【nữ pháp vs】Kịch bản xấu nhất, dự báo lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát
Nhiều yếu tố “kìm” đà tăng giá
Theịchbảnxấunhấtdựbáolạmphátvẫntrongtầmkiểmsoánữ pháp vso Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính, mặt bằng giá trong nước 6 tháng đầu năm 2022 có xu hướng tăng do áp lực từ biến động tăng cao của giá các mặt hàng chiến lược trên thị trường thế giới, nhất là mặt hàng năng lượng và vật tư chiến lược. CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2022 tăng 2,44% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 1,25%.
Phân tích nguyên nhân CPI tăng, đại diện Cục Quản lý giá cho rằng, chủ yếu do ảnh hưởng từ giá xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng tăng theo giá thế giới, giá vật liệu xây dựng tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào, giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu, nhu cầu ăn uống, đi lại, du lịch hồi phục trở lại khi dịch Covid-19 được kiểm soát.
Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, giá các mặt hàng thực phẩm giảm trong đó có thịt lợn; giá bán nhiều hàng hóa, dịch vụ được điều chỉnh giảm do tác động giảm thuế giá trị gia tăng, giảm thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay; thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu. Về cơ bản, nguồn cung các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu trong nước vẫn dồi dào đã góp phần quan trọng trong kiểm soát mặt bằng giá thời gian qua.
Nguồn cung các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu trong nước dồi dào đã góp phần quan trọng kiểm soát mặt bằng giá thời gian qua. |
Kết quả đó có được từ nỗ lực quyết tâm trong chỉ đạo điều hành, sự vào cuộc của các cấp, các ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp, người dân. Ngay từ đầu năm, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng - Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá đã có các văn bản chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp về quản lý, điều hành để bình ổn giá, hạn chế những biến động của mặt bằng giá gây tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân.
Cho ý kiến tại hội thảo, PGS, TS. Nguyễn Bá Minh - Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính đã phân tích dưới góc độ người làm khoa học. Ông cho rằng, CPI tăng chủ yếu do giá xăng dầu tăng 51,83% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI chung tăng 1,87 điểm phần trăm; giá dịch vụ ăn uống ngoài gia đình tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI chung tăng 0,3 điểm phần trăm. Một nguyên nhân tác động tới CPI tăng 6 tháng đầu năm đó là giá vật liệu bảo dưỡng nhà tăng đến gần 8% so với cùng kỳ năm trước và do giá xi măng, sắt thép, cát tăng theo giá nhiên nguyên vật liệu đầu vào, đã làm CPI chung tăng 0,16 điểm phần trăm… Dù vậy, vẫn còn nhiều yếu tố góp phần kiềm chế tốc độ tăng CPI 6 tháng qua như nhận định của Cục Quản lý giá và đây cũng chính là các yếu tố sẽ giúp giảm áp lực lạm phát cuối năm.
Dự báo CPI ở mức 3,3 - 3,9%
Trên cơ sở phân tích khoa học, PGS, TS. Nguyễn Bá Minh dự đoán, CPI bình quân năm 2022 so với năm 2021 sẽ tăng ở mức 3,3% - 3,9%.
Một số dự báo được các chuyên gia đưa ra tại hội thảo cũng cơ bản ở mức trên dưới 4%. Theo TS. Nguyễn Đức Độ - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính, với mức lạm phát hiện nay, dư địa kiểm soát lạm phát trung bình dưới 4% trong năm nay còn khá lớn. Nếu như trong trường hợp lạm phát trung bình cả năm vượt mức 4%, lạm phát trung bình trong 6 tháng cuối năm phải ở mức trên 5,56%, tức là trong giai đoạn còn lại của năm 2022 CPI sẽ phải tăng trung bình hơn 0,7%/tháng.
