【lens vs nantes】Thời điểm, trình tự phân loại nợ của ngân hàng thương mại
Thời điểm,ờiđiểmtrìnhtựphânloạinợcủangânhàngthươngmạlens vs nantes trình tự phân loại nợ của ngân hàng thương mại
Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 31/2024/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có (gọi là nợ) trong hoạt động của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Thời điểm, trình tự phân loại nợ
Thông tư quy định rõ thời điểm, trình tự phân loại nợ của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài như sau:
Ít nhất mỗi tháng một lần, trong 07 ngày đầu tiên của tháng, ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng căn cứ quy định để tự thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng đến thời điểm cuối ngày cuối cùng của tháng trước liền kề theo kết quả tự phân loại nợ, cam kết ngoại bảng và gửi kết quả tự phân loại nợ, cam kết ngoại bảng cho Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC).
Ngoài thời điểm phân loại nêu trên, ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng được tự thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng theo quy định nội bộ.
Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được kết quả tự phân loại nợ, cam kết ngoại bảng của ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, CIC tổng hợp danh sách khách hàng theo nhóm nợ có mức độ rủi ro cao nhất mà các ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng đã tự phân loại và cung cấp cho ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được danh sách khách hàng do CIC cung cấp theo quy định, ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng điều chỉnh nhóm nợ theo nhóm nợ của danh sách khách hàng do CIC cung cấp.
Trường hợp kết quả tự phân loại nợ, cam kết ngoại bảng của khách hàng thấp hơn nhóm nợ theo danh sách khách hàng do CIC cung cấp, ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải điều chỉnh kết quả phân loại nợ, cam kết ngoại bảng theo nhóm nợ của khách hàng do CIC cung cấp.
Căn cứ kết quả kiểm tra, thanh tra, giám sát và thông tin tín dụng có liên quan, Ngân hàng Nhà nước có quyền yêu cầu ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng thực hiện việc đánh giá, phân loại lại các khoản nợ cụ thể phù hợp với mức độ rủi ro của các khoản nợ đó.
Nguyên tắc tự phân loại nợ
Bên cạnh đó, Thông tư cũng quy định rõ nguyên tắc tự phân loại nợ. Theo đó, toàn bộ dư nợ và số dư cam kết ngoại bảng của một khách hàng tại một ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải được phân loại vào cùng một nhóm nợ và là nhóm nợ có mức độ rủi ro cao nhất trong các nhóm nợ của các khoản nợ và/hoặc cam kết ngoại bảng của khách hàng đó.
Đối với khoản cấp tín dụng hợp vốn, từng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tham gia cấp tín dụng hợp vốn có trách nhiệm thông báo cho ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng là thành viên tham gia cấp tín dụng hợp vốn về kết quả tự phân loại nợ theo quy định.
Đối với khoản ủy thác cấp tín dụng (trừ khoản ủy thác phát hành thư tín dụng), khoản ủy thác mua trái phiếu chưa niêm yết mà bên nhận ủy thác chưa giải ngân hết số tiền đã ủy thác theo hợp đồng ủy thác, ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng ủy thác phải phân loại số tiền đã ủy thác nhưng chưa giải ngân như là một khoản cho vay đối với bên nhận ủy thác. Thời gian quá hạn được xác định từ thời điểm bên nhận ủy thác không giải ngân đúng theo thời hạn giải ngân quy định tại hợp đồng ủy thác.
Đối với khoản nợ đã bán (trừ khoản nợ đã được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro) nhưng chưa thu được đầy đủ tiền bán nợ thì ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng bán nợ phân loại số tiền chưa thu được theo hợp đồng mua, bán nợ như là khoản nợ chưa bán.
Đối với khoản nợ đã mua, tại thời điểm mua nợ ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng mua nợ phân loại số tiền mua nợ đã thanh toán vào nhóm nợ có mức độ rủi ro không thấp hơn nhóm nợ mà khoản nợ đó đã được phân loại tại thời điểm phân loại nợ gần nhất trước khi mua và tiếp tục thực hiện phân loại số tiền mua nợ như khoản nợ tại chính ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng theo quy định.
Đối với số tiền mua, ủy thác cho tổ chức khác (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) mua trái phiếu chưa niêm yết, ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng phân loại số tiền mua trái phiếu như là một khoản cho vay đối với bên phát hành trái phiếu; trường hợp trái phiếu doanh nghiệp có bảo đảm thì phân loại như là một khoản cho vay có bảo đảm đối với bên phát hành trái phiếu.
Đối với số tiền mua, ủy thác cho tổ chức khác mua trái phiếu chưa niêm yết được kéo dài kỳ hạn trái phiếu theo quy định của pháp luật thì được phân loại như một khoản cho vay được gia hạn nợ.
- ·Thông xe đường song hành cao tốc TP.HCM
- ·Bị xù nợ: khi nào thì hình sự?
- ·Chung cư chờ sập, phá cũng không dễ
- ·Yếu tố then chốt nào thu hút khách du lịch tại các khu nghỉ dưỡng?
- ·Nhận định, soi kèo Al Faisaly vs Neom SC, 19h25 ngày 6/1: Cửa dưới thất thế
- ·Ngay đầu năm 2019 tin vui đã tới với các chủ đầu tư dự án BT
- ·Chuyện nghịch lý ở xã An Linh, Phú Giáo: Nước sạch chỉ dùng để tắm giặt!?
- ·Bất cân xứng thông tin, rủi ro rình rập người mua nhà
- ·85% tổ chức tín dụng kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận năm 2025
- ·Chi cục thi hành án TP.TDM: Việc kê biên tài sản để thi hành Quyết định số 146/2012/QĐST
- ·4 mẹ con tử vong ở Khánh Hòa: Người chồng không muốn tiếp xúc với ai
- ·Lãi suất huy động trái phiếu bất động sản chưa đáng ngại
- ·Người Việt chi đậm cho mái ấm
- ·Nhiều người không hôi tiền đánh rơi
- ·3 người bị chém trong vụ tranh nhau ‘giật’ đồ cúng ở TPHCM
- ·Tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ
- ·Giải quyết tình trạng kẹt xe trước cổng trường: Cần có giải pháp căn cơ
- ·Đà Nẵng yêu cầu tháo hết các container, kiot bán đất trái phép
- ·Nguyên nhân tai nạn đặc biệt nghiêm trọng khiến 6 người thương vong ở Hà Giang
- ·Muốn kéo dài cuộc sống để được nhìn thấy con trưởng thành
-
"Hãy cho đi khi mình có thể"Hớn Quản: Trao tặng 3 căn nhà “Mái ấm tình thương”Chuyện buông bỏCông bố danh sách 63 cụm thi THPT quốc gia 201797 học sinh đạt thành tích xuất sắc trong hoạt động hèBăn khoăn từ kỳ thi thử THPT quốc giaGian truân đời nghệ sĩBảo hiểm y tếĐảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho học sinh bán trúPhát hiện 2 cơ sở kinh doanh thực phẩm sai phạm