【lich thi dau .com.vn】Kỳ thi THPT Quốc gia 2015: Hiếm thí sinh đăng kí môn lịch sử
Các môn tự nhiên chiếm áp đảo
TheỳthiTHPTQuốcgiaHiếmthísinhđăngkímônlịchsửlich thi dau .com.vno thông tin từ Thanh tra chính phủ, tại kỳ thi THPT quốc gia, ngoài 3 môn thi bắt buộc (Văn, Toán, Ngoại ngữ), học sinh được quyền tự chọn trong các môn Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học để xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào đại học, cao đẳng. Khảo sát ban đầu tại một số trường THPT trên địa bàn Hà Nội, xu hướng lựa chọn của học sinh chủ yếu nghiêng về khối A, D1.
Tại Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, trong các môn tự chọn, Vật lý được đăng ký nhiều nhất, và ít nhất là môn Sinh học. Khoảng 20% học sinh chọn môn Địa lý, 10% chọn môn Lịch sử.
Theo PGS Văn Như Cương, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trường THPT Lương Thế Vinh, tổ hợp được lựa chọn số 1 là Toán - Văn - Tiếng Anh và Vật lý, Hóa học dành cho học sinh khối A, A1. Tổ hợp thứ hai là Toán - Văn - Tiếng Anh và Vật lý dành cho học sinh khối D. Với việc thi môn Vật lý, các em có thể xét tuyển hai khối A1 và D. Năm nay, trường có 600 học sinh lớp 12 nhưng chỉ có duy nhất 1 học sinh đăng ký lựa chọn môn Lịch sử.
Tại kỳ thi THPT quốc gia năm nay, khối A vẫn là khối thi áp đảo
Tình trạng “hiếm” học sinh đăng ký môn Sử còn diễn ra tại Trường THPT Ứng Hòa B, cả trường cũng chỉ có 1 học sinh đăng ký dự thi môn Sử; Trường THPT Nguyễn Văn Cừ đến thời điểm này không có học sinh nào chọn môn Sử. Tình cảnh tương tự cũng lặp lại tại Trường THPT Wellspring, ông Đặng Đình Đại - Hiệu trưởng cho biết, ngoài 3 môn bắt buộc, môn thi được học sinh của trường lựa chọn nhiều nhất là Địa lý, rất ít em đăng ký thi môn Lịch sử.
Nhiều khối thi mới mở ra
Năm nay, Bộ GD&ĐT cho phép thí sinh lựa chọn các môn thi để xét tốt nghiệp và xét tuyển vào đại học, cao đẳng, do đó nhiều trường mở thêm nhiều khối thi mới, việc làm này mở ra nhiều cơ hội cho thí sinh, song cũng khiến việc chọn môn thi của các em không hề đơn giản.
Em Hoàng Thị Linh - lớp 12A7, Trường THPT Trung Giã chia sẻ: Nếu chỉ học ôn để thi tốt nghiệp THPT thì em thấy không có gì khó khăn, nhưng làm sao để tính toán thêm môn thi xét tuyển vào đại học, cao đẳng thì là việc không dễ.
Đa số học sinh đăng kí 5 môn
Trả lời câu hỏi có nên “ôm” quá nhiều môn trong kỳ thi THPT Quốc gia, PGS Văn Như Cương cho hay, có một thực tế, phần lớn thí sinh hiện nay đều lựa chọn 4 - 5 môn để đăng ký vào kỳ thi chung, trong đó có các môn Vật lý, Hóa học là tự chọn, như vậy các em đã có cơ hội xét tuyển đại học, cao đẳng với ít nhất 3 tổ hợp môn thi, theo các khối thi truyền thống.
Các thí sinh cần cân nhắc kỹ lưỡng để chọn số môn hợp lý thuận lợi cho việc ôn tập
Trường THPT Phan Đăng Lưu (TP.HCM) có 229 HS chọn thi 4 môn và có 207 HS chọn thi 5 môn. Ông Hồ Hoàng Minh, Hiệu trưởng Trường THPT Trí Đức (Q.Tân Phú) cho hay chỉ có 96 HS chọn thi 4 môn, 229 thi 5 môn và có 20 người chọn thi 6 môn.
Theo Hiệu trưởng Trường THPT Minh Khai (Hà Nội), HS chỉ chọn thi tối đa 5 môn và toàn trường không có HS nào dự kiến thi tới 6 - 7 môn. PGS Cương thông tin: "Không có HS nào đăng ký thi đến 6 môn trở lên. Hầu hết chỉ 5 môn, có một số đăng ký thi 4 môn". Lãnh đạo Trường Phan Huy Chú (Hà Nội) nói 100% HS đều dự thi với 2 mục đích xét công nhận tốt nghiệp THPT và dự tuyển ĐH, CĐ nhưng cũng chỉ đăng ký 4 - 5 môn.
Việc các em đăng ký quá nhiều môn trong khi kiến thức, kỹ năng còn chưa chắc chắn, sẽ khiến các em vất vả và khó tập trung hơn trong việc ôn tập. Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga, việc có thể đăng ký thi nhiều môn giúp thí sinh có nhiều cơ hội để xét tuyển đại học, cao đẳng hơn, song cũng khiến việc tập trung học tập bị ảnh hưởng bởi quá nhiều môn. Nếu các em chọn nhiều môn, cơ hội xét tuyển nhiều, nhưng cơ hội trúng tuyển chưa chắc đã cao, báo Thanh niên đưa tin.
Hồng Nhung (t/h)
ĐH Tự nhiên, Nhân Văn...công bố chỉ tiêu tuyển thẳng kỳ tuyển sinh 2015本文地址:http://app.marimbapop.com/html/152e792179.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。