Thông tư 23/2017/TT-BTC sửa đổi,êmquyđịnhmớivềthịtrườngchứngkhoánphábảng xếp hạng cúp c1 châu á bổ sung Thông tư 11/2016/TT-BTC hướng dẫn một số điều của Nghị định 42/2015/NĐ-CP của Chính phủ về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh. Ảnh Internet. Thông tư 23 bổ sung quy định liên quan đến điều kiện hoạt động giao dịch của nhà đầu tư; tài khoản giao dịch và tài khoản ký quỹ của nhà đầu tư; hoạt động thanh toán của nhà đầu tư; hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh của thành viên bù trừ và trung tâm lưu ký chứng khoán; xử lý trường hợp mất khả năng thanh toán, thời hạn nộp báo cáo định kỳ của các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán phái sinh, Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán.
Trong đó, về hoạt động giao dịch chứng khoán phái sinh, theo Thông tư 23, để đảm bảo điều kiện hoạt động giao dịch, nhà đầu tư phải đảm bảo vị thế trên tài khoản giao dịch trong giới hạn vị thế theo quy chế của Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam. Trường hợp vượt giới hạn vị thế, nhà đầu tư có trách nhiệm thực hiện các giao dịch đối ứng để giảm vị thế, bổ sung ký quỹ (nếu cần thiết) trong thời hạn theo quy chế của Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam nếu vượt giới hạn vị thế.
Sau thời hạn quy định, nhà đầu tư không hoàn tất việc giảm vị thế thì thành viên bù trừ được thực hiện lệnh giao dịch đối ứng để đóng một phần hoặc toàn bộ vị thế của nhà đầu tư. Trường hợp thành viên bù trừ không thực hiện giao dịch đối ứng để đóng vị thế của nhà đầu tư, Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam được thực hiện lệnh giao dịch đối ứng để đóng một phần hoặc toàn bộ vị thế của nhà đầu tư đứng tên thành viên bù trừ.
Về việc mở tài khoản, Khoản 4, điều 7 cũng bổ sung nội dung “Nhà đầu tư được mở tài khoản giao dịch tổng trong các trường hợp: Công ty quản lý quỹ được mở một tài khoản giao dịch tổng cho nhà đầu tư ủy thác trong nước và một tài khoản giao dịch tổng cho nhà đầu tư ủy thác nước ngoài; Công ty chứng khoán thành lập ở nước ngoài được mở một tài khoản giao dịch tổng để thực hiện hoạt động môi giới chứng khoán phái sinh cho các nhà đầu tư nước ngoài; Các trường hợp khác theo hướng dẫn của Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam”.
Liên quan đến thành viên bù trừ, Khoản 1 Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Thành viên bù trừ mở tài khoản tiền gửi ký quỹ cho nhà đầu tư đứng tên thành viên bù trừ theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 26 Nghị định số 42/2015/NĐ-CP và có trách nhiệm quản lý tách biệt tiền gửi ký quỹ tới từng nhà đầu tư. Tiền gửi ký quỹ này thuộc sở hữu của nhà đầu tư, không thuộc sở hữu của thành viên bù trừ. Thành viên bù trừ được sử dụng tài khoản tiền gửi ký quỹ của nhà đầu tư theo quy định tại khoản 2 Điều này”.
Đối với hoạt động thanh toán, Thông tư sửa đổi, bổ sung nội dung “Trường hợp thành viên bù trừ không đủ tiền để thanh toán hoặc trái phiếu Chính phủ để chuyển giao, Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam được thực hiện thanh toán hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ theo hình thức bằng tiền. Trong trường hợp này, thành viên bù trừ không đủ tiền để thanh toán hoặc trái phiếu Chính phủ để chuyển giao có trách nhiệm bồi thường cho thành viên bù trừ liên quan thông qua Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam, với số tiền có giá trị không thấp hơn 5% giá trị thanh toán hợp đồng. Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam quy định việc xác định giá trị và phương thức thanh toán bồi thường.”
Trường hợp thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán và đã được Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam thực hiện các biện pháp hỗ trợ thanh toán quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này, thành viên bù trừ có trách nhiệm hoàn trả Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam toàn bộ phần tài sản đã sử dụng từ Quỹ bù trừ, Quỹ dự phòng rủi ro và các nguồn khác để đảm bảo thanh toán và chịu mọi chi phí phát sinh liên quan.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 1/5/2017. |