【kết quả ngoại anh】Chuyển đổi số báo chí: Yêu cầu sống còn; phải làm linh hoạt, thực chất

作者:Cúp C2 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-26 16:25:13 评论数:
Các vị khách mời tham gia talkshow tại Trường quay Báo Đầu tư. (Ảnh: Chí Cường)

Để chuyển đổi sốbáo chí đi vào thực chất

Tại talkshow đặc biệt nhân dịp 98 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6/1925 – 21/6/2023 với chủ đề “Chuyển đổi số báo chí – nâng bước đồng hành”,ểnđổisốbáochíYêucầusốngcònphảilàmlinhhoạtthựcchấkết quả ngoại anh do Báo Đầu tư tổ chức, sáng 20/6/2023, các diễn giả đã chia sẻ nhiều thông tin về thực trạng chuyển đổi số của ngành báo chí và những xu hướng lớn đáng quan tâm.

Trong bối cảnh nổ thông tin và công nghệ phát triển vũ bão, thì chuyển đổi số báo chí vừa là yêu cầu vừa là nhiệm vụ của các cơ quan báo chí, để tăng trải nghiệm khách hàng, thu hút và giữ chân bạn đọc, từ đó tăng hiệu quả công tác tuyên truyền, cung cấp cho người xem, người nghe nguồn thông tin chính xác, minh bạch, nhanh chóng và kịp thời theo xu thế chuyển đổi số chung của toàn xã hội và đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp.

Bà Mai Hương Giang, Phó cục trưởng, Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, việc triển khai Chiến lược Chuyển đổi số báo chí có lộ trình hàng năm, nhằm hướng đến những kết quả thực chất.

Sự thay đổi đó là yêu cầu tự thân để tồn tại của cơ quan báo chí nhưng với vai trò đơn vị truyền thông, lại tạo ra các giá trị cho doanh nghiệp vốn là những đơn vị sử dụng dịch vụ truyền thông của báo chí.

Từ thực tiễn hoạt động báo chí những năm vừa qua, các cơ quan báo chí chính thống như Báo Đầu tư đang chuyển mình nhanh chóng trong cuộc đua chuyển đổi số nhằm cạnh tranh với tốc độ phát triển vũ bão của mạng xã hội, nhằm đa dạng hóa cách thức tiếp cận và truyền tải nguồn tin chính thống, chính xác và nhanh chóng, kịp thời tới từng độc giả.

Đồng thời, báo chí với vai trò đồng hành cùng doanh nghiệp trong công cuộc chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ ở tất cả các ngành nghề của nền kinh tếnên việc Chuyển đổi số là nhiệm vụ vô cùng cấp thiết hiện nay.

Chuyển đổi số không phải câu chuyện thời thượng mà nó đang đi sâu vào trong từng ngóc ngách của đời sống. Chia sẻ về thực trạng quá trình chuyển đổi số báo chí Việt Nam hiện nay, tại talkshow, bà Mai Hương Giang, Phó cục trưởng, Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, ngày 6/4 vừa qua, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định 348, ban hành Chiến lược Chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Và ngay sau đó, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định số 781/QĐ-BTTTT về ban hành Kế hoạch hành động triển khai Chiến lược này. Trong đó, có rất nhiều mục tiêu đến năm 2025 và năm 2030 cần thực hiện. Ví du, đến năm 2025, có 70% cơ quan báo chí đưa nội dung lên nền tảng số hay là 100% các lãnh đạo, phóng viên các cơ quan báo chí được đào tạo về kỹ năng chuyển đổi số… Những mục tiêu này đòi hỏi cơ quan báo chí phải có kế hoạch cụ thể, bám sát và đầu tưnguồn lực để thực hiện.

"Khi xây dựng kế hoạch để trình Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành, chúng tôi thấy chúng ta không phải lấy những mốc năm 2025 hay năm 2030, đến lúc đó mới sơ kết, hay là tổng kết, đánh giá lại thì sẽ khó nắm sát tiến độ. Chúng tôi muốn có từng mốc cụ thể, đạt được từng đầu việc, thực chất, nhìn lại hàng năm. Chính vì vậy, ở góc độ cơ quan quản lý nhà nước, khi xây dựng Kế hoạch, chúng tôi muốn có lộ trình và đạt được con số cụ thể trong từng giai đoạn", bà Giang cho biết.

Ví dụ như mục tiêu đến năm 2025, 70% các cơ quan báo chí đưa nội dung lên nền tảng số thì thời gian rất ít. Cuối năm nay, chúng ta phải đánh giá lại mục tiêu này. Năm 2023, mục tiêu là 30% và đến năm 2024 lộ trình sẽ là 50% để đến năm 2025, chúng ta sẽ đạt được mục tiêu 70% các báo chí đưa lên nền tảng số.

Trong giai đoạn tiếp theo, đến năm 2030, chiến lược yêu cầu 100% các cơ quan báo chí đưa lên nền tảng số, kế hoạch là tiếp tục chia giai đoạn theo từng năm đến 2026, 2028 và 2030.

"Liên quan đến mục tiêu báo chí đưa lên nền tảng số, chúng tôi nhận được rất nhiều chia sẻ của lãnh đạo các cơ quan báo chí. Điểm thống nhất là, chuyển đổi số là làm sao, bây giờ bạn đọc ở đâu thì thông tin báo chí phải đến được đó. Do vậy, chuyển đổi số cũng phải bắt đầu từ tư duy, nhận thức và hành động quyết liệt của lãnh đạo, đồng thời là sự đầu tư, chuẩn bị về nhân lực, về kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số", bà Giang nhấn mạnh.