Giá các mặt hàng thực phẩm giảm trong đó có thịt lợn; giá bán nhiều hàng hóa, dịch vụ được điều chỉnh giảm do tác động giảm thuế giá trị gia tăng, giảm thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay; thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu. Về cơ bản, nguồn cung các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu trong nước vẫn dồi dào đã góp phần quan trọng trong kiểm soát mặt bằng giá thời gian qua. Kết quả đó có được từ nỗ lực quyết tâm trong chỉ đạo điều hành, sự vào cuộc của các cấp, các ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp, người dân. |
“Xác suất xảy ra kịch bản này không cao, bởi bất chấp giá xăng dầu và giá các nguyên vật liệu tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm, CPI mới chỉ tăng trung bình khoảng 0,5%/tháng” - ông Nguyễn Đức Độ nhận định. Bởi vì hiện nay, giá xăng dầu và giá nhiều nguyên vật liệu trên thế giới đang có xu hướng giảm khi kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại và FED tăng lãi suất mạnh với tần suất cao. Kịch bản nhiều khả năng xảy ra hơn là giá xăng dầu và giá các nguyên vật liệu sẽ không tăng mạnh trong thời gian tới và tốc độ tăng CPI trong 6 tháng cuối năm 2022 sẽ ở mức thấp hơn 0,5%/tháng. Theo kịch bản này, lạm phát trung bình trong năm nay sẽ trong tầm kiểm soát, ở mức dưới 3,5%.
TS. Lê Quốc Phương - nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại (Bộ Công thương) đưa ra 2 kịch bản, trong đó trong trường hợp xấu nhất, CPI có thể ở mức trên 4%. Điều này chỉ xảy ra khi giá xăng dầu, lương thực vẫn tăng; FED tiếp tục tăng lãi suất điều hành (dự báo có thể lên đến 3,6% vào cuối năm 2022); giá nhiều nguyên vật liệu đầu vào tăng… và kinh tế tăng trưởng vượt bậc.
Bên cạnh việc dự đoán lạm phát của cả năm, các chuyên gia cũng đã hiến kế cho cơ quan quản lý các giải pháp để bình ổn giá. Nhiều ý kiến đề nghị cần thực hiện biện pháp kiểm soát lạm phát linh hoạt, chủ động. Trong đó, tập trung ổn định giá để tháo gỡ khó khăn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống người dân. “Cần kết hợp chặt chẽ chính sách tài khóa và tiền tệ, tránh gây tác động cộng hưởng lên lạm phát. Các cơ quan chức năng phải theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả các mặt hàng thiết yếu; không đồng thời tăng giá các mặt hàng trong bối cảnh hiện nay” - TS. Lê Quốc Phương nói.
Theo Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp, trong đó, tập trung thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra. Tiếp tục kiểm soát lạm phát cơ bản trong năm 2022 để tạo cơ sở cho việc kiểm soát lạm phát chung.
Ngoài ra, theo dõi sát tình hình kinh tế, lạm phát thế giới và các chính sách ứng phó của các nước, diễn biến giá cả các mặt hàng nhiên liệu và vật tư chiến lược để kịp thời cung cấp thông tin cho các cơ quan chuyên môn. Đối với các hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, trước mắt cần tính toán kỹ phương án, đánh giá tác động để có phương án điều hành cụ thể báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá, Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định. Bên cạnh đó, chú trọng thông tin, tuyên truyền, công khai minh bạch thông tin về giá để kiểm soát lạm phát kỳ vọng; hạn chế những thông tin thất thiệt gây hoang mang cho người tiêu dùng gây bất ổn thị trường.
* Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch Hội Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam:
Người tiêu dùng đang phải thắt chặt chi tiêu
Ông Nguyễn Mạnh Hùng |
CPI bình quân 6 tháng đầu năm tăng 2,44% so với cùng kỳ năm trước. Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số CPI được tính toán đúng tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng con số lạm phát 6 tháng qua không phản ánh hết giá cả thực tế. Giá các mặt hàng đang tăng rất mạnh, từ giá vận tải hành khách, giá lương thực thực phẩm, giá ăn uống ngoài gia đình, dịch vụ vui chơi giải trí, giá các mặt hàng may mặc, giày dép...
Trong nước, giá xăng dầu tăng cao, khiến giá các loại hàng hóa tăng, đã hình thành nên một mặt bằng giá mới, ảnh hưởng tới đời sống của người dân. Người tiêu dùng hiện nay không còn cách nào khác là phải thắt chặt chi tiêu.
Trong bối cảnh đó, tôi đánh giá cao nỗ lực của Bộ Tài chính trong đề xuất giảm nhiều loại thuế, nhằm giảm giá xăng dầu. Xăng dầu là đầu vào của nền kinh tế, nên nếu mặt hàng này giảm giá sẽ góp phần làm giảm nhiều loại hàng hóa, dịch vụ.
Từ nay đến cuối năm, các bộ, ngành, địa phương cần thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo điều hành giá để kiểm soát lạm phát dưới 4% theo chỉ tiêu Quốc hội đề ra, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô cũng như cuộc sống của người dân, nhất là những người thuộc diện hộ nghèo, nhóm yếu thế của xã hội.
* TS. Nguyễn Ngọc Tuyến - Học viện Tài chính:
Kiểm soát chặt giá hàng hóa đầu vào, hạn chế đà tăng giá bán
TS. Nguyễn Ngọc Tuyến |
Một số yếu tố sẽ tác động tới lạm phát những tháng cuối năm và cả năm 2022 là: Giá cả nhiên liệu, đặc biệt là xăng dầu thế giới sẽ tiếp tục ở mức cao do nguồn cung vẫn chưa đáp ứng nhu cầu. Các nước xuất khẩu dầu thô và khí đốt sẽ tiếp tục tăng sản lượng để bù đắp cho nguồn cung thiếu hụt từ Nga nhưng chắc chắn vẫn không đáp ứng nhu cầu. Chuỗi cung ứng vật tư, hàng hóa trên thế giới bị đứt gẫy sẽ tiếp tục làm cho giá vật tư, hàng hóa nhập khẩu tăng cao. Việt Nam chắc chắn sẽ bị tác động mạnh từ việc tăng giá vật tư, sản phẩm thế giới do nền kinh tế có độ mở lớn, nhập khẩu lớn.
Do đó, xu hướng tăng giá bán, tăng lạm phát cho tới cuối năm ở nước ta là khá rõ. Do vậy, Chính phủ cần thiết phải tăng cường công tác quản lý, điều hành giá, đảm bảo linh hoạt, kịp thời và có hiệu quả để thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế.
Trong đó, giải pháp quan trọng nhất là thực hiện điều chỉnh kịp thời công cụ thuế (giảm thuế) đối với sản phẩm xăng dầu nhập khẩu nhằm ổn định giá, kìm hãm đà tăng của chỉ số giá tiêu dùng cả nước trong khuôn khổ mục tiêu đã xác định. Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ giá cả các sản phẩm hàng hóa đầu vào để hạn chế đà tăng giá bán. Từng bước đầu tư tìm kiếm nguồn vật tư hàng hóa trong nước thay thế hàng nhập khẩu để hạn chế tác động từ hàng nhập khẩu giá cao của thế giới. Tăng cường vai trò của Nhà nước trong công tác quản lý, đặc biệt là trong hoạt động phân phối và lưu thông hàng hóa.
* PGS, TS. Ngô Trí Long:
Đề nghị ổn định giá hàng hóa do Nhà nước định giá
PGS, TS. Ngô Trí Long |
Giá năng lượng và vật tư chiến lược trên thị trường thế giới tiếp tục gia tăng gây sức ép đến mặt bằng giá trong nước, cùng với việc điều chỉnh giá dịch vụ sự nghiệp công theo lộ trình thị trường, trong đó có giá dịch vụ giáo dục, sẽ tác động rất lớn đến mục tiêu kiểm soát cả năm 2022.
Theo tính toán của Tổng cục Thống kê, việc điều chỉnh giá dịch vụ giáo dục năm học 2022 - 2023 theo khung giá tại Nghị định 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, ước có thể làm tăng CPI bình quân năm 2022 thêm 0,55 - 1,05%.
Đối với các hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá trước mắt chưa xem xét điều chỉnh, tiếp tục giữ ổn định giá. Việc điều chỉnh các mặt hàng theo lộ trình phải được đánh giá kỹ tác động đến CPI để bảo đảm dư địa cho việc kiểm soát lạm phát cả năm. Đồng thời, cơ quan chức năng cần kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, xử lý nghiêm các trường hợp đầu cơ, găm hàng và tăng giá bất hợp lý; chủ động kiểm tra yếu tố hình thành giá theo quy định tại Luật Giá và theo thẩm quyền khi hàng hóa có biến động bất thường.
