【keo bong da888】Thạnh Xuân chú trọng phát triển kinh tế hiệu quả
Sau khi được công nhận xã nông thôn mới,ạnhXunchtrọngphttriểnkinhtếhiệuquảkeo bong da888 chính quyền và Nhân dân xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, rất phấn khởi và ra sức phát triển kinh tế để tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.
Những năm gần đây, nhờ kết cấu hạ tầng, hệ thống giao thông được đầu tư hoàn thiện nên kinh tế của xã ngày càng phát triển. Nhờ vậy, người dân làm nông nghiệp tự lái xe chở phân thuốc ra tận vườn, ruộng, còn ngày thu hoạch không lo khâu vận chuyển vì xe của thương lái đến tận nơi. Đời sống của Nhân dân được nâng lên, tăng hộ khá, hộ giàu, giảm hộ nghèo do phát triển được mô hình kinh tế vườn.
Mô hình kinh tế vườn cây ăn trái giúp ông Na có thu nhập cao và an nhàn hơn trước.
Cũng nhờ mô hình kinh tế vườn mà mấy năm nay cuộc sống của lão nông Trần Văn Tòng, ở ấp Trầu Hôi A ngày càng cải thiện. Thực hiện theo mô hình chuyển đổi cây trồng, cải tạo vườn tạp, vườn kém hiệu quả, ông đã trồng chanh không hạt với diện tích 3.000m2. Giờ đây, sau 5 năm chăm sóc, hàng năm ông Tòng có khoản thu gần 150 triệu đồng. Ông Tòng phấn khởi cho hay: “Hồi đó trồng lúa năm trúng năm thất, không giàu được. Sau khi đi tham quan mô hình trồng chanh không hạt của huyện Châu Thành, tôi đã học hỏi kỹ thuật rồi trồng theo. 3 năm nay, chanh cho trái, mang về nguồn thu nhập khoảng 50 triệu đồng/công. Tháng nào cũng có chanh bán cho thương lái, cái ăn, cái mặc hàng ngày không còn đáng lo nữa”.
Còn hộ ông Bùi Tấn Na, ở ấp Trầu Hôi cũng nhờ làm kinh tế nông nghiệp mà khấm khá. Chỉ với 1.000m2 đất vườn, ông Na có thể tận hưởng tuổi già với mô hình trồng cam mật xen vườn xoài Thái. Ông Na nhớ lại: “Hơn 5 năm trước, tôi trồng hành có thu nhập ổn định nên sau đó tôi mua được thêm 2.000m2 đất ruộng nữa. Vì có sẵn vốn từ mấy năm trồng hành lá nên tôi đã lập vườn trồng cam mật. Bởi tôi cũng đã gần 70 tuổi rồi không đủ sức đi tưới nước cho hành hàng ngày. Được hướng dẫn của xã cùng cán bộ nông nghiệp nên tôi lập vườn trồng cây ăn trái cho nhàn nhã hơn. Tôi trồng 2 công cam mật nay đã cho trái chiếng, vừa qua bán trái cũng kiếm được hơn 20 triệu đồng. Năm nay, tôi trồng thêm 1 công nữa với 50 cây xoài Thái xen thêm 50 gốc cam mật. Tuy thời gian đầu có vất vả và nặng vốn đầu tư nhưng khâu chăm sóc khá nhàn hơn vì mỗi tuần chỉ tưới nước 1 lần”. Để có thêm thu nhập, ông Na đã trồng xen thêm chuối cao và bắp, ớt chỉ thiên, khoai mì… nhằm tận dụng đất trống khi xoài và cam còn nhỏ. Vậy mà những loại rau màu này đã mang về cho ông Na nguồn thu thêm khoảng 1 triệu đồng mỗi tháng.