5 xu hướng lớn của chuyển đổi số báo chí

Là người có nghiên cứu về báo chí quốc tế và truyền thông quốc tế trong nhiều năm và đang hoạt động trong môi trường truyền thông, ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch MVV Group chia sẻ, quá trình chuyển đổi số giống như một cơn sóng. Thực sự cơn sóng này đã hoành hành trong giới báo chí quốc tế từ cả hơn chục năm qua và nó định hình ra một số xu hướng.

Ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch MVV Group chia sẻ 5 xu hướng chuyển đổi số báo chí.

Xu hướng đầu tiên là báo chí chuyển từ nền tảng truyền thống lên nền tảng số. Ngày nay, báo chí phải có mặt ở chỗ nào người đọc cần. Phần lớn mọi người hiện nay đều đọc thông tin, truy cập thông tin thông qua các nền tảng số. Cho nên, báo chí truyền thống phải triệt để chuyển đổi sang các nền tảng số.

Ngoài ra, bên cạnh các cơ quan báo chí truyền thống thì cũng xuất hiện các cơ quan báo chí ra đời ở kỷ nguyên của các nền tảng số, tức là hoàn toàn không có bản giấy. Đó là những nền tảng báo chí hoàn toàn dựa trên nền tảng số.

Trong thời gian sắp tới, việc báo chí chuyển lên nền tảng số càng cần triệt để hơn. Hiện nay, do ảnh hưởng của xung đột giữa Ukraine và Nga, giá giấy tăng rất cao. Ngoài ra, việc hạn chế sử dụng giấy sẽ gắn liền với xu hướng tiêu dùngxanh, nên các nền tảng số càng trở nên cần thiết.

Xu hướng thứ 2 là báo chí trong quá trình chuyển đổi phải tìm kiếm các mô hình kinh doanh mới. Các mô hình kinh doanh truyền thống như dựa vào bán báo hoặc dựa vào quảng cáo không còn đủ sức để nuôi sống và giúp các tờ báo phát triển. Các nguồn thu mới có thể là từ nguồn tài trợ (để thực hiện các sự kiện truyền thông). Một số tờ báo thì chuyển đổi sang mô hình đăng ký trả phí để cung cấp tới bạn đọc các nội dung chất lượng cao, mở rộng các mô hình dạng khác như là cho phép bản quyền sử dụng nội dung đặc biệt, nội dung chuyên sâu.

Xu hướng thứ 3 là tạo ra nội dung đa phương tiện để thu hút độc giả. Các sản phẩm nội dung như video, podcast, đồ họa tương tác, ảnh… trở nên phổ biến hơn để truyền tải thông tin và câu chuyện.

Xu hướng thứ 4 là mối quan hệ vừa là đối tác, vừa cạnh tranh, hay còn có thể nói là mối quan hệ đa chiều giữa báo chí và các nền tảng xã hội như Facebook, Tiktok... Đây là mối quan hệ "vừa đấu tranh, vừa hợp tác" để phát huy thế mạnh của mỗi bên, một bên là báo chí với tính chính thống, tin cậy và một bên là tốc độ, là sức lan tỏa thông qua các nền tảng mạng xã hội, đưa thông tin tới nhiều độc giả hơn...Dù vậy, trong mối quan hệ này, việc các nền tảng xã hội sử dụng các nội dung chưa được phép của các cơ quan báo chí cũng sẽ là một vấn đề nóng trong những năm tới.

Xu hướng cuối cùng là xu hướng truyền thông di động. Báo chí càng ngày càng phải tập trung vào việc xây dựng các App, tối ưu hóa các trang web và các ứng dụng di động của mình để đảm bảo trải nghiệm người dùng tốt trên các thiết bị di động, đúng với tinh thần "độc giả ở đâu thì thông tin báo chí có mặt ở đó".

Chương trình có sự tham dự của các vị khách mời đặc biệt, đại diện cho cơ quan quản lý báo chí, đại diện các doanh nghiệp trong nước và quốc tế đã và đang tham gia công cuộc chuyển đối số gồm:

Bà Mai Hương Giang, Phó cục trưởng, Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông; PGS.TS Bùi Chí Trung, Phó viện trưởng Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Đại học Khoa học - Xã hội - Nhân Văn Hà Nội; ông Lê Văn Dương, Luật sư Thành viên, Công ty Luật Indochine Counsel; ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Công ty MVV Academy (qua Zoom); bà Hạnh Nguyễn, Giám đốc Phát triển Doanh nghiệp, Công ty Exness (qua Zoom)

Talkshow được phát sóng lúc 9 giờ, sáng ngày 20/6 và livestream trên nền tảng website, fanpage, youtube của vir.com.vn, baodautu.vn, và tinnhanhchungkhoan.vn.

Talkshow giúp độc giả trả lời những câu hỏi “nóng” về xu hướng chuyển đổi số tại các cơ quan báo chí tại Việt Nam, đâu là các giá trị mới được tạo ra với bạn đọc và doanh nghiệp, các vấn đề mà các cơ quan báo chí cần tiếp tục thực hiện trong thời gian tới, cũng như những điều mà doanh nghiệp quan tâm trong công tác truyền thông trên cơ quan thông tấn báo chí.

最近更新