当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

【arouca vs】Việt Nam chưa khi nào đạt sản lượng xuất khẩu 700.000 tấn gạo/tháng

Trong vòng 5 năm trở lại đây,ệtNamchưakhinàođạtsảnlượngxuấtkhẩutấngạotháarouca vs Việt Nam chưa khi nào xuất khẩu được 700 nghìn tấn gạo/tháng.

Bộ Công Thương cho biết, trong vòng 5 năm trở lại đây, với năng lực thông quan của các cảng/cửa khẩu quốc tế hiện nay, Việt Nam chưa khi nào xuất khẩu được 700.000 tấn gạo/tháng.

Do đó, kể cả trong trường hợp tháng 5/2020 xuất khẩu được 700.000 tấn, Việt Nam vẫn còn tồn ít nhất là 600.000 tấn trong nửa đầu tháng 6, trước khi được bổ sung nguồn cung từ vụ Hè Thu thu hoạch rộ. Đây là điểm khác biệt cơ bản về cung - cầu gạo so với thời điểm cuối tháng 3 năm 2020.

Theo tính toán nguồn cung thóc gạo của Bộ NN&PTNT, vụ Đông Xuân tại khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã ổn định và đang thu hoạch thuận lợi; vụ Đông Xuân tại khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên về cơ bản đã thu hoạch xong và được mùa.

Vụ Đông Xuân năm 2020 vùng ĐBSCL tính đến nay đã chính thức đạt được sản lượng thóc gạo như dự báo. Lượng gạo hàng hóa có thể xuất khẩu là khoảng 3,2 triệu tấn (tính cả lượng gạo "gối đầu" từ năm trước chuyển qua). 

Trong khi đó, vụ Hè Thu, sản lượng ước đạt 11 triệu tấn thóc, trong đó vùng ĐBSCL ước đạt 8,7 triệu tấn. Dự kiến lượng gạo hàng hóa của vụ Hè Thu có thể xuất khẩu là khoảng 2,3 - 2,4 triệu tấn.

Với tổng lượng gạo có thể xuất khẩu khoảng 3,2 triệu tấn, sau khi trừ đi lượng gạo dự kiến xuất khẩu trong 4 tháng đầu năm 2020, Bộ Công Thương cho rằng, lượng gạo còn lại có thể xuất khẩu trong thời gian từ đầu tháng 5 tới giữa tháng 6 (thời điểm vụ Hè Thu thu hoạch rộ) là khoảng 1,3 triệu tấn (chưa tính lượng gạo hàng hóa được bổ sung từ thu hoạch sớm tại 1 số vùng trong nửa cuối tháng 5, dự kiến khoảng 100.000 ha).

Thực tế, hoạt động xuất khẩu gạo đến giữa tháng 3 cho thấy nhu cầu lương thực của thế giới đã tăng rất mạnh trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp. 15 ngày đầu tháng 3, tốc độ xuất khẩu gạo nước ta đạt bình quân 25.000 tấn/ngày. Nếu tiếp tục giữ nhịp độ xuất khẩu này thì xuất khẩu gạo Quý I/2020 sẽ đạt gần 1,7 triệu tấn, đến hết tháng 5 năm 2020 sẽ đạt 3,2 triệu tấn, bằng đúng tổng lượng gạo vụ Đông Xuân có thể dành cho xuất khẩu.

Tuy nhiên, lo ngại trong giai đoạn giáp hạt từ khoảng cuối tháng 5 cho đến khi vụ Hè Thu thu hoạch rộ (khoảng giữa tháng 6), xuất khẩu sẽ bắt đầu lạm vào lượng gạo lẽ ra phải dành cho nhu cầu trong nước. Trong điều kiện bình thường có thể cân đối được nhưng vào thời điểm 23 tháng 3, khi Việt Nam đang phải đối diện với nguy cơ bùng phát dịch bệnh , tâm lý người dân không ổn định thì nguy cơ thiếu gạo cho tiêu dùngtrong nước là có thực, nên Bộ Công Thương đã đề nghị thực hiện giãn tiến độ xuất khẩu.

Ngày 23 tháng 3 năm 2020, Thường trực Chính phủ quyết định tạm thời giãn tiến độ xuất khẩu gạo để bảo đảm tuyệt đối an ninh lương thực, đặt an toàn của người dân lên hàng đầu, không để xảy ra tình trạng thiếu lương thực trong bất kỳ hoàn cảnh nào, ở bất kỳ thời điểm, địa điểm nào trong cả nước

Sau khi triển khai xuất khẩu theo hạn ngạch với sản lượng 400.000 tấn trong tháng 4, theo đánh giá của các địa phương, hiệp hội và doanh nghiệp, vấn đề an ninh lương thực tại thời điểm hiện nay không còn đáng lo ngại như thời điểm cuối tháng 3. 

Theo đó, các tỉnh và các doanh nghiệp thống nhất kiến nghị cho tăng thêm lượng hạn ngạch xuất khẩu trong tháng 5 từ 600 đến 650 nghìn tấn, hoặc cho phép xuất khẩu gạo trở lại bình thường theo Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo, không áp dụng hạn ngạch.

分享到: