当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【bảng xếp hạng cúp tây ban nha】Doanh nghiệp “đói” thông tin thị trường Nga

【bảng xếp hạng cúp tây ban nha】Doanh nghiệp “đói” thông tin thị trường Nga

2025-01-10 00:57:00 [Cúp C2] 来源:88Point

doanh nghiep doi thong tin thi truong nga

Thủy sản là một trong những mặt hàng Nga đang cần nhập khẩu. Ảnh: TRẦN VIỆT.

Chưa quan tâm xúc tiến

NK sản phẩm gỗ của Nga hàng năm rất lớn,đóibảng xếp hạng cúp tây ban nha dự tính 5 năm tới, Liên bang Nga có thể NK trên dưới 10 tỷ USD, thế nhưng theo ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam, quan hệ thương mại lâm sản Việt Nam - Nga và đầu tư của Nga vào Việt Nam còn rất khiêm tốn. Ông Quyền dẫn chứng, ngành gỗ Việt Nam năm 2014 có thể đạt kim ngạch XK 6,3 tỷ USD, nhưng XK sang Nga mới chỉ đạt 7,5 triệu USD, không xứng tiềm năng.

Về đầu tư, tính đến tháng 6-2014, tổng số DN FDI đầu tư vào Việt Nam khoảng 594 DN với vốn đầu tư trên 3,4 tỷ USD, nhưng từ năm 1998 đến nay, mới có 3 DN Nga đầu tư vào Việt Nam dưới hình thức liên doanh, khoảng 10 triệu USD. Nguyên nhân của tình trạng này được ông Quyền chỉ ra là, do DN Việt Nam thiếu thông tin về thị trường Nga như nhu cầu tiêu dùng gỗ hàng năm, thị hiếu người tiêu dùng, chính sách thuế, hải quan, thương mại.

Thêm vào đó, chúng ta đang thiếu tổ chức, cơ quan làm đầu mối liên kết DN Việt Nam với DN Nga để từ đó xây dựng chương trình xúc tiến thương mại lâm sản giữa hai nước. “Hiện Việt Nam có Cục Xúc tiến thương mại nhưng lâu nay Cục này chưa quan tâm đầy đủ về thị trường Nga nên chưa có hướng dẫn để kết nối DN hai nước”, ông Quyền nhận định.

Không chỉ gỗ, cà phê cũng là một ngành hàng tương tự có kim ngạch XK rất hạn chế sang Nga. Ông Phan Hữu Đễ, chuyên viên cao cấp Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam cho hay, XK cà phê của Việt Nam đã chiếm lĩnh ở nhiều thị trường nhưng XK sang Nga còn tương đối hạn chế, chỉ 30.000-40.000 tấn/năm. “Gần đây, chúng tôi quan tâm đến thị trường Nga, có đi khảo sát và mở ra hướng hợp tác để làm cà phê rang xay.

Thế nhưng điểm yếu nhất là giữa hai DN chưa có xúc tiến với nhau để tìm hiểu mở rộng thị trường”, ông Đễ nói. Thêm nữa, một điểm khó trong XK sang Nga là thanh toán giữa DN 2 nước còn khó khăn do hệ thống chuyển đổi đồng Rup và đồng Việt Nam chưa thuận tiện.

Đồng tình với quan điểm này, ông Nguyễn Bình Giang, Cục XNK (Bộ Công Thương) thừa nhận rằng: “Các ngân hàng của Nga không dễ cho mở L/C đồng thời phí mở cũng rất đắt. Các DN của Nga lại thường áp dụng phương thức trả chậm còn các ngân hàng ở Việt Nam lại chưa có chế độ hỗ trợ trong bán hàng trả chậm cho Nga nên nhiều công ty Việt Nam hiện nay có những khoản nợ khó đòi với đối tác Nga”.

Ngoài ra, Nga còn áp dụng khá chặt các rào cản phi thuế quan (quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch…) với hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam nên việc thúc đẩy XK sang thị trường này càng khó khăn thêm.

