【kq giai anh】Nghệ sĩ Camille Huyền: Tạo “cửa sổ” cho du khách nhìn vào tâm hồn Huế
Từng viên gạch,ệsĩCamilleHuyềnTạocửasổchodukháchnhìnvàotâmhồnHuếkq giai anh vật trang trí ở Bến Xuân đều được chăm chút kỹ lưỡng theo phong cách Huế. Ảnh: M. Lê
Nhiều người thắc mắc vì sao mấy mươi năm xa quê, chất Huế trong chị vẫn còn đậm đà cả trong lối ăn bận và cách nghĩ?
Camille Huyền: Mình nghĩ có 3 yếu tố để tạo nên một con người hoàn thiện, đó là gia đình, nhà trường và xã hội. Trong đó, gia đình quan trọng lắm. Xuất thân hoàng phái, ba mẹ mình cũng dạy dỗ con cái kỹ lưỡng. Ba thì dạy tính tự lập, cái gì cũng phải làm được, con gái biết càng nhiều điều thì càng tốt. Mẹ dạy cho mình nấu nướng, thêu thùa, chằm nón... Lúc nào mẹ cũng nói: “Nếu sau này con không trở thành một người có địa vị trong xã hội thì ít nhất phải giao tiếp lịch thiệp giúp chồng tiếp khách . Vì vậy, mẹ dạy mình từ nét đi, dáng đứng, nếp ăn, cách mặc. Mình vẫn để tóc dài, gội đầu bằng thảo dược, mang áo dài, nói tiếng Huế mỗi khi tham dự các hoạt động ở Thụy Sĩ. Có một Camille Huyền như hôm nay là do được tạo dựng nhiều từ nền nếp gia đình.
Thụy Sĩ không đủ sức để “đồng hóa” chị hay sao?
Cuộc sống người Thụy Sĩ cũng “Huế” lắm (cười). Điều đó vô cùng quan trọng và ý nghĩa với mình. Huế có nghĩa là giữ cho căn nhà lúc nào cũng sạch, trước mặt nhà lúc nào cũng có hoa, lối đi vào xanh và đẹp… Đấy là những điều gần gũi, thân thuộc làm mình liên tưởng đến những ngõ Huế xưa: tươm tất, có hàng chè tàu, có trồng hoa, trồng rau… Ở bên đó, cứ trồng được gì trong vườn đến ngày thu hoạch, người ta mang tới, gói ghém cẩn thận đặt trong tấm lá hoặc cái giỏ nhỏ khẽ khàng để trước nhà mình… rất chi là dễ thương. Lúc ra mở cửa, đón nhận những món quà nhỏ đó, mình lại nhớ về những tình cảm nồng hậu ở vùng thôn quê dân dã xứ mình.
Không những giữ lại được khí chất thành hình nơi chôn nhau cắt rốn, tâm hồn mình, con người mình còn được bồi đắp nhờ học thêm những cái hay, cái đẹp trong cách sống hàng ngày ở xứ người. Mình cứ có cảm giác “Huế ngày xưa” được “bảo tồn” tốt trong khí hậu, không gian Thụy Sĩ nên càng có cơ hội dung dưỡng và phát huy chăng?
Mấy mươi năm bôn ba xứ người, hình ảnh nào của Huế neo lại trong Camille Huyền bền bỉ nhất?
À, đó là hình ảnh cửa ngõ, bởi nó nằm sâu trong ký ức của mình rồi. Cửa ngõ nhà mình ở đường Mạc Đĩnh Chi (TP. Huế), ngày trước có hàng chè tàu xanh mát thanh bình, là bờ rào “mềm” ngăn giữa những ngôi nhà với nhau. Lối vào có giàn hoa giấy, ba mình còn trồng một giàn nho, trong vườn nhiều cây trái… Cảnh thanh bình, yên lành ấy làm mình nhớ lắm. Mình tốn khá nhiều thời gian đầu tư suy nghĩ về cổng ngôi nhà của riêng mình, nó sẽ như thế nào, đặt ở đâu… Bởi vậy sau này Bến Xuân có 3 cổng (cổng Thiền sư, cổng Om và cổng Sen). Phía bờ sông đón khách bằng thuyền rồng, mình làm cổng Sen. Để hài hòa với nước, mình chọn hình ảnh con thuyền cách điệu làm mái. Mỗi khi sương lan tỏa từ sông lễnh loãng cả không gian, chiếc cổng như con thuyền trôi bồng bềnh trong hư ảo, nhìn rất lãng mạn.
