Trữ tiêu chờ giá tăng Ông Nguyễn Minh Tý ở ấp Tân Hưng,ng dbang xep hang hang nhat quoc gia xã Phước Thiện (Bù Đốp) có hơn 20 năm kinh nghiệm trồng tiêu. Gia đình ông Tý hiện có hơn 4 ha tiêu 8 năm tuổi, mỗi năm thu trên 8 tấn. Ông đang trữ gần 2 tấn tiêu để chờ giá lên. Ông Tý cho biết: “Hiện giá hồ tiêu đã “lọt sàn”. Với chi phí chăm bón, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón... giá thành 1kg tiêu gần 80 ngàn đồng. Với giá bán hiện nay 50 ngàn đồng/kg nông dân sẽ lỗ nặng. Vì thế gia đình tôi trữ lại để chờ giá lên”. Ông Bùi Quốc Hai, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Hợp tác xã sản xuất tiêu sạch bền vững Hưng Phước (thứ nhất hàng đầu từ phải sang) tại lễ tôn vinh thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2017 Cũng như ông Tý, nhiều hộ trồng tiêu trong vùng cất trữ với hy vọng chờ giá tăng. Để có kinh phí đầu tư cho vườn tiêu, thay vì thuê công làm thì giờ đây mọi công đoạn từ chăm sóc đến thu hoạch cả hai vợ chồng ông Tý đều đảm nhiệm với phương châm “lấy công làm lời”. Ông còn áp dụng phương pháp tưới tự động để tiết kiệm nước, nuôi thêm gà, vịt nâng cao thu nhập. “Lấy ngắn nuôi dài” Để ứng phó với tình trạng hồ tiêu rớt giá, nhiều hộ nông dân ở huyện Bù Đốp phát triển mô hình “2 trong 1”: trồng tiêu kết hợp nuôi dê. Mô hình này đang mang lại nguồn thu khá lớn cho nông dân. Nhiều hộ thu về hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi dê, giảm áp lực chi phí đầu tư chăm sóc khi hồ tiêu rớt giá. Hộ anh Đào Văn Thành ở ấp 6, xã Hưng Phước có hơn 8.000 trụ tiêu phần lớn trồng bằng nọc sống là cây keo. Anh đã tận dụng lá keo cắt tỉa làm thức ăn cho đàn dê của gia đình Gia đình anh Đào Văn Thành ở ấp 6, xã Hưng Phước (Bù Đốp) hiện có hơn 8.000 trụ tiêu. Phần lớn trụ tiêu được trồng bằng cây keo. Tận dụng lá keo cắt tỉa, gia đình anh cho dê ăn. Anh Thành nói: “Ban đầu nuôi dê chủ yếu để có thêm thu nhập phụ. Nhưng khi hồ tiêu xuống giá, con dê đã trở thành “cứu cánh” cho gia đình tôi. Hiện với việc duy trì đàn dê sinh sản hơn 30 con, mỗi năm gia đình tôi thu về trên 100 triệu đồng. Ngoài ra từ hơn 2 tấn phân dê/năm cũng tiết kiệm mỗi năm hàng chục triệu đồng tiền phân bón”. Việc người dân trồng tiêu kết hợp nuôi dê đang là xu hướng của nông dân Bù Đốp và tỉnh Bình Phước nói chung. Bên cạnh đó, nhiều nông hộ tại huyện Bù Đốp còn chọn giải pháp trồng xen canh các loại cây ưa bóng mát trong vườn tiêu như bắp, đinh lăng... Liên kết sản xuất Việc ra đời các hợp tác xã kiểu mới và tổ liên kết sản xuất tiêu sạch cũng là hướng đi bền vững của nhiều nhà nông huyện Bù Đốp, với mục tiêu liên kết để tìm đầu ra và nâng cao giá trị chuỗi sản phẩm nông nghiệp. Hợp tác xã sản xuất tiêu sạch bền vững Hưng Phước thành lập năm 2016, có quy mô 300 ha đất/80 thành viên, trong đó 150 ha tiêu và các loại cây trồng khác. Đa số thành viên hợp tác xã đã liên kết với Công ty TNHH chế biến gia vị Nedspice Việt Nam và được cấp chứng chỉ sản xuất tiêu sạch theo tiêu chí R.A. Ngoài ra, 95% diện tích tiêu đã được xã viên đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt, tiết kiệm nước. Ông Nguyễn Văn Tiến ở ấp Bù Tam, xã Hưng Phước là thành viên của hợp tác xã. Hiện gia đình ông Tiến có 3.000 trụ tiêu. Ông Tiến bày tỏ: “Đã đến lúc nông dân phải bắt tay nhau xây dựng mối liên kết trong sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm và có đầu ra ổn định”. So với trước đây, hiện sản phẩm của gia đình ông làm ra có giá trị cao hơn so với giá chung thị trường. Ông Tiến tiết lộ: Mỗi kilôgam tiêu làm ra, nếu áp dụng đúng quy trình của Công ty Nedspice thì giá sẽ cao hơn 1.000 đồng. Nếu sản lượng đúng như kế hoạch đăng ký sẽ được công ty thưởng thêm 4.000 đồng/kg. Ngoài ra, khi liên kết nhà nông được cung ứng về kỹ thuật, phân bón hữu cơ vi sinh để giá thành thấp nhất, loại bỏ các chi phí không cần thiết. Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Hợp tác xã sản xuất tiêu sạch bền vững Hưng Phước Bùi Quốc Hai cho biết: Hiện có rất nhiều người trồng tiêu ở Bù Đốp muốn tham gia hợp tác xã. Vào hợp tác xã, người trồng tiêu liên kết và kiểm soát quy trình sản xuất của nhau. Chỉ cần 1 xã viên có hành vi gian lận thương mại hoặc cố tình sản xuất không theo quy trình thì hợp đồng tiêu thụ sản phẩm của hợp tác xã với doanh nghiệp không còn giá trị. Hợp tác xã kiểu mới sẽ gỡ được nút thắt hạn chế trong sản xuất nông nghiệp truyền thống là tạo ra cánh đồng lớn, sản lượng lớn, đảm bảo quy trình kỹ thuật, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp liên kết để nông sản có đầu ra bền vững. Theo các chuyên gia nông nghiệp, để khắc phục tình trạng hồ tiêu mất giá, các địa phương cần sớm tổ chức lại sản xuất, đưa hộ sản xuất nhỏ lẻ vào các nhóm hộ, tổ hợp tác hoặc hợp tác xã kiểu mới... để dễ dàng tiếp cận tiến bộ kỹ thuật, nguồn vốn tín dụng và các đơn vị cung cấp vật tư. Ngoài ra, ngành chức năng cần rà soát, quy hoạch cụ thể đối với từng vùng trồng tiêu; phối hợp ngành khuyến nông chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân để đầu tư thâm canh, sản xuất an toàn, phát triển cây tiêu bền vững. Đức Trung |