Suốt từ thời điểm trước Tết đến nay,áicâydộichợChuốitiêuđồngthanhlongđồngkgchấtđốngvỉahèbang xep hang bd những điểm giải cứu thanh long, hỗ trợ tiêu thụ dưa hấu lúc nào cũng đầy ắp hàng. Thành ra, cứ vài ngày, chị Thơ lại ghé vào những điểm này để mua một thùng trái cây hoặc 2-3 quả dưa hấu. Trái cây giá rẻ như cho Việc xuất khẩu sang Trung Quốc sụt giảm mạnh khiến hàng loạt mặt hàng trái cây dội chợ bán với giá rẻ như cho. Tại Hà Nội những ngày này, người đi đường không khó để bắt gặp những điểm bán trái cây giải cứu, hỗ trợ tiêu thụ. Thanh long, dưa hấu... được chất đống trên vỉa hè bán với giá từ 4.000-6.000 đồng/kg. Thậm chí, ở vỉa hè một số tuyến phố, xe container xả bán thanh long với giá 90.000 đồng/thùng 20kg (khoảng 4.000 đồng/kg), dưa hấu giá 5.000-8.000 đồng/kg, xoài keo vàng 99.000 đồng/thùng 13kg (khoảng 7.600 đồng/kg).
Trên chợ mạng, không chỉ có thanh long, dưa hấu mà danh sách các loại trái cây bán giá rẻ tiếp tục được nối dài. Như dứa mật Mường Khương giảm còn 4.900 đồng/quả loại nhỏ, loại to giá 7.900 đồng/quả; các loại xoài hạt lép giá dao động từ 10.000-15.000 đồng. Ngay cả xoài tứ quý, xoài cát chu vip vốn có giá khá cao, từ 45.000-80.000 đồng/kg tuỳ thời điểm, nay nhiều nơi cũng xả hàng bán ở mức 20.000-25.000 đồng/kg. Đáng nói, chuối tiêu hồng hàng xuất khẩu được chào bán la liệt trên thị trường với giá chỉ 5.000-6.000 đồng/kg. Thậm chí có nơi rao bán giá chỉ 3.000 đồng/kg, rẻ hơn cả giá một cốc trà đá ở vỉa hè Hà Nội. Theo các chủ hàng, đây là mức giá rẻ chưa từng có. Chị Nguyễn Thị Oanh - đầu mối bán chuối tiêu hồng ở Hà Nội - cho biết, nếu không tắc hàng xuất khẩu sang Trung Quốc, loại chuối tiêu hồng xuất khẩu này nếu có bán ra thị trường giá lên tới 35.000-45.000 đồng/kg và cũng chỉ có bán trong các siêu thị. Nhưng thời điểm này, xe chuối xuất khẩu sang Trung Quốc đang phải quay đầu về bán tại thị trường nội địa. Không bán nhanh chuối chín sẽ thối hỏng. Theo đó, những chủ hàng như chị đành xả hàng bán giá rẻ.
“Tôi xả nguyên một container chuối tiêu hồng hàng loại 1. Loại này được tuyển chọn từng nải để xuất khẩu giờ đổ ra bán lẻ theo thùng”, chị nói. Ngày đầu giá chị Oanh bán là 80.000 đồng/thùng 10kg (khoảng 4-5 nải), 135.000 đồng/2 thùng. Đến hôm nay, chuối chín vàng, chị phải bán tống bán tháo với giá 35.000 đồng/thùng, tức chỉ 3.500 đồng/kg để vớt vát lại vốn. Nông dân trồng càng nhiều lỗ càng nặng Tại các thủ phủ dưa hấu ở Gia Lai, Phú Yên, Bình Định,... giá loại trái cây này tụt xuống đáy, chỉ còn hơn 2.000 đồng/kg. Ông Phan Văn Lâm thuê đất trồng dưa tại Ea Chà Rang (Sơn Hòa, Phú Yên) cho biết, thương lái chỉ mua dưa loại 1 trọng lượng 4 kg/trái trở lên với giá 2.200 đồng; loại 2 từ 3 kg/trái, giá 2.000 đồng. Vậy là ròng rã gần 3 tháng trời trồng và chăm sóc, cuối vụ vợ chồng ông đành bán đổ bán tháo, ước lỗ gần 20 triệu đồng. “Nhìn đống dưa ế phơi nắng, tôi dời vào chỗ mát chất đống, trái dưa tròn trơn trượt lăn xuống đất, vợ tôi ngồi khóc”, ông Lâm buồn bã. Tại Vĩnh Thạnh (Bình Định), vào vụ dưa hấu chín nhưng anh Ngô Văn Thuận cũng thu hoạch về toàn nỗi buồn vì dưa ế, giá giảm mạnh.
Theo tính toán của anh Thuận, một sào dưa hấu (500m2), thuê đất, tiền giống, phân bón, công chăm sóc đến ngày thu hoạch chi phí khoảng 7-7,5 triệu đồng. Song vụ này anh chỉ thu được khoảng 3,8 triệu đồng/sào khi cắt bán trái. “Tôi trồng 30 sào, thu hoạch xong nếu có bán hết cũng lỗ cả trăm triệu đồng. Có hộ trồng diện tích nhiều hơn thì lỗ nặng hơn”, anh buồn rầu nói. Tại thủ phủ thanh long Bình Thuận, sau khi giá thanh long giảm về mức rẻ như cho và kéo dài suốt mấy tháng nay, người nông dân gần như kiệt sức. Một số hộ cắn răng chặt bỏ loại cây trồng nàg vì trồng càng nhiều lỗ càng nặng. Các nhà vườn ở Bình Thuận cho biết, thanh long trước kia vốn là cây làm giàu, có những thời điểm Trung Quốc “ăn hàng” với giá 50.000-60.000 đồng/kg, họ lãi 170-180 triệu đồng/ha sau khi trừ hết chi phí. Còn thời điểm này, giá thành thanh long lên tới 10.000 đồng/kg, nhưng giá lại rẻ như bèo do không xuất bán được. Chia sẻ về câu chuyện ùn ứ nông sản và điệp khúc rớt giá, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cho hay, cách đây 3-4 năm, cũng có tình trạng ùn ứ tại cửa khẩu nhưng không nặng nề như bây giờ. Lần nào các câu hỏi: tại sao lại lệ thuộc một thị trường lớn, không đa dạng, không phát triển thị trường 100 triệu dân, không tăng chế biến hàng hoá mà lại xuất khẩu thô, không chuẩn hoá chất lượng, xuất khẩu chính ngạch, đầu tư phát triển logistic?... lại được đặt ra. “Nhưng chúng ta mắc chứng 'hay quên', vì khi giải phóng được hàng thì những câu hỏi đó lại trôi đi mà không kiên trì tìm các giải pháp đối phó việc đứt gãy”, Bộ trưởng nói. Chưa kể, chúng ta còn mắc bệnh tự bằng lòng, hài lòng với cái đang có nên ngại thay đổi. Cách làm kinh tế vẫn "mù mờ" về đầu cung và đầu cầu, không đi vào quỹ đạo, đôi khi giống như đi buôn chuyến nhiều hơn là hợp tác bài bản nên gặp nhiều rủi ro.
T.An Dưa hấu 5 nghìn, thanh long 8 nghìn: Phơi nắng vỉa hè chờ giải cứuXuất khẩu gặp khó khăn, nhiều chủ hàng, tiểu thương đưa dưa hấu, thanh long xuống bán đầy vỉa hè ở Đà Nẵng. |