Nghệ sĩ Camille Huyền bên chiếc cổng mái thuyền cách điệu. Ảnh: M. Lê
Chị chọn cho mình dòng nhạc và con đường đi khác lạ so với mọi người là vì muốn có một hướng đi, một style cho riêng mình?
Ba lần biểu diễn trong Festival Huế (gồm các bản Cung Tiến, dân ca Thụy Sĩ; 10 bài Hàn Mặc Tử và 9 bài ru con các quốc gia; sau đó là 15 bài hát về Hàn Mặc Tử…) mình thấy vui vì có lớp khán giả chăm chú nghe, có những đứa trẻ chăm chú quay và hát theo những câu nhấn nhá trong ca khúc coi bộ ưng ý lắm. Đây là điểm thích thú vì là nét riêng của mỗi nghệ sĩ. Sáng tác ra đời tự nhiên chứ không “cố” chọn hướng nào cả.
Âm nhạc của mình khi không hát nhưng giai điệu vẫn khiến người nghe cảm thụ được điều người sáng tác muốn diễn tả. Trong 15 bài về Hàn Mặc Tử, từng dấu lặng, cách ngắt câu đều được mình và thầy Walther Giger nghiên cứu, trăn trở. Có những lời trong thơ Hàn Mặc Tử cực khó cảm nhận (như ranh giới giữa sống và chết) nên không phải ai cũng hiểu được. Nếu người nghe chỉ quen đóng khung trong một vài dòng âm nhạc quen thuộc thì sẽ khó khám phá, cảm nhận cái mới. Âm nhạc mình có tính kịch. Với những người đã am hiểu và nghiên cứu âm nhạc, sẽ thấy chưa có loại âm nhạc Hàn Mặc Tử lạ lùng đến thế, song sẽ có sự quen thuộc, gần gũi bởi trong đó có ngâm thơ, ca trù, chầu văn, dân ca…
Vì sao chị lại quyết định trở về và gắn bó với Bến Xuân? Việc đón khách ở Bến Xuân dường như khá đặc biệt?
Mặc dù ở Thụy Sĩ, cuộc sống sung túc song có một sự thôi thúc mình về nhà, ấp ủ một cuộc sống dễ thương về con người Huế - Việt Nam như mình đã khoe ở Thụy Sĩ. 10 năm qua, hai vợ chồng mình đã xây được một căn nhà như mong ước với mùi hương thơm hoa trái trong vườn, tiếng chim kêu mỗi sáng, đêm ngủ đom đóm bay vào màn… Nếp sống thanh nhàn đó là hình ảnh mình mang theo và lưu giữ mấy mươi năm qua. Lúc trước, mình đem văn hóa quê nhà khoe với bạn bè thì ngày nay, mình đón khách đến Bến Xuân, phải đem văn hóa xứ sở mình phô diễn để không chỉ ngoài âm nhạc, người ta còn cảm nhận được không gian sống của một gia đình Huế thực sự. Mình đang nỗ lực tạo “cửa sổ” để du khách nhìn vào tâm hồn Huế.
Khách đến Bến Xuân nghe nhạc luôn có một bản dịch nghĩa nội dung các tiết mục. Khi vào không gian nhà hát, họ thưởng thức cách diễn, tâm tình của người nghệ sĩ… Hầu hết khán giả đều có một nền tảng cơ bản về âm nhạc do đó, họ có sự đối thoại, chăm chú và thấu hiểu với các tiết mục. Bến Xuân xây dựng một chương trình âm nhạc đặc thù gồm có cả những bài bản ca Huế, dân ca, ru con… Âm nhạc mỗi quốc gia có một nét riêng. Nếu du khách tới mà không “thết đãi” họ một chương trình âm nhạc thực sự của Huế thì chuyến đi của họ sẽ chưa trọn vẹn.
Khá lâu rồi nghệ sĩ Camille Huyền ít xuất hiện ở các sân chơi âm nhạc và hoạt động cộng đồng, có phải chị đang ấp ủ một kế hoạch lớn cho ngày trở lại?
Một số chương trình có mời nhưng Camille Huyền đành từ chối vì mỗi lần biểu diễn phải được chuẩn bị chu đáo với cả dàn nhạc, phải là sự hòa quyện, hợp tác ăn ý, vì nghệ thuật, cho khán giả những phút giây êm đềm hưởng thụ nghệ thuật thực sự mình mới hài lòng.
Ấp ủ từ 2012, 15 bài hát Hàn Mặc Tử lần này sẽ được mình cũng ê kíp dàn dựng thành nhạc kịch. Thầy Walther Ginger đang chờ người viết kịch bản và sẵn sàng sáng tác thêm. Mong lắm nếu thầy và Camille tìm được tri ân, tri kỷ cùng nhau thực hiện.
