当前位置:首页 > La liga

【kqbd costa rica】Cần phân biệt rõ văn bản pháp quy và văn bản áp dụng pháp luật

Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) năm 2015 có hiệu lực từ ngày 1-7-2016 tạo khuôn khổ pháp lý thống nhất cho việc ban hành văn bản pháp quy. Qua giám sát việc ban hành văn bản QPPL đối với HĐND cấp huyện và xã,ầnphnbiệtrvănbảnphpquyvvănbảnpdụngphpluậkqbd costa rica Ban Pháp chế HĐND tỉnh nhận thấy, trong quá trình soạn thảo, ban hành, nhiều đơn vị cấp xã còn lấn cấn, mập mờ giữa văn bản pháp quy và văn bản áp dụng pháp luật.

Ban Pháp chế HĐND tỉnh giám sát tại huyện Châu Thành về việc ban hành văn bản QPPL của HĐND huyện và cấp xã.

Đa số các văn bản QPPL của HĐND cấp huyện và xã ban hành là nghị quyết về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh mà những nghị quyết này thường đợi cấp trên giao chỉ tiêu mới xây dựng hoàn chỉnh dự thảo, trong khi đó, các đơn vị soạn thảo văn bản theo quy định còn lúng túng. Có đơn vị cho là văn bản áp dụng pháp luật, có đơn vị cho là văn bản pháp quy.

Ông Nguyễn Ngọc Cảnh, Chủ tịch HĐND thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, cho biết: “Luật Ban hành văn bản QPPL quy định chặt chẽ về công tác xây dựng, ban hành văn bản nên các văn bản pháp quy do đơn vị ban hành đã điều chỉnh cơ bản các mặt đời sống chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của địa phương; chất lượng văn bản ngày càng được nâng cao, đảm bảo về thể thức, nội dung. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện luật, một số cán bộ chưa phân biệt được văn bản QPPL với văn bản áp dụng pháp luật là do công chức văn phòng có được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ nhưng chưa thường xuyên và công chức này thường thay đổi nên việc soạn thảo văn bản gặp khó khăn”.

Vấn đề chưa phân biệt được hai văn bản trên, ông Võ Văn Móc, Chủ tịch HĐND phường Trà Lồng, thị xã Long Mỹ, cho rằng do cán bộ tham mưu soạn thảo văn bản còn hạn chế về năng lực, nhận thức về văn bản QPPL chưa đầy đủ, có khi máy móc; việc xác định văn bản pháp quy và văn bản áp dụng pháp luật còn hạn chế nên nhầm lẫn khi ban hành 2 loại văn bản này dẫn đến chất lượng văn bản chưa cao.

Luật Ban hành văn bản QPPL quy định: Văn bản QPPL là văn bản có chứa QPPL, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định. Văn bản có chứa QPPL nhưng được ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong luật này thì không phải là văn bản QPPL.

Tại khoản 1 Điều 3 Luật Ban hành văn bản QPPL giải thích QPPL là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong luật này ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.

Theo quy định thì văn bản QPPL (ở địa phương) có các đặc trưng sau: Do HĐND ban hành theo hình thức nghị quyết, UBND ban hành theo hình thức quyết định; được ban hành theo thủ tục, trình tự quy định tại luật này; có chứa quy tắc xử sự chung, được áp dụng nhiều lần đối với mọi đối tượng hoặc một nhóm đối tượng và có hiệu lực trong phạm vi địa phương; được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp theo quy định của pháp luật. Như vậy, nếu một văn bản không đảm bảo đầy đủ các yếu tố đặc trưng này thì không phải là văn bản QPPL của HĐND, UBND.

Bên cạnh đó, tại khoản 3 Điều 3 Nghị định số 34 ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản QPPL, quy định theo phương pháp loại trừ như: Nghị quyết do HĐND và quyết định do UBND ban hành không phải là văn bản quy phạm pháp luật trong các trường hợp sau: Nghị quyết miễn nhiệm, bãi nhiệm đại biểu HĐND và các chức vụ khác; nghị quyết phê chuẩn kết quả bầu cử đại biểu HĐND và bầu các chức vụ khác; nghị quyết giải tán HĐND; nghị quyết phê chuẩn cơ cấu cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; nghị quyết thành lập, sáp nhập, giải thể cơ quan chuyên môn thuộc UBND; quyết định thành lập các ban, ban chỉ đạo, hội đồng, ủy ban để thực hiện nhiệm vụ trong một thời gian xác định; nghị quyết tổng biên chế ở địa phương…

Bà Trần Phượng Quyên, Phó Giám đốc Sở Tư pháp, cho biết sắp tới sẽ có kế hoạch mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên sâu nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát hệ thống hóa văn bản QPPL, đảm bảo cho việc triển khai thực hiện Luật Ban hành văn bản QPPL và Nghị định số 34 đạt hiệu quả.

Bài, ảnh: PHI YẾN

分享到: