【kết quả vô địch ngoại hạng anh】Thị trường chứng khoán: Đã vào vùng điểm để ‘xuống tiền’?

时间:2025-01-10 23:34:35 来源:88Point

Mức giảm trong tháng 7 cơ bản đã tạo đáy

Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã điều chỉnh khá mạnh trong tháng 7/2021,ịtrườngchứngkhoánĐãvàovùngđiểmđểxuốngtiềkết quả vô địch ngoại hạng anh khi chỉ số VN-Index đã giảm tên 100 điểm, từ mốc hơn 1.400 đã được xác lập trước đó. Dù vẫn ở nền cao, nhưng thanh khoản thị trường cũng giảm khá mạnh, khi nhiều phiên xoay quanh mức 17.000 – 18.000 tỷ đồng/phiên, giảm khá mạnh so với con số 25.000 – 30.000 tỷ đồng/phiên của nhiều phiên trước đó.

Tại buổi tọa đàm trực tuyến "Nhận diện cơ hội TTCK nửa cuối năm 2021", ông Lê Anh Tuấn - Giám đốc chiến lược đầu tư Công ty Dragon Capital cho biết, nhìn vào thị trường giai đoạn vừa qua, chỉ số giảm 13 - 14% so với đỉnh, nhưng phải nói thị trường có sự trưởng thành vượt bậc. “Thanh khoản 25.000 - 30.000 tỷ đồng khó giữ được sự ổn định trong thời gian dài. Tôi cho rằng, trên sàn HOSE, với mức thanh khoản 15.000 - 17.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 80% vốn hóa toàn thị trường là mức hợp lý.” – ông Lê Anh Tuấn nói.

Về định giá, ông Lê Anh Tuấn cho rằng, mức P/E của thị trường có lúc là đắt, có lúc cũng là rẻ tùy thuộc vào tăng trưởng lợi nhuận trong tương lai.

“Trước khi Covid-19 trở thành vấn đề lớn, dự báo tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp trên cả 3 sàn khoảng 50 - 52%. Nhưng vì tác động của đợt dịch thứ 4 nên dự báo giảm xuống, tăng trưởng 40% cho năm 2021. Năm 2022 nếu kiểm soát được dịch thì lợi nhuận tăng 22 - 25%. Nhìn ngược lại thời điểm hồi năm 2020, không ai dám nói năm 2021, lợi nhuận sẽ tăng trưởng 30 - 40%. Tuy nhiên, khi dịch Covid-19 đi qua, sự hồi phục của các nền kinh tế là rất mạnh, chẳng hạn như Mỹ, GDP tăng tới 6,6% - cao nhất mấy chục năm qua.” – đại diện Dragon Capital phân tích.

Nói về thị trường giảm đợt qua, ông Lê Anh Tuấn đưa ra 2 yếu tố: một phần là do định giá và thứ 2 là do dòng tiền. Dòng tiền nước ngoài rút ròng tăng mạnh trong thời gian gần đây, nếu tính từ đầu năm đến nay, khối này rút ròng trên sàn chứng khoán 1,7 triệu USD. Cùng với đó, dòng tiền cho vay ký quỹ cũng đã tăng rất mạnh lượng cho vay ký quỹ tăng đột biến ở các công ty. Vì vậy, muốn thị trường tăng tiếp, cần có các đợt chuyển hóa từ người vay nhiều sang các nhà đầu tư chưa vay, dòng tiền nước ngoài quay lại, dòng tiền mới thay thế dòng tiền cũ. “Nhưng với diễn biến này, tôi cho là tốt.” – ông Tuấn nhấn mạnh.

chứng khoán
Nhiều cổ phiếu đã về vùng giá hấp dẫn sau đợt giảm vừa qua. Ảnh: Duy Dũng.

Ông Lã Giang Trung - Tổng giám đốc Passion Investment, cũng cho hay, lợi nhuận doanh nghiệp vẫn dự báo tăng trưởng từ nay đến năm 2022. Nhìn về chu kỳ kinh tế, cơ quan nghiên cứu kinh tế quốc gia Mỹ nhận định suy thoái kinh tế do Covid-19 đã kết thúc vào tháng 4/2020. Đây là sự phục hồi của nền kinh tế đầu tàu thế giới và TTCK cũng hồi phục theo. Tương tự ở Việt Nam, là quốc gia xuất khẩu nhiều, cũng đã xuất hiện đáy TTCK vào cuối tháng 3/2020 và phục hồi tăng trở lại.