Hợp tác từ 2 bên

Với những dẫn chứng các DN, hiệp hội, ngành hàng nêu ra có thể thấy, tiềm năng XK nhóm hàng nông, lâm, thủy sản sang Liên bang Nga là rất lớn. Chính ông Maxim Golikov, Trưởng đại diện thương mại Nga tại Việt Nam đã thông báo, Nga đang có biện pháp tăng NK nông sản từ Việt Nam, một phần do lệnh cấm nhập hoa quả từ EU nhưng một phần cũng là mong muốn thúc đẩy quan hệ giữa hai nước. Cụ thể, danh mục hàng loạt mặt hàng Nga đang có nhu cầu nhập như: Cà chua, khoai tây, táo, rau, hoa quả, tôm, cá phi lê...

Để thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai nước, cũng như tạo cơ hội XK cho hàng nông sản, hầu hết DN đều đưa ra kiến nghị về công tác xúc tiến thương mại. Ông Nguyễn Tôn Quyền đề xuất, giữa Việt Nam - Nga nên có hiệp định hoặc văn bản thỏa thuận nào đó để khuyến khích DN hai nước xúc tiến, bắt đầu từ việc cung cấp thông tin.

Nhà nước hỗ trợ DN, trước mắt là có những chương trình đi khảo sát thị trường Nga về nhu cầu tiêu dùng, thị hiếu, các chính sách từ đó có kế hoạch lâu dài. “Ví dụ, Nga có trữ lượng gỗ rất lớn. Phải chăng DN Việt và Nga nên sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ, Việt Nam đưa người, thiết bị, công nghệ sang để sản xuất tại chỗ giúp giảm giá thành, số lượng tăng lên, thanh toán thuận lợi”, ông Quyền dẫn chứng.

Còn theo ông Phan Hữu Đễ, khâu xúc tiến không chỉ riêng DN Việt Nam mà nếu các DN Nga không tham gia nhiệt tình thì cũng rất khó. Điều này lý giải vì sao DN Nga vào Việt Nam rất ít trong khi các DN nước khác vào Việt Nam khá nhiều.

Đáp lại mong mỏi của DN, ông An Văn Khanh, Phó Cục trưởng Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ NN&PTNT) cho hay, trong phiên họp Ủy ban liên Chính phủ mới đây, phía Nga sẵn sàng tạo điều kiện để DN Việt sang chế biến để sử dụng nguyên liệu tại chỗ, giảm chi phí vận chuyển, cung cấp đáp ứng nhu cầu cho thị trường Nga.

Sự “hợp tác” giữa hai quốc gia cũng là đề xuất của bà Trần Bích Nga, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản (Bộ NN&PTNT). Theo bà Nga, các tiêu chuẩn về vệ sinh thực phẩm với nông, hải sản của Nga còn “khắc nghiệt” hơn cả EU, Nhật, Mỹ…

Đó là điều rất phi lý vì tiêu chuẩn các nước này là cao nhất và các DN Việt Nam hiện nay cơ bản đáp ứng. Nhưng tiêu chuẩn của Nga đã vượt quá cả tiêu chuẩn thông lệ quốc tế. “Tôi cho rằng, Nga muốn NK được thì phải thay đổi cho phù hợp với quy định của WTO, xem xét lại các thủ tục cấp phép. Trước đây, DN Việt Nam làm với các đối tác Nga còn hào hứng chứ hiện nay là rất rủi ro”, bà Nga nói.

Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục XNK (Bộ Công Thương):

“Hiện Bộ NN&PTNT đang phối hợp với Bộ Công Thương để tổ chức các chương trình xúc tiến sang thị trường Nga. Tháng 10 tới, hai Bộ sẽ tổ chức đoàn khảo sát thị trường Nga, đồng thời tổ chức đoàn DN Nga sang Việt Nam để DN Việt có cơ hội tiếp xúc với DN Nga.

Ông Maxim Golikov, Trưởng đại diện thương mại Nga tại Việt Nam:

Các siêu thị ở Nga không trực tiếp NK được cho nên các DN Việt Nam phải tìm các công ty thương mại để làm thủ tục, dịch vụ XNK. Chúng tôi sẽ thu thập thông tin, các đề xuất của DN Việt Nam để gửi về Nga, tổ chức các đoàn DN Nga đến Việt Nam để ký kết hợp đồng.

(责任编辑:Cúp C1)

推荐文章
热点阅读