当前位置:首页 > Thể thao > 【nữ monterrey】UBTVQH: Chính sách hỗ trợ phải đảm bảo công bằng, đúng đối tượng

【nữ monterrey】UBTVQH: Chính sách hỗ trợ phải đảm bảo công bằng, đúng đối tượng

2025-01-08 16:51:09 [Cúp C1] 来源:88Point

TV

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì phiên họp của UBTVQH ngày 8/4. Ảnh: QH

Ngày 8/4,ínhsáchhỗtrợphảiđảmbảocôngbằngđúngđốitượnữ monterrey UBTVQH đã tiến hành phiên họp bất thường để xem xét, cho ý kiến về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.

Dự báo có từ 2 đến 3,5 triệu lao động ngừng việc, mất việc

Theo báo cáo của Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày, dự báo sẽ có từ 2 đến 3,5 triệu lao động ngừng việc, mất việc làm do tác động của Covid-19. Đại dịch cũng ảnh hưởng lớn tới các đối tượng yếu thế khác như đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo, hộ cận nghèo...

Do vậy, thực hiện chủ trương vừa quyết liệt phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh, vừa duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh, giữ vững ổn định xã hội, Chính phủ đề xuất các giải pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, với quy mô dự kiến khoảng 62.000 tỷ đồng (bao gồm trực tiếp từ ngân sách nhà nước (NSNN), gián tiếp từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp và nguồn tín dụng từ Ngân hàng Chính sách xã hội) hỗ trợ cho khoảng 20 triệu đối tượng thuộc 6 nhóm khác nhau, trong khoảng thời gian tối đa là 3 tháng.

Qua thẩm tra, Ủy ban Tài chính ngân sách, Ủy ban về Các vấn đề xã hội và các ý kiến phát biểu tại phiên họp thể hiện sự nhất trí cao với sự cần thiết thực hiện các giải pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch. Đồng thời, thành viên UBTVQH đánh giá cao trách nhiệm của Chính phủ trong việc quyết liệt triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống đại dịch Covid-19; kịp thời đề xuất các giải pháp hỗ trợ thúc đẩy duy trì sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ trực tiếp cho người dân, doanh nghiệp (DN). Đây là các chính sách được người dân và các DN hiện nay rất quan tâm.

Bên cạnh đó, các thành viên UBTVQH cũng phân tích, làm rõ một số vấn đề liên quan đến thẩm quyền quyết định các giải pháp do Chính phủ đề xuất; qua đó, đề nghị Chính phủ làm rõ từng nội dung thuộc thẩm quyền của Chính phủ, chính quyền địa phương, UBTVQH hay của Quốc hội để thực hiện theo những trình tự, thủ tục phù hợp.

Mộy số ý kiến cho rằng phạm vi đối tượng hỗ trợ theo báo cáo của Chính phủ chưa rõ ràng, khó xác định; đề nghị cần rà soát, quy định cụ thể, chặt chẽ để bảo đảm công bằng, bình đẳng trong hỗ trợ, không gây cách hiểu khác nhau, lúng túng trong triển khai. Chẳng hạn như, cần làm rõ các tiêu chí để xác định cụ thể mức độ giảm sâu thu nhập do dịch bệnh; xác định đối tượng lao động tự do; hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ kinh doanh cá thể được hỗ trợ để bảo đảm công bằng, không bỏ sót nhưng cũng không để chính sách bị lợi dụng.

Bên cạnh đó, Chính phủ cần thống nhất nguyên tắc hỗ trợ trực tiếp cho cá nhân hay hộ gia đình để bảo đảm sự công bằng do có sự khác nhau về số nhân khẩu trong mỗi hộ. Việc xác định đối tượng được hỗ trợ cần đặt trong tổng thể các chính sách an sinh xã hội, quan tâm đồng đều đến người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn đang phải đối mặt với thiên tai như hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long, mưa đá ở vùng miền núi phía Bắc....