Xin cảm ơn và chúc cho kế hoạch sắp tới của chị thành công!
T. NINH
-
Thời tiết hôm nay 29/12: Miền Trung mưa to, Nam Bộ mưa ràoĐẩy nhanh điều tra các vụ án tham nhũng, kinh tế, thu hồi tài sản bị thất thoátTổng bí thư, Chủ tịch nước chủ trì hội nghị Quân ủy Trung ươngThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp Thủ tướng Hàn Quốc"Đinh RúTổng Bí thư, Chủ tịch nước phát động 'Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ'Từ ngày 3/4, người từ Hải Dương đến Quảng Ninh không phải cách ly y tếThủ tướng thăm hỏi nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nướcSamsung ra tai nghe không dây, không phụ thuộc điện thoạiChỉ kiểm toán liên quan đến tài chính công, tài sản công
下一篇:Phó chủ tịch xã kể giây phút người chồng tử vong khi cứu vợ con bị nước cuốn
- ·Mỹ chuẩn bị nổ thử bom Plasma trên thượng tầng khí quyển
- ·Ông Trần Sỹ Thanh trở thành tân Tổng Kiểm toán Nhà nước
- ·Giới thiệu nhân sự thay thế 3 Phó Chủ tịch Quốc hội vừa miễn nhiệm
- ·Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 6 của Tiểu ban Kinh tế
- ·Bộ Công an đề xuất xe đưa đón học sinh phải có màu sơn riêng
- ·Các huyện, xã sẽ sáp nhập như thế nào?
- ·Tổng cục trưởng vi hành, xử ngay cô gái cầm vô lăng mang điện thoại
- ·Nhận chứng chỉ CAT1, Việt Nam có thể mở đường bay thẳng tới Mỹ
- ·Nhận định, soi kèo U19 Thừa Thiên Huế vs U19 Quảng Nam, 13h15 ngày 7/1: Lịch sử gọi tên
- ·Thủ tướng dự lễ khánh thành công trình tưởng niệm liệt sĩ Núi Quế
- ·Đưa quan hệ Việt Nam
- ·Cần tận dụng tốt hơn hiệu quả CPTPP
- ·SHB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 40.658 tỷ đồng
- ·Thỏa thuận ngừng bắn ở Trung Đông ?
- ·Đại biểu Quốc hội đề xuất xây dựng Luật Tự phê bình và phê bình
- ·Chuyện về chính khách Nguyễn Phú Trọng
- ·Fighting wastefulness: a national imperative
- ·Biên giới 1979: Tâm nguyện của Tướng Nguyễn Đức Huy 40 năm sau
- ·Chính phủ, nhân dân Việt Nam viện trợ giúp Trung Quốc chống dịch cúm
- ·Dự kiến Hà Nội sẽ được phân bổ 50.000 liều vắc xin phòng Covid
- ·Doanh nghiệp phần mềm Việt đầu tiên chạm mốc 200 triệu USD
- ·Thủ tướng thăm, làm việc với Bộ Tư lệnh Quân khu 5
- ·Tránh 'trông chờ, nghe ngóng' trong kiểm tra, xử lý vi phạm đảng viên
- ·Điều động, bổ nhiệm nhân sự 5 địa phương
- ·Tín dụng chờ bơm 2,5 triệu tỷ đồng năm 2025, nhu cầu vốn đến từ lĩnh vực nào?
- ·Thủ tướng gặp gỡ bà con kiều bào tại Myanmar
- ·Bộ GTVT nói không với đề nghị trông giữ xe dưới gầm cầu cạn ở Hà Nội
- ·Gần 358 tỷ đồng tặng quà người có công dịp Tết Canh Tý
- ·Giao dự toán thu năm 2020 phải phù hợp thực tế
- ·Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu mua sớm 200.000 tấn gạo dự trữ
- ·Nga ra mắt mẫu máy bay chiến đấu Su
- ·Ngày mai, Bộ Giao thông họp kiểm điểm chậm thu phí BOT không dừng
- ·TPHCM chưa thí điểm dạy tiếng Đức và tiếng Hàn là ngoại ngữ 1
- ·Thủ tướng phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ
- ·Thời tiết hôm nay 11/11: Bão Yinxing đổi hướng về Hoàng Sa, miền Trung sắp mưa lớn
- ·Đại biểu Quốc hội: Làm luật không chặt có thể dẫn đến tham nhũng chính sách