【ty le bong d】Không nên đưa thịt lợn vào danh mục bình ổn giá

[Nhà cái uy tín] 时间:2025-01-26 21:22:10 来源:88Point 作者:Nhà cái uy tín 点击:90次

Rất nhiều sản phẩm từ thịt sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu có thể thay thế mặt hàng thịt lợn

Rất nhiều sản phẩm từ thịt sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu có thể thay thế mặt hàng thịt lợn.

Tuy nhiên,ôngnênđưathịtlợnvàodanhmụcbìnhổngiáty le bong d ông Nguyễn Anh Tuấn – Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho rằng, muốn đề xuất một mặt hàng vào danh mục bình ổn giá, phải đạt các tiêu chí của Luật Giá, là hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người. Do đó, không nên đưa thịt lợn vào danh mục mặt hàng bình ổn giá.

Giá thịt lợn neo cao do sản xuất lưu thông

Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, tại Điều 15 Luật Giá quy định: Hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá là những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho sản xuất, đời sống được quy định theo các tiêu chí sau: nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu và dịch vụ chính cho sản xuất và lưu thông; và là hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người.

Những mặt hàng thiết yếu, đáp ứng yêu cầu cơ bản của con người trong danh mục bình ổn giá là: điện, xăng dầu, muối ăn, sữa, thuốc chữa bệnh, gạo tẻ… Do đó, ông Nguyễn Anh Tuấn cho rằng, muốn đề xuất một mặt hàng vào danh mục bình ổn giá, phải đạt các tiêu chí nêu trên. Công tác điều hành giá trên thực tế, nếu mặt hàng nào cần thiết, cơ quan chức năng vẫn cân nhắc để đưa vào danh mục bình ổn giá. Ví dụ, như sách giáo khoa, mặt hàng thiết yếu, ảnh hưởng tới cuộc sống người dân, nhất là khu vực yếu thế với đối tượng là học sinh, nên sắp tới cơ quan chức năng không chỉ cân nhắc đưa vào danh mục bình ổn giá mà dự kiến còn thực hiện định giá đối với mặt hàng này.

Việc giá thịt lợn tăng cao và neo ở mức giá cao trong suốt một thời gian dài, có nguyên nhân là do sản xuất và cung cầu thị trường. Điều này đã được người đứng đầu ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng định. Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, có 3 nguyên nhân chính khiến giá thịt lợn tăng cao, đó là: do chưa đủ lượng sản phẩm thịt lợn để cung cấp cho thị trường theo yêu cầu; giá thành sản xuất cao vì phải đảm bảo các biện pháp an toàn sinh học, kiểm soát các khâu trong chăn nuôi; do có quá nhiều khâu trung gian.

Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, giải pháp tối ưu để bình ổn giá thịt lợn đó là giải quyết bài toán cân đối cung cầu; phải thực hiện tái đàn để duy trì sản xuất một cách bền vững và tổ chức tốt khâu lưu thông theo chuỗi, từ sản xuất đến tiêu dùng, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm…

Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác quản lý giá, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cũng đồng tình cho rằng, không nên đưa thịt lợn vào danh mục hàng hóa bình ổn giá. Theo ông, đúng là thời gian qua, giá thịt lợn biến động leo thang liên tục, như “con ngựa bất kham”. Nhưng nếu đặt vấn đề đưa mặt hàng này vào danh mục bình ổn giá thì không khả thi, bởi vì không thực hiện được việc đăng ký giá, kê khai và kiểm soát giá, nhất là ở nước ta vẫn còn tồn tại các chợ dân sinh, chợ tạm, chợ cóc. “Chúng ta phải nhìn nhận thẳng thắn với nhau rằng, giá thịt lợn biến động thời gian qua là do việc tái đàn chậm, thiếu nguồn cung và quan trọng hơn nữa là do khâu lưu thông phân phối qua rất nhiều tầng nấc, khi thịt lợn đến tay người tiêu dùng thì giá quá cao”- ông Ngô Trí Long nói.

Dùng nhiều biện pháp cứng để giảm giá thịt lợn

Việc thiếu hụt nguồn cung, lại có quá nhiều khâu trung gian dẫn đến giá thịt lợn trên thị trường vẫn quá đắt đỏ. Do đó, người tiêu dùng chưa được hưởng lợi, mặc dù giá lợn hơi đã giảm.

Dịch tả lợn châu Phi vào năm 2019 khiến đàn lợn của nước ta thiệt hại 20%. Từ tháng 10 năm ngoái, sau khi dịch đi vào ổn định các địa phương tập trung cho tái đàn. Kết quả đến hết quý I năm nay, tổng đàn lợn cả nước là 24 triệu con, tăng 6,3% so với tháng 12/2019. Theo nhận định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến quý III và đầu quý IV/2020, có thể sẽ đạt số lượng bằng thời kỳ cao nhất cuối năm 2018 và lúc đó sẽ có đủ khối lượng để cung cấp cho thị trường.

Tuy nhiên, nếu theo đúng dự đoán của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thì cũng không đạt theo yêu cầu như chỉ đạo vào cuối năm 2019 của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá lúc đó. Tại các cuộc họp của Ban Chỉ đạo điều hành giá nửa cuối năm 2019 và thời điểm đầu năm 2020, Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá đã hết sức gay gắt đề nghị các bộ, ngành phải cùng vào cuộc để có biện pháp sớm giảm giá thịt lợn. Có cuộc họp của Ban Chỉ đạo đã mời lãnh đạo một số tập đoàn kinh doanh thực phẩm lớn như Tập đoàn CP, Dabaco. Các doanh nghiệp đã cam kết cùng với Chính phủ nỗ lực giảm giá thịt lợn, sau đó có thời điểm, thịt lợn đã giảm giá. Tuy nhiên, từ đầu tháng 3 đến nay, giá thịt lợn vẫn ở mức cao.

Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, các cơ quan chức năng cần phải đưa ra biện pháp cấp bách trước mắt, chứ không phải đưa vào danh mục để bình ổn giá với hy vọng giảm giá thịt lợn. Với trường hợp này, theo ông, các nước họ sẽ dùng biện pháp cứng đó là các công cụ kinh tế, cùng với việc nhập khẩu để đáp ứng nguồn cung; tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm nếu phát hiện tăng giá bất hợp lý; thực hiện tốt khâu lưu thông, phân phối, để hàng hóa đến tay người tiêu dùng với giá cả hợp lý. Điều cốt yếu, ông cho rằng, thịt lợn vẫn chưa phải là mặt hàng đáp ứng yêu cầu cơ bản của con người, khi mà vẫn có thể sử dụng nhiều thực phẩm thay thế khi giá thịt lợn tăng cao. Đây cũng là một trong những biện pháp mà người tiêu dùng thông thái có thể sử dụng, để góp phần giảm giá thịt lợn.

Thịt lợn vẫn chưa phải là mặt hàng đáp ứng yêu cầu cơ bản của con người, khi mà vẫn có thể sử dụng nhiều thực phẩm thay thế khi giá thịt lợn tăng cao. Đây cũng là một trong những biện pháp mà người tiêu dùng thông thái có thể sử dụng, để góp phần giảm giá thịt lợn.

Minh Anh

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接