Hạn chế thấp nhất "độ trễ" của chính sách

Về mức hỗ trợ, ý kiến của Ủy ban về Các vấn đề xã hội và một số thành viên băn khoăn về việc chia 2 mức là 1,8 triệu đồng và 1 triệu đồng đối với nhóm đối tượng là người lao động, do mức chênh lệch giữa hai nhóm khá lớn và việc phân biệt đối tượng chủ yếu dựa vào tiêu chí có quan hệ lao động và không có quan hệ lao động, mà chưa căn cứ vào nguyên tắc giảm sâu thu nhập, mất việc làm và bảo đảm mức sống tối thiểu…

Các ý kiến tại phiên họp cũng đề nghị Chính phủ đánh giá kỹ hơn tác động của chính sách đến đời sống dân cư và khả năng cân đối nguồn lực NSNN, nhất là trong bối cảnh thu NSNN đứng trước rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, việc huy động, sử dụng các quỹ trong lĩnh vực an sinh xã hội phải bảo đảm nguyên tắc tính tới dài hạn, ổn định vĩ mô và tính chủ động, do các quỹ này chính là một trong những điểm tựa vững chắc cho cả quốc gia trong trường hợp đại dịch có thể kéo dài.

Về nguồn lực ở các địa phương, các ý kiến cơ bản đồng ý với đề xuất của Chính phủ. Đồng thời, các ý kiến đề nghị Chính phủ có hướng dẫn các địa phương thực hiện rõ ràng để tránh chồng chéo, chính sách "chồng" chính sách, do hiện nay đã có những địa phương chủ động thực hiện các giải pháp hỗ trợ của mình.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị sau khi các chính sách được ban hành, các ngành, các cấp cần chủ động, tổ chức thực hiện ngay, bảo đảm sự hỗ trợ kịp thời đến với người dân, hạn chế đến mức thấp nhất "độ trễ" của chính sách khi đi vào cuộc sống. Đồng thời, các ngành, các cấp cần tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát để không xảy ra hiện tượng tiêu cực.

Cân nhắc việc cho vay không tài sản đảm bảo

Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Phùng Quốc Hiển khẳng định, UBTVQH nhất trí với việc cần ban hành một số chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; thống nhất các nguyên tắc hỗ trợ như báo cáo của Chính phủ. Trong đó, UBTVQH nhấn mạnh nguyên tắc tập trung hỗ trợ cho các đối tượng bị giảm sâu thu nhập, mất hoặc thiếu việc làm, không đảm bảo mức sống tối thiểu do tác động trực tiếp của đại dịch Covid-19; bảo đảm công bằng, đúng đối tượng và hợp lý; công khai, minh bạch, chia sẻ trách nhiệm giữa Nhà nước, DN, cộng đồng xã hội và người dân.

Đồng thời, UBTVQH đề nghị Chính phủ cần rà soát, đánh giá kỹ các tác động của các chính sách được đề xuất, nhất là những tác động liên quan đến thu, chi ngân sách, bảo đảm cân đối các nguồn lực theo thứ tự phù hợp, bảo đảm đúng thẩm quyền, đúng quy trình, thủ tục. Việc xác định đối tượng và mức hỗ trợ cần được quy định cụ thể, làm rõ các tiêu chí, tránh bị lợi dụng hoặc trục lợi chính sách.

Một số vấn đề liên quan đến việc xác định và hỗ trợ hộ cận nghèo hay lao động tự do nên tính đến việc giao cho các địa phương trên cơ sở nguồn lực của mình và thực tế để tự cân đối. Việc thực hiện chính sách tín dụng cần cân nhắc cho vay mà không có tài sản đảm bảo, tránh việc dẫn đến những rủi ro.

Thống nhất thời gian hỗ trợ được thực hiện không quá 3 tháng, nếu trong trường hợp phải kéo dài thì cần báo cáo UBTVQH./.

H.Y

(责任编辑:World Cup)

推荐文章
热点阅读