm từ trồng màu của gia đình ông Hào từ 140-150 triệu đồng và nuôi dạy 4 người con ăn học, có việc làm ổn định. Và cũng từ đồng vốn tích góp này, gia đình ông dự định hết mùa mưa sẽ xây dựng ngôi nhà mới khang trang, đàng hoàng hơn.
Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Khánh Bình Phạm Văn Chiến đánh giá: “Ông Cảnh và ông Hào là 2 cựu chiến binh điển hình trong xã về nghị lực, cần cù, chịu khó phát triển kinh tế. Dù tuổi đã cao nhưng vẫn miệt mài lao động và cống hiến cho hội những cách làm hay, những mô hình hiệu quả để nhân rộng cho bà con trong vùng. Hiện toàn xã có 391 hội viên, còn 12 hộ cận nghèo, 1 hộ nghèo, phấn đấu hết năm nay không còn hộ nghèo, chỉ còn 8 hộ cận nghèo. Đa phần các cựu chiến binh trong xã đều phát triển trồng hoa màu, chăn nuôi. Điều đáng biểu dương hơn, các đối tượng này đều tự thân vươn lên, phấn đấu, làm đơn xin thoát nghèo”./.
Hồng Nhung
相关推荐
- Những cuốn sách về doanh nhân, doanh nghiệp đáng chú ý
- Mốt kẹp tóc 'mọc cây trên đầu' tràn về Việt Nam
- Bộ đôi vi chất vàng hỗ trợ phát triển trí não cho bé yêu
- Giá xăng dầu giảm nhẹ từ 15h chiều nay 3/12/2015
- Những chế độ hưu trí thay đổi từ năm 2025 cần lưu ý
- Hà Nội: Lượng chung cư 'khủng' đổ bộ, hết 'cửa' tăng giá
- Ngành công nghiệp ôtô Việt Nam với 'cơn bão' xe nhập khẩu
- Hà Nội: Lượng chung cư 'khủng' đổ bộ, hết 'cửa' tăng giá