会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【tỉ số trận đấu giữa】“Tính kế” cải thiện năng lực cạnh tranh!

【tỉ số trận đấu giữa】“Tính kế” cải thiện năng lực cạnh tranh

时间:2025-01-12 01:50:53 来源:88Point 作者:World Cup 阅读:552次

tinh ke cai thien nang luc canh tranh

“Sức khỏe” DN là động lực quan trọng để Việt Nam cải thiện năng lực cạnh tranh. Ảnh: Hữu Linh

DN làm gì để nâng cao năng lực cạnh tranh?ínhkếcảithiệnnănglựccạtỉ số trận đấu giữa

Tại hội thảo về vai trò của DN trong nâng cao năng lực cạnh tranh vừa được Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức mới đây, ông Nguyễn Đức Thuấn, Chủ tịch HĐQT Thái Bình Shoes, Chủ tịch Hiệp hội Da giày và Túi xách Việt Nam chia sẻ: Từ cuối những năm 80, đầu 90, ngành công nghiệp thời trang Việt Nam luôn có kim ngạch XK lớn. 20 năm qua, ngành hàng này luôn vị trí thứ 2, thứ 3 trong tổng kim ngạch XK.

Mỗi năm, dệt may, da giày tạo kim ngạch XK 40 tỉ USD. Lâu nay nói da giày túi xách chỉ gia công là không công bằng, giai đoạn gia công của ngành da giày qua rồi. Giá trị gia tăng của ngành công nghiệp da giày đã được nâng cao, có cả thiết kế, chi phí phát triển…

Dù không có lợi nhuận đột phá như chứng khoán, nhưng bản thân ngành da giày mỗi năm XK 12 tỉ USD, mang lại giá trị thương mại lớn. Với kim ngạch XK 12 tỉ USD, đương nhiên chúng tôi có ít nhất 5-6 tỉ USD thặng dư thương mại khi ngành da giày đã chủ động được trên 50% vật tư.

tinh ke cai thien nang luc canh tranh
Việt Nam vẫn có lợi thế cạnh tranh lớn, có nhiều tiềm năng để thu hút các DN nước ngoài đến đầu tư kinh doanh. Chúng tôi đầu tư ở Việt Nam vì luật của Việt Nam thuận lợi hơn. Chúng tôi muốn Việt Nam cải thiện hơn về áp dụng công nghệ, tập trung nhiều vào nghiên cứu phát triển, nâng cao chất lượng mặt hàng. Chúng tôi cũng quan tâm nhiều đến phát triển nhân lực Việt Nam. Đây không phải là vấn đề riêng của DN mà cần gắn với chính sách của Chính phủ để nâng cao chất lượng đào tạo. Chính phủ cần quan tâm cải cách giáo dục thời gian tới, vì nhiều lao động ở Việt Nam đang thiếu hụt kĩ năng. Ở Việt Nam, chúng tôi thiếu lao động có khả năng điều hành kinh doanh, kỹ sư, chuyên gia kĩ thuật chuyên ngành. Do đó Chính phủ cần đẩy nhanh hơn nữa giáo dục đào tạo.
tinh ke cai thien nang luc canh tranh

Ông Ko Tae Yeon,
Tổng giám đốc LG Electronic
Việt Nam

“Ngành da giày làm gì để mang lại nhiều giá trị gia tăng hơn? Có 5 trụ cột cơ bản, then chốt mà các DN dù cấp độ nào cũng cần lưu ý tới. Đó là: Thiết kế, nghiên cứu, giá thành, chất lượng sản phẩm, chuyển hàng đúng thời gian. Nếu làm chủ chuỗi giá trị trên, hiệu quả kinh tế sẽ rất lớn” - ông Nguyễn Đức Thuấn nói.

Dù vậy, lãnh đạo Hiệp hội Da giày và Túi xách cũng thừa nhận: Việc yêu cầu chúng ta phải có thương hiệu riêng, cạnh tranh được trên thế giới là không tưởng. Bởi vì để làm được điều đó, có DN trên thế giới phải mất vài trăm năm.

Đây là điều khó có DN Việt Nam nào làm được. Trong bối cảnh đó, chúng tôi đi sâu vào các chuỗi giá trị mà Việt Nam có thế mạnh. Đó là nghiên cứu phát triển và tổ chức quá trình sản xuất. Hai phân khúc đó các nước không thể cạnh tranh được với chúng tôi.

Tất nhiên, chúng tôi vẫn chú trọng thị trường trong nước, phải xây dựng được thương hiệu, song với thị trường trong nước chúng tôi chỉ tập trung vào thương hiệu trung bình.

Trong khi đó, ở lĩnh vực du lịch, với tư cách người đứng đầu một DN hàng đầu trong ngành, ông Trần Hùng Việt, Tổng giám đốc Saigon Tourist đã nhấn mạnh đến sức cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam so với các nước trong khu vực.