(责任编辑:Cúp C2)
- Hồi sinh voi Ma mút tuyệt chủng hơn 4 ngàn năm?
- Tổng Bí thư chủ trì họp Tiểu ban Văn kiện ĐH XIII của Đảng
- Công điện của Thủ tướng về bảo đảm an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5
- Ủy ban Kiểm tra Trung ương thông báo xem xét, thi hành kỷ luật cán bộ
- Nhận định, soi kèo Marseille vs Le Havre, 2h45 ngày 6/1: Thắng dễ
- Tin bão số 1 mới nhất: Đổ bộ vào Quảng Ninh
- Thủ tướng trả lời chất vấn về bổ sung chỉ tiêu kinh tế
- Thủ tướng trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho Học viện Chính trị khu vực III
- Sĩ quan mũ nồi xanh ở Trung Phi và cuộc gặp với người phụ nữ gốc Hà Nội
- Samsung lập quỹ “khủng” đền bù cho công nhân bị ung thư
- Haiti rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng
- Giao dự toán thu năm 2020 phải phù hợp thực tế
- Thủ tướng: Lấy hạnh phúc, an toàn của phụ nữ, trẻ em là mục tiêu hành động
-
Australia phát triển phương pháp chẩn đoán nhanh ung thư da
Ảnh minh họa. (Nguồn: WebMD)Ngày 18/11, Bộ trưởng Y tế bang Victoria, Jill Hennessy cho biết phương ...[详细] -
Ứng dụng công nghệ thông tin giúp cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính
Bộ Tài chính ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý tài chính. Ảnh: Đức MinhDẫn đầ ...[详细] -
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Rà soát lại thuế khoán hộ kinh doanh tất cả các địa phương
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh Gia Cư.Sáng ngày 11/12, đoàn công tác do B ...[详细] -
Chọn ngành, chọn trường đại học: Đừng vì phong trào mà bỏ qua xu hướng
Nhiều trường đại học tuyển sinh thêm ngành học mới trong năm 2021Điểm vào đại học: Ngành tăng "chót ...[详细] -
Trà Vinh: GRDP bình quân năm 2024 ước đạt hơn 94 triệu đồng/người
Tại buổi Họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội năm 2024 của tỉnh Trà Vinh mới đây, bà Ph ...[详细] -
Thủ tướng: Kinh tế là một trọng tâm của ngoại giao
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trò chuyện với các đại sứ, trưởng cơ quan đại diện Việt Nam mới được bổ n ...[详细] -
Bộ Ngoại giao thông tin về thượng đỉnh Mỹ Triều dự kiến ở Việt Nam
Hôm nay, trả lời câu hỏi của phóng viên về bình luận của Việt Nam trước phát biểu của Tổng thống Don ...[详细] -
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội họp phiên thứ 40
Phiên họp thứ 39 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trong tháng 11.Theo chương trình dự kiến, sau khi kha ...[详细] -
Nhật Bản cảnh báo người tiêu dùng về bão hàng giả các thương hiệu nổi tiếng
Omron cảnh báo về hàng giả thương hiệu này tại Nhật Bản và nước ngoài. Ảnh: OmronHàng giả thường có ...[详细] -
Hình ảnh phiên họp Chính phủ đầu tiên trong năm 2019
Hôm nay,tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1, phiên ...[详细]
- CSGT đo nồng độ cồn xuyên đêm, phát hiện tài xế vi phạm gấp đôi mức 'kịch khung'
- Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP chúc Tết nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước
- Việt Nam bay vào tứ kết Asian Cup: Thủ tướng biểu dương đội tuyển
- Cơ chế Chia sẻ với các nhà đầu tư dự án PPP: Có gây rủi ro cho ngân sách?
- 37 triệu người dùng sẽ không thể truy cập Internet từ 1/1/2016
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: ĐBQH cần xử lý tốt quan hệ 3 chân kiềng
- TikTok “khó sống” tại Mỹ