Bên cạnh kinh tế vườn thì mô hình chăn nuôi của xã cũng rất phát triển. Đáng kể nhất là mô hình nuôi ba ba của Hợp tác xã (HTX) chăn nuôi ba ba Thạnh Lợi, ở ấp Láng Hầm B giúp kinh tế người dân nâng lên rõ nét. Ngoài 20 thành viên của HTX, nhiều hộ dân ở khu vực xung quanh đã học tập được mô hình chăn nuôi ba ba. Sản phẩm ba ba được HTX tiêu thụ ổn định cả về sản lượng và giá cả. Bà Trương Ánh Nguyệt, Giám đốc HTX, cho biết: “HTX sẽ mở rộng mô hình, hướng dẫn kỹ thuật và hỗ trợ con giống cho bà con nào thực sự có nhu cầu muốn nuôi ba ba, cua đinh. Sau đó, HTX sẽ thu mua lại vì HTX luôn có hợp đồng mua bán với nhiều đối tác tiêu thụ trong và ngoài nước”.
Ông Đặng Ngọc Tân, Chủ tịch UBND xã Thạnh Xuân, cho biết: “Trong tiến trình xây dựng, củng cố xã nông thôn mới, chúng tôi rất quan tâm xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu để phục vụ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân. Những năm qua, Thạnh Xuân đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ mang lại những đổi thay tích cực về phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Do đó, ở xã đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất nổi bật với con số lên đến gần 240 mô hình. Các mô hình này cho thu nhập từ 50-150 triệu đồng/năm”.
Hoạch định cho hướng phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn của xã nông thôn mới trong năm tới và những năm tiếp theo, Chủ tịch UBND xã Thạnh Xuân Đặng Ngọc Tân định hướng: Năm tới, ngoài việc nâng chất tiêu chí nông thôn mới, Thạnh Xuân còn tiếp tục nhân rộng những mô hình làm ăn có hiệu quả cho bà con học tập, làm theo. Song song đó, hỗ trợ hộ nghèo làm ăn thông qua các nguồn vốn, đào tạo nghề để bà con có việc làm tạo thu nhập, thoát nghèo và ổn định cuộc sống. Từ đó, bà con từng bước phát triển kinh tế, làm giàu, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Xã Thạnh Xuân có diện tích đất tự nhiên hơn 1.754ha. Trong đó, có hơn 808ha vườn cây ăn trái, trồng nhiều nhất là cây có múi. Những tháng đầu năm, xã đã vận động, hướng dẫn bà con cải tạo được 6ha vườn cây kém hiệu quả. Từ nay đến cuối năm sẽ tiếp tục cải tạo từ 15-16ha vườn kém hiệu quả, trong đó có 1,9ha vườn tạp sang canh những loại cây có giá trị kinh tế. |
Bài, ảnh: TRÚC LINH
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Năm 2025, tiếp tục siết chặt việc chấp hành pháp luật về giá và thẩm định giá
- ·VitaDairy tiếp tục trao tặng 5 tỷ đồng cho Quỹ “Bảo vệ y bác sĩ 24H”
- ·Hưng Hải Group
- ·TP.HCM dự kiến hoạt động lại một số chợ truyền thống đủ điều kiện phòng dịch
- ·Sách Phật giáo: Những tác giả quen thuộc tiếp tục thu hút độc giả
- ·Ông Trịnh Thanh Huy trở lại Descon
- ·Dùng 'chiếc lồng mạ vàng' để đón du khách quốc tế, khả thi hay không?
- ·Hôm nay (11
- ·Ngành Thuế Quảng Ninh tập trung đảm bảo thu ngân sách ngay từ đầu năm 2025
- ·Cổ đông 'không tên' đứng sau bộ sách giáo khoa Cánh Diều
- ·Tuân thủ tự nguyện pháp luật thuế giúp đẩy nhanh quá trình giải quyết hoàn thuế
- ·Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Tăng trưởng 6% khả thi hơn
- ·AIPA đồng hành với ASEAN trong nỗ lực khống chế đại dịch Covid
- ·Thủ tướng dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại chiến trường Điện Biên Phủ
- ·Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Mưa rào, nắng nóng trở lại
- ·Bộ Công thương đề xuất cho doanh nghiệp vay vốn thu mua thóc, gạo
- ·Hợp tác Việt Nam
- ·Chủ tịch Quảng Ngãi nêu 11 đầu việc cần tăng tốc
- ·Cùng nhận hối lộ vụ Việt Á nhưng động cơ khác nhau sẽ bị xử lý khác nhau
- ·Chủ tịch Quốc hội: Có văn bản ký lúc 2 giờ sáng để kịp trình Quốc hội