“Nếu chu kỳ dài thì tăng trưởng này có thế kéo dài 7 - 10 năm. Chúng tôi đầu tư là nhìn chu kỳ tăng trưởng này, thì việc điều chỉnh giảm trong ngắn hạn không là vấn đề.” – ông Lã Giang Trung nói.

Ông Trung cũng phân tích thêm, trong quá trình tăng trưởng, các nhịp điều chỉnh là không thể tránh khỏi, theo thống kê, nhịp điều chỉnh bình quân là 17% cho 1 nhịp, thời gian bình quân là 6 tháng. Như TTCK Mỹ là điều chỉnh 14% từ đỉnh. Với Việt Nam từ tháng 3/2020 đến nay có 4 nhịp điều chỉnh, gồm: tháng 6 - 7/2020, 1/2021 và 7/2021, khá tương đồng với cac con số trong quá khứ. Trong tháng 7/2021, giảm 13% là cơ bản tạo đáy.

Vào vùng điểm gom cổ phiếu những doanh nghiệp tốt?

Theo ông Lê Anh Tuấn, xét kỹ hơn về định giá năm 2021, với tăng trưởng lợi nhuận 35 - 40%, thì mức P/E khoảng 14 - 15 lần. Năm 2022, tăng trưởng lợi nhuận 22 - 25% thì P/E còn 11,5 - 12 lần. Như vậy, so với P/E trung bình thị trường 15 - 16 lần thì còn cách rất xa, nên còn hấp dẫn. “Đúng là có một số công ty trên sàn có định giá cao hơn hẳn so với trung bình toàn thị trường, nhưng tổng thể, P/E 11 - 12 lần thì không đắt.”- đại diện Dragon Capital nhấn mạnh.

Về mặt điểm số, ông Lê Anh Tuấn cho rằng, nếu tin vào tăng trưởng lợi nhuận năm 2022 ở mức 22 - 25%, thì vùng VN-Index 1.200 - 1.250 điểm là vùng quan tâm, có thể xuống tiền mua cổ phiếu doanh nghiệp tốt.

Về mặt vĩ mô, “chắc chắc trong 6 tháng tới, chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ sẽ phải đẩy mạnh hơn nữa để khôi phục kinh tế. Đây là yếu tố sẽ hỗ trợ tốt cho TTCK.” – ông Tuấn nói.

Ông Lã Giang Trung cũng nhận định, với kinh tế Việt Nam tiếp tục phục hồi, kỳ vọng khống chế dịch Covid-19 sớm, TTCK ở giai đoạn đầu tăng trưởng thì còn đi lên. Thống kê cho thấy, sau nhịp điều đỉnh thì thị trường có thể lên 30 - 40%. Với các giả định này, “tôi cho rằng, cuối năm nay VN-Index có thể đạt 1.600 - 1.700 điểm với điều kiện Covid khống chế trong tháng 8, 9.” – ông Trung dự báo.

Ông Lê Quang Minh - Giám đốc Phân tích đầu tư, Công ty Chứng khoán Mirae Asset dự báo nền kinh tế vẫn duy trì được tốt, thế giới cũng đánh giá cao nền kinh tế Việt Nam, là điểm sáng trong khu vực Đông Nam Á. Đặc biệt, là độ mở của nền kinh tế, chỉ sau Hồng Kông (Trung Quốc)… Triển vọng của nền kinh tế rất lớn, giúp Việt Nam duy trì được đà tăng trong dài hạn. Với nhà đầu tư, dài hạn mới là quan trọng và Việt Nam vẫn là điểm sáng trong khu vực, khi mọi thứ ổn trở lại.

Còn theo bà Nguyễn Thị Phương Lam - Giám đốc Phân tích và tư vấn đầu tư Công ty Chứng khoán Rồng Việt, tính đến cuối tháng 6/2021, VN-Index hiện đang giao dịch với mức P/E 19,2 lần, cao hơn 19% so với mức P/E trung bình 3 năm (16,2 lần) nhưng vẫn thấp hơn so với giai đoạn 2018 khi P/E chạm mốc 22,2 lần.

“Chúng tôi đánh giá đây là mức khá cao. Tuy nhiên, nhìn dài hạn, dòng tiền có nhu cầu đầu tư trong dân là rất lớn, số lượng tài khoản mở mới vẫn ghi nhận tăng mạnh trong thời gian qua với hơn 100.000 tài khoản mở mới/tháng. Sau đợt điều chỉnh vừa rồi, nhiều cổ phiếu đã về mức hấp dẫn là cơ hội cho nhà đầu tư mua.” – bà Phương Lam khuyến nghị.

Thái Duy

推荐内容