当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【bxh fifa bóng đá nữ】Doanh nghiệp cổ phần hóa vì sao chưa hấp dẫn nhà đầu tư ngoại?

doanh nghiep co phan hoa vi sao chua hap dan nha dau tu ngoai

Cổ phần của doanh nghiệp nhà nước hiện nay vẫn tỏ ra kém hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. (Ảnh minh họa: KT)

Đánh giá từ Cục Tài chính Doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cho thấy, công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên, tiến độ cổ phần hóa còn chưa đáp ứng được yêu cầu và kế hoạch đề ra, một phần do lượng cổ phần của doanh nghiệp chào bán ra công chúng đạt thấp so với phương án cổ phần hóa, điều này khiến tỷ lệ vốn nhà nước ở các các công ty cổ phần hóa vẫn còn cao.

Có một thực tế là công tác cổ phần của doanh nghiệp nhà nước hiện nay vẫn tỏ ra kém hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, thể hiện ở việc quy định giới hạn về tỷ lệ sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài, hạn chế cung cấp thông tin, thiếu minh bạch trong quá trình thực hiện, và định giá thiếu thực tế và không phản ánh giá trị thực của doanh nghiệp…

Tại hội thảo “Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước từ góc nhìn của nhà đầu tư nước ngoài" do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cùng Hiệp hội thương mại Hoa Kỳ phối hợp tổ chức cuối tuần qua, nhiều ý kiến đã đưa ra vấn đề thực tiễn và thách thức mà các nhà đầu tư nước ngoài đối mặt trong quá trình tham gia cổ phần hoá và thoái vốn nhà nước trong các doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam.

Phân tích nguyên nhân của vấn đề này, ông Adam Sitkoff, Giám đốc điều hành Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ (AmCham) tại Hà Nội cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể tối đa hoá doanh thu từ cổ phần hoá, đồng thời tăng sự tin tưởng của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần thiết phải cho các nhà đầu tư thấy được quá trình cổ phần hoá và thoái vốn minh bạch, đồng thời cung cấp được đầy đủ các thông tin có liên quan về doanh nghiệp.

Chỉ ra một nghịch lý của quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước thời gian qua, TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, mặc dù 96,5% doanh nghiệp đã được cổ phần hoá, nhưng chỉ có 8% số vốn nhà nước được chuyển giao cho khu vực tư nhân. Một trong những nguyên nhân của thực trạng này theo TS. Trần Đình Thiên là do tỷ lệ vốn nhà nước được phép bán rất hạn chế, mức cao nhất cũng chỉ lên đến 49%.

"Với tỷ lệ nắm giữ cổ phần hạn chế, các doanh nghiệp tư nhân bị loại khỏi quyền tham gia điều hành chưa nói đến quyền chi phối doanh nghiệp. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến các nhà đầu tư tư nhân, bao gồm cả các doanh nghiệp nước ngoài ít mặn mà với việc mua doanh nghiệp nhà nước”, TS. Trần Đình Thiên chỉ rõ.

Có cùng quan điểm này, ông Tony Foster, Luật sư điều hành Công ty Luật Freshfields (Anh) cho rằng, để thu hút được các nhà đầu tư nghiêm túc và dài hạn, quy định cần phải tạo điều kiện cho các nhà đầu tư được mua cổ phần chi phối trong các doanh nghiệp cổ phần hoá hay thoái vốn nhà nước.

“Điều này sẽ mang đến những chào giá tốt hơn từ nhà đầu tư và tạo thêm doanh thu cho chính phủ”, ông Tony Foster kiến nghị và đề xuất các cơ quan Chính phủ xem xét sửa đổi các qui định pháp luật để cho phép nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 49% cố phần trong các doanh nghiệp cổ phần hoá hay thoái vốn nhà nước.

Nhiều ý kiến khác cũng tỏ ra quan ngại với yêu cầu về việc định giá phải dựa trên giá giao dịch thị trường - một mức giá thường không thể hiện chính xác giá trị của doanh nghiệp. Ông Johnathan Ooi, một chuyên gia về M&A đến từ công ty PriceWaterhouse Coopers cho biết, giữa các nhà đầu tư và các doanh nghiệp cổ phần hoá có sự khác biệt trong cách hiểu về định giá.

Vì vậy, để giải quyết vấn đề này, ông Johnathan Ooi kiến nghị cần phải có một đơn vị đánh giá độc lập tiến hành việc định giá dựa trên các chuẩn mực quốc tế được chấp nhận bởi các nhà đầu tư quốc tế. "Nhà đầu tư chỉ quyết định đầu tư đáng kể khi họ thấy được sự cân bâng giữa rủi ro và lợi nhuận", ông Johnathan chia sẻ.

Để có thể nâng cao hiệu quả và chất lượng của cổ phần hoá và thoái vốn nhà nước trong các doanh nghiệp, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội – ông Nguyễn Đức Kiên khuyến nghị, các cơ quan bộ ngành và các doanh nghiệp nhà nước cần thường xuyên trao đổi thông tin, lắng nghe ý kiến và nguyện vọng của các nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần học hỏi kinh nghiệm của các chuyên gia tư vấn trong và ngoài nước để tìm hiểu các nguyên nhân, tìm ra giải pháp nhằm thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư. Song song với đó, Chính phủ cần nghiên cứu để gỡ bỏ các rào cản pháp lý và hạn chế các nhà đầu tư nước ngoài; loại bỏ các lợi ích nhóm từ đó nâng cao tính minh bạch cho quá trình cổ phần hoá và thoái vốn của doanh nghiệp nhà nước./.

分享到: