【kêo nha cai】Số học sinh học toán, khoa học bằng tiếng Anh ở TPHCM từ 600 lên hơn 30.000

[Thể thao] 时间:2025-01-10 20:45:36 来源:88Point 作者:La liga 点击:43次

Số học sinh học toán,ốhọcsinhhọctoánkhoahọcbằngtiếngAnhởTPHCMtừlênhơkêo nha cai khoa học bằng tiếng Anh ở TPHCM từ 600 lên hơn 30.000

Hoài NamHoài Nam

(Dân trí) - Trong 10 năm, số học sinh theo học các môn toán, khoa học và tiếng Anh tích hợp theo Đề án 5659 của TPHCM tăng từ 600 lên hơn 30.000 em, gấp hơn 50 lần.

5 học sinh ở TPHCM đạt điểm cao nhất thế giới 

Thông tin trên được ông Nguyễn Bảo Quốc, Phó giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM chia sẻ tại Hội nghị sơ kết 10 năm thực hiện Đề án 5695: Đề án dạy và học các môn toán, khoa học và tiếng Anh tích hợp chương trình Anh và Việt Nam (tiếng Anh tích hợp).

Số học sinh học toán, khoa học bằng tiếng Anh ở TPHCM từ 600 lên hơn 30.000 - 1

Ông Nguyễn Bảo Quốc, Phó Giám đốc Sở GDD&ĐT TPHCM báo cáo về Đề án 5695 (Ảnh: Hoài Nam).

"Năm đầu tiên chương trình mới được triển khai tại 18 trường học của 3 quận huyện với 600 học sinh tham gia. Đến năm học 2023-2024 đã được triển khai trên 160 trường tại 20 quận huyện với trên 30.000 học sinh.

Điều này cho thấy nhu cầu học tiếng Anh kết hợp với các môn kiến thức khoa học ngày càng tăng cao", Phó giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM chia sẻ.

Ông Quốc cho biết, kết quả học tập của học sinh tham gia Đề án 5695 luôn đạt mức cao, đặc biệt là ở các môn toán và khoa học. Tỉ lệ học sinh đạt điểm giỏi trong các bài kiểm tra định kỳ và cuối kỳ môn toán và khoa học bằng tiếng Anh luôn đạt 85%-90%.

Tỷ lệ học sinh dự thi chứng chỉ quốc tế Pearson Edexcel có kết quả mức Đạt (Pass) trung bình 3 môn tiếng Anh, toán, khoa học qua 10 năm là 86% ở bậc tiểu học, 92% ở THCS và 96% ở THPT.

Đề án giúp nhiều học sinh đạt thành tích cao trong các kỳ thi học thuật quốc tế. Nổi bật nhất là có 5 học sinh đạt điểm cao nhất thế giới trong các kỳ thi chứng chỉ quốc tế Pearson Edexcel, 41 học sinh được Hội đồng khảo thí quốc tế Pearson Edexcel trao giải đạt điểm cao nhất toàn quốc, 119 học sinh nhận giải học sinh xuất sắc.

Ông Nguyễn Bảo Quốc cũng thông tin, đa số học sinh khi hoàn thành chương trình các cấp học đều đạt được trình độ tương ứng theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Bộ GD&ĐT, tương đương các mức độ theo Khung tham chiếu châu Âu (CEFR). 

Tiền đề đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng đánh giá Đề án 5695 của TPHCM đã triển khai những mục tiêu rất cụ thể của Nghị quyết 29 mang lại hiệu quả tích cực, bền vững.

Số học sinh học toán, khoa học bằng tiếng Anh ở TPHCM từ 600 lên hơn 30.000 - 2

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng đề nghị TPHCM nghiên cứu mở rộng các môn học khác bằng tiếng Anh (Ảnh: Anh Phúc).

Điều này cho thấy đề án được triển khai kịp thời, đúng mục tiêu, thể hiện tầm nhìn xa, chiến lược, nhanh nhạy của lãnh đạo TPHCM. Đề án cho thấy sự tham mưu trúng, đúng, quyết tâm dám nghĩ, dám làm, dám đột phá của lãnh đạo Sở GD&ĐT TPHCM.

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đề nghị TPHCM tiếp tục cân nhắc, từ kinh nghiệm thực hiện ở môn toán, khoa học bằng tiếng Anh để nghiên cứu mở rộng các môn khác trong điều kiện có thể.

Ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho hay việc thực hiện Đề án 5695 của TPHCM là một trong những kinh nghiệm để nhân rộng và học tập. Ông nêu ra kiến nghị Bộ GD&ĐT nhân rộng mô hình này đến các tỉnh thành.

Bà Nguyễn Phương Lan, Tổng giám đốc EMG Education cho rằng, những thành quả đạt được trong 10 năm qua đã minh chứng rằng Đề án 5695 thực sự là tiền đề vững chắc để từ đó có thể đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học.

Theo bà Lan, đề án đạt được những kết quả như trên vì đảm bảo được 4 điều then chốt gồm: Mô hình hợp tác "bốn nhà" nhất quán, hiệu quả và thành công; đội ngũ giáo viên giỏi; xây dựng khung chương trình ứng dụng công nghệ tiên tiến chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế; xây dựng môi trường ứng dụng tiếng Anh thực tiễn, học mọi lúc mọi nơi, không chỉ giới hạn trong các giờ học trên lớp.

Số học sinh học toán, khoa học bằng tiếng Anh ở TPHCM từ 600 lên hơn 30.000 - 3

Bà Nguyễn Phương Lan báo cáo tham luận tại hội nghị (Ảnh: Hoài Nam).

Trong đó mô hình "bốn nhà" bao gồm nhà quản lý, nhà trường, nhà doanh nghiệp và nhà người học (phụ huynh học sinh) đã phát huy hiệu quả vượt trội trong việc tích hợp tiếng Anh vào giảng dạy các môn học cốt lõi như toán và khoa học bằng tiếng Anh.

Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn cao, xây dựng môi trường ứng dụng tiếng Anh thực tiễn, thường xuyên cải tiến công nghệ trong quá trình dạy như mô hình 3D, phòng thí nghiệm ảo Virtual Experiments, lớp học trên nền tảng Metaverse… giúp cho học sinh tiếp cận với các học liệu và công nghệ giáo dục hiện đại.

Theo bà Lan, đây là nền tảng giúp đề án tạo ra mô hình giáo dục bền vững, phù hợp với điều kiện Việt Nam và đáp ứng xu thế hội nhập quốc tế. Học sinh không chỉ giỏi về kiến thức mà còn tự tin giao tiếp và làm việc bằng tiếng Anh, sẵn sàng cạnh tranh công bằng với bạn bè quốc tế.

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接