【bóng đá anh đêm nay】Bộ trưởng Công an Tô Lâm nói lý do đưa phạm nhân lao động ngoài trại giam
Thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo luật Thi hành án hình sự (sửa đổi) chiều nay,ộtrưởngCônganTôLâmnóilýdođưaphạmnhânlaođộngngoàitrạbóng đá anh đêm nay ủy viên thường trực UB Tư pháp Nguyễn Thị Thuỷ bày tỏ ủng hộ quan điểm quy định về tổ chức cho phạm nhân lao động ngoài trại giam.
ĐB Thuỷ nêu một số lý do như không chỉ cải tạo mà còn rất cần thiết cho mục tiêu phạm nhân tái hoà nhập cộng đồng sau này. Bởi người đi tù nhiều năm, khi mãn hạn tù ra xã hội khó tìm việc, mặc cảm, tự ti và nguy cơ tái phạm cao.
Ủy viên thường trực UB Tư pháp Nguyễn Thị Thủy. Ảnh: Minh Đạt |
Về nguyên tắc, tổ chức lao động trong trại là tốt nhất nhưng trên thực tế nhiều trại, nhất là ở miền Bắc, Trung có diện tích chật hẹp, nếu làm nông nghiệp thì không có đất, còn làm những ngành nghề khác thì khó có điều kiện đầu tư nhà xưởng, máy móc theo nhu cầu.
Thời gian qua, phương án tổ chức cho phạm nhân lao động đã được đặt ra nhưng mới chỉ thực hiện được ở một số trại bởi trong 54 trại trên cả nước có tới 34 trại đóng ở vùng sâu, vùng xa, giao thông đi lại khó khăn, chi phí sản xuất rất cao nên doanh nghiệp không đầu tư.
“Thực tế việc lao động ở nhiều trại chỉ dừng ở trồng rau, chăn nuôi tự cấp, tự túc vì không có nhiều việc để làm”, bà Thủy nói.
Thời gian qua, Bộ Công an thí điểm tổ chức lao động ngoài trại và các điểm lao động đều thiết kế theo mẫu của trại, có tường rào, cách biệt khu dân cư. Kết quả thí điểm giúp đa dạng hoá ngành nghề, việc làm, học nghề, chuyển nghề.
Nữ ĐB cũng nhấn mạnh, bản chất và mục tiêu tổ chức cho lao động ngoài trại không phải vì kinh tế. Bởi càng có nhiều cơ hội lao động thì cơ hội cải tạo hoàn lương, giúp phạm nhân trở thành người có ích càng lớn. Và thực tế các nước tiên tiến cũng quy định cho phép phạm nhân lao động ngoài trại giam.
Trước ý kiến e ngại ảnh hưởng an ninh an toàn khi phạm nhân lao động bên ngoài trại giam, bà Thủy cho rằng, lưy ý này cần thiết để Bộ triển khai chặt chẽ, thận trọng nếu được thông qua nhưng không vì thế mà bỏ qua cơ hội và nhu cầu chính đáng cải tạo qua lao động.
Ngoài ra, dự thảo quy định chặt chẽ như điểm lao động đặt dưới sự quản lý của trại giam chứ không phải của doanh nghiệp. Đồng thời, phạm nhân phải tự nguyện và đồng ý bằng văn bản mới tham gia lao động bên ngoài.
Tuy nhiên, có nhiều ý kiến chưa đồng tình với quy định như dự thảo. Ủy viên thường trực UB Quốc phòng An ninh của QH Nguyễn Mai Bộ đặt vấn đề về tính pháp lý, rằng các quy định này có vượt quá phạm vi của bộ luật Hình sự hay không.
Ủy viên thường trực UB Quốc phòng An ninh của QH Nguyễn Mai Bộ |
“Bộ luật Hình sự quy định buộc phạm nhân phải chấp hành hình phạt tại cơ sở giam giữ trong một thời hạn nhất định. Doanh nghiệp không phải là cơ sở giam giữ nên thiết kế lao động ngoài trại là vượt quá quy định của bộ luật Hình sự.
Quy định ở đây là cơ chế thi hành những quy định của bộ luật Hình sự nên cần thực hiện theo đúng quy định của bộ luật”, ông Bộ nói.
Phó trưởng đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng Nguyễn Bá Sơn đặt câu hỏi: "Dự thảo trao cho trại quyền đưa phạm nhân ra khỏi cơ sở giam giữ thì căn cứ vào đâu? Báo cáo của Bộ là doanh nghiệp tổ chức nơi lao động theo mẫu thiết kế của trại giam, có đầy đủ công trình đảm bảo yêu cầu an ninh thì tôi băn khoăn thiết kế này là cái gì, là trại giam hay công trường, xí nghiệp?...".
Vẫn đảm bảo an ninh, an toàn
Làm rõ các ý kiến trên, Bộ trưởng Công an Tô Lâm nhấn mạnh, phạm nhân chỉ lao động ở giới hạn phạm vi điểm lao động, dạy nghề chứ không phải theo cách hiểu “ngoài phạm vi xã hội”.
Bộ trưởng Công an Tô Lâm. Ảnh: Minh Đạt |
Điểm lao động, dạy nghề này khi xây dựng đều có sự thống nhất giữa trại giam, doanh nghiệp và chính quyền địa phương.
“Phạm vi hoạt động của cơ sở lao động, dạy nghề dù không trong khuôn khổ trại giam nhưng vẫn thuộc quản lý của trại giam để đảm bảo an ninh, an toàn chứ không phải ra ngoài xã hội bình thường”, Bộ trưởng Tô Lâm nói.
Ngoài ra, có phân công cán bộ quản lý, phạm nhân được lựa chọn, có cơ chế quản lý như trong trại giam, lao động thành tổ, đội và thực hiện các quy định như điểm danh...
Theo ông, quy định này cũng phù hợp xu hướng xã hội hoá thi hành án được nêu trong Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp.
Bộ trưởng Công an cho biết sẽ tiếp thu ý kiến ĐBQH, phối hợp tiếp tục hoàn thiện thủ tục pháp lý để thực hiện theo quy định pháp luật.
Phạm nhân phản bội tổ quốc, lật đổ chính quyền không được đặc xá
Những người bị kết án phạt tù về tội phản bội Tổ quốc; tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân; tội gián điệp... sẽ không được đề nghị đặc xá.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Qualcomm và Google muốn đưa Android lên xe hơi
- ·Đường lậu trở lại biên giới An Giang
- ·Tổng cục Dự trữ Nhà nước chỉ đạo ứng phó với cơn bão số 5
- ·Không khí lạnh tràn về, miền Bắc đón rét đầu mùa
- ·Bão số 9 hướng về vùng biển miền Trung, liệu có ảnh hưởng đến Việt Nam?
- ·Quy định về thu hút nguồn lực đầu tư phát triển Thủ đô mang tính toàn diện, đột phá
- ·Miền Trung mưa lớn diện rộng, tâm mưa khả năng lại ở Thừa Thiên Huế
- ·Cao Bằng: Nỗ lực chống buôn lậu
- ·Hải quan Lạng Sơn nỗ lực vì mục tiêu nâng cao năng lực thông quan hàng hóa
- ·Phá vụ khai thác cát lậu lớn ngoài khơi biển Bà Rịa
- ·Dự báo thời tiết 1/8: Mưa lớn nhiều nơi, Trung bộ nắng nóng
- ·Nhiều doanh nghiệp vi phạm về bình ổn giá sữa
- ·TPHCM: Trên 19.000 tỷ đồng chuẩn bị hàng Tết
- ·Khỉ tấn công khiến 3 người bị thương, 4 con chó chết
- ·Australia phát triển phương pháp chẩn đoán nhanh ung thư da
- ·2 xe đầu kéo đâm trực diện trên cao tốc, 3 người thương vong
- ·Miền Bắc khả năng sắp đón đợt không khí lạnh rất mạnh
- ·Việt Nam sẽ loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030
- ·Ô tô tông sập lan can rồi lao xuống sông Đồng Nai
- ·2 thuyền viên được cứu sống sau nhiều giờ lênh đênh trên biển