Ông Việt giãi bày: Cách đây 25 năm, khi tôi đặt chân đến Thái Lan, Singapore, tới sân bay, khách sạn của họ tôi tự hỏi bao giờ đất nước mình mới được như người ta. Nhưng bây giờ, tôi thấy cơ sở vật chất, con người ngành du lịch Việt Nam đã ngang bằng các nước trong khu vực. Chúng ta đã đạt trình độ hội nhập, năng lực cạnh tranh được nâng cao. Tuy nhiên, muốn trở thành địa điểm khách du lịch đến và trở lại, chúng ta phải tính đến nguồn nhân lực.

Chẳng hạn, hiện Phú Quốc đầu tư mạnh du lịch, sắp tới dự kiến sẽ bùng nổ khách sạn ở Phú Quốc, trong đó có khách sạn lên đến 1.000 phòng. Do đó, nếu không tính đến yếu tố con người thì sẽ bị hụt hẫng. Bởi lẽ, với khách sạn 1.000 phòng, cần phải có 2.000 người làm việc, trong khi nguồn nhân lực ở Phú Quốc còn rất thiếu, nguồn nhân lực trong đất liền lại ít muốn đến vùng hải đảo xa xôi. Vì vậy, ngành du lịch muốn phát triển phải tính đến nguồn nhân lực. Ngoài ra, sản phẩm du lịch của nước ta chưa đồng đều, chưa đa dạng. Cho nên phải có sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch.

DN khỏe, nền kinh tế mới mạnh

Đánh giá cao vai trò DN trong nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho rằng: Các DN là tế bào cấu thành của nền kinh tế, do đó khó có thể có một nền kinh tế “khỏe mạnh” nếu các tế bào của nền kinh tế đó ốm yếu. Vì vậy, sức cạnh tranh của các DN là một trong các nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh quốc gia.

Nỗ lực của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh xét cho cùng là nhằm tạo môi trường thuận lợi cho các DN phát huy sức sáng tạo và đổi mới để có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Do đó, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia đòi hỏi không chỉ quyết tâm của Chính phủ mà cần cả sự nỗ lực vươn lên của chính các DN.

Khi nhìn lại thành công của gần 30 năm đổi mới và mở cửa, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nhấn mạnh: Chúng ta có thể thấy sự thay đổi chính sách thông thoáng, thuận lợi sẽ tạo động lực cho sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân và cả nền kinh tế.

Nhưng ông Vũ Tiến Lộc cũng đánh giá: Năng lực cạnh tranh của DN Việt Nam sẽ khó được cải thiện trong ngày một ngày hai. Đáng lưu ý, năng lực cạnh tranh của Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào khu vực DNNN. Đây là khu vực đang sử dụng rất nhiều nguồn lực của xã hội như tài nguyên, đất đai, vốn… và sự độc quyền trong nhiều lĩnh vực. Do vậy, cải cách và nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực này đang là một yêu cầu bức thiết được đặt ra. Tiếp tục ưu tiên và bảo vệ khu vực DNNN bằng những thể chế và chính sách đặc biệt sẽ không cải thiện được quản trị và nâng cao khả năng cạnh tranh của khu vực này.

Đối với khu vực tư nhân trong nước, khó khăn, đổ vỡ của rất nhiều DN tư nhân trong nước thời gian qua có một phần tác động của môi trường kinh doanh, một phần do chính năng lực cạnh tranh, đặc biệt là năng lực quản trị của phần lớn của DN còn yếu và quy mô của DN còn nhỏ ( 95% - 96% DN có quy mô nhỏ và siêu nhỏ ).

Ông Vũ Tiến Lộc khuyến nghị: “Qua khảo sát của VCCI, chúng tôi thấy có một bộ phận DN vẫn trụ vững trong khủng hoảng nhờ có hệ thống quản trị tốt, quan tâm phát triển nguồn nhân lực, tập trung ngành nghề kinh doanh cốt lõi, chú trọng đa dạng hóa thị trường, kiểm soát tốt rủi ro… Do vậy, thời gian tới cần có một chương trình toàn diện và rộng khắp nhằm nâng cao năng lực quản trị cho các DN Việt Nam. Đó là một cấu phần quan trọng và cốt lõi của chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam.

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • 200 phần quà tết tặng người dân xã Đồng Nai
  • Kết quả cúp C1 hôm nay 6/10
  • Tổ chức quân đội và việc thực thi chủ quyền biển đảo dưới thời các chúa Nguyễn
  • Hơn 2,3 triệu cổ phiếu VTX chính thức giao dịch tại UPCoM
  • Bộ Công an đề xuất xe đưa đón học sinh phải có màu sơn riêng
  • Thuỳ Linh giành chiến thắng lịch sử, lần đầu vô địch Vietnam Open
  • Bảo tồn ca Huế trước nhiều thách thức
  • 2 doanh nghiệp bị phạt do vi phạm về quản trị công ty
推荐内容
  • Nhạc trực tuyến Apple Music cán mốc 20 triệu người dùng trả phí
  • Khai mạc lễ hội “Phú Diên
  • VN, Laos highlight traditional friendship
  • HLV Kiatisuk và các cầu thủ HAGL có điểm trước Hải Phòng
  • Tây Ninh Smart
  • Phái sinh: Các hợp đồng tương lai tăng điểm mạnh