Thị trấn Búng Tàu,ậptrungphttriểncclĩnhvựckinhtếmũinhọbảng tỷ lệ bóng đá hôm nay huyện Phụng Hiệp đã và đang tập trung phát triển cùng lúc 2 lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của địa phương là sản xuất nông nghiệp, gắn với việc mở rộng các loại hình thương mại - dịch vụ cho xứng tầm với thị trấn văn minh đô thị. Hiện diện mạo chợ thị trấn Búng Tàu thay đổi rất nhiều. Ông Trần Thanh Oai, Chủ tịch UBND thị trấn Búng Tàu, cho biết: “Sau gần 7 năm chia tách, thị trấn Búng Tàu đã và đang vươn mình, khắc phục những khó khăn, tiến đến phát triển toàn diện về các mặt kinh tế - xã hội. Đến nay, đối với lĩnh vực nông nghiệp, người dân đã dần thay đổi tư duy canh tác, chuyển đổi đất mía kém hiệu quả sang trồng những loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, góp phần làm cho bộ mặt địa phương ngày càng đổi mới”. Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp Theo ông Oai, hiện thu nhập bình quân đầu người ở địa phương gần 27 triệu đồng/năm, cao hơn 5 triệu đồng/năm so với vài năm trước đây. Thời gian tới, chính quyền địa phương sẽ tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia thực hiện theo Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2014-2016, định hướng đến năm 2020. Đồng thời, tiếp tục nhân rộng các mô hình kinh tế mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần làm phong phú thêm sản phẩm nông nghiệp, tạo vùng nguyên liệu nông sản ổn định, cung ứng tốt cho thị trường. Với doanh thu khoảng 100 triệu đồng từ vườn cây ăn trái mỗi năm, anh Trần Quốc Nhường, ở ấp Tân Phú A2, cho hay 4 năm trước đây, gia đình anh lên liếp trồng hơn 1ha mía. Thế nhưng lúc này, giá mía trên thị trường giảm mạnh, lại thêm sâu bệnh gây hại khá nặng nên ảnh hưởng đáng kể đến năng suất khi thu hoạch, kéo theo nguồn thu nhập của gia đình anh rất bấp bênh. Vì thế vào đầu năm 2013, anh đã học hỏi kỹ thuật, mạnh dạn chuyển đổi đất mía sang trồng cây ăn trái có múi. Sau gần 3 năm chăm sóc, 1ha cam sành của gia đình anh phát triển tốt, cho trái nhiều, năng suất đạt trung bình trên 10 tấn trái/năm. Anh Nhường chia sẻ: “Hơn 1 năm nay, nhờ cây cam sành mà đời sống gia đình tôi khá lên rất nhiều. Tới đây, tôi dự định tận dụng hết đất trống quanh nhà để mở rộng diện tích. Chưa kể là chợ và đường sá nơi đây đã được mở rộng thông thoáng, việc mua bán dễ dàng hơn nên tôi đã tận dụng hết diện tích mặt nước trong mương vườn để thả nuôi thêm một số loại cá đồng, như: sặc rằn, rô phi, cá lóc, cá trê. Hy vọng mô hình kết hợp này sẽ góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bởi theo tôi thấy, điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng địa phương rất phù hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm, kể cả thủy sản. Nếu làm hiệu quả, lợi nhuận sẽ tăng ít nhất từ 50 triệu đồng/năm trở lên”. Phát triển thương mại - dịch vụ Là tiểu thương buôn bán lâu năm tại chợ thị trấn Búng Tàu, bà Nguyễn Thị Ngà thừa nhận: “Kể từ khi địa phương được công nhận thị trấn văn minh đô thị, nhất là quan tâm đầu tư xây dựng chợ khang trang thì nhịp độ phát triển và mua bán, trao đổi hàng hóa của bà con nơi đây rất sôi động. Hiện các cơ sở kinh doanh mặt hàng điện tử, quần áo may sẵn, cho đến các loại thực phẩm tươi sống đều đa dạng và phong phú, phục vụ tốt nhu cầu của người tiêu dùng. Vì vậy, tới đây, chúng tôi hy vọng khu chợ tiếp tục được nâng cấp, mở rộng, đạt chuẩn chợ văn minh và thân thiện hơn trong mắt người tiêu dùng”. Ông Trần Thanh Oai, Chủ tịch UBND thị trấn Búng Tàu, cho biết thêm: Những năm qua, tình hình kinh doanh và mua bán tại địa phương bắt đầu phát triển. Tính đến cuối năm 2016, trên toàn địa bàn thị trấn có trên 500 cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ và vừa. Qua đó đã làm cho tổng mức lưu chuyển, bán lẻ hàng hóa và các loại hình dịch vụ tăng gấp nhiều lần so với trước đây. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất, kinh doanh vẫn còn thiếu đồng bộ, nhỏ lẻ, manh mún, thậm chí vẫn còn hình thức tự cung, tự cấp nên địa phương cần tranh thủ thêm các cơ chế, chính sách mới để từng bước khắc phục triệt để tình trạng này. “Để phát triển hết tiềm năng, địa phương sẽ tiếp tục triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo, tập huấn nghiệp vụ kinh doanh, văn minh thương mại, văn hóa ứng xử trong kinh doanh cho các tiểu thương. Mặt khác, thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân sản xuất theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm, giúp hàng hóa từ nơi sản xuất đến chợ đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng. Ngoài ra, địa phương sẽ có định hướng mở rộng và nâng cấp các hạng mục tại chợ đồng bộ theo phương thức xã hội hóa, nhằm đảm bảo nơi mua bán và vệ sinh môi trường, góp phần thay đổi bộ mặt đô thị của Búng Tàu”, ông Oai nhấn mạnh. Bài, ảnh: CHÍ CÔNG |