当前位置:首页 > Thể thao

【kèo+nhà+cái+5】Tình hình Biển Đông ngày 15/8: ASEAN im lặng, Trung Quốc lộng hành trên Biển Đông


Hồi cuối tuần trước,ìnhhìnhBiểnĐôngngàyASEANimlặngTrungQuốclộnghànhtrênBiểnĐôkèo+nhà+cái+5 khi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đưa ra đề xuất đóng băng mọi hành động khiêu khích trên Biển Đông tại hội nghị Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) với sự tham gia của đại diện nhiều quốc gia trên thế giới, ông đã hy vọng sẽ nhận được sự hưởng ứng tích cực của các quốc gia thành viên ASEAN.

tình hình biển đông

Tình hình Biển Đông là vấn đề quan trọng được bàn luận tại Diễn đàn Khu vực ASEAN tại Myanmar Ảnh minh họa

Thế nhưng mọi việc đã diễn ra không như mong đợi khi đề xuất của ông Kerry vấp phải sự lạnh nhạt của một số thành viên ASEAN cũng như của đoàn đại biểu Trung Quốc do Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị dẫn đầu.

Lẽ ra ông Kerry không nên ngạc nhiên với kết quả này, bởi ASEAN hoạt động trên 2 nguyên tắc cơ bản, đó là đồng thuận và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Bởi vậy, ASEAN gần như không thể có một lập trường thống nhất về các tranh chấp trong khu vực, hay ít nhất là giải quyết những vấn đề song phương giữa các quốc gia thành viên.

Theo nhận định của ông Bertil Lintner, chuyên gia phân tích của tờ Thời báo Kinh tế Viễn Đông và Jakarta Globe của Indonesia, chính sự “tê liệt” của ASEAN trong việc giải quyết các vấn đề tranh chấp biển đảo đã khiến Trung Quốc được thỏa sức tung hoành trên Biển Đông và gây hấn với các quốc gia láng giềng.

Ông Lintner cho rằng trong khi Philippines và Việt Nam kiên quyết phản đối các hành động ngang ngược, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc trên Biển Đông, Malaysia và Brunei lại có vẻ do dự không muốn “chọc giận” người láng giềng khổng lồ, dù họ cũng có tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh.

Còn các quốc gia khác như Thái Lan, Campuchia hay Lào lại có quan hệ về kinh tế rất chặt chẽ với Trung Quốc, và các nước này không hề liên quan tới những tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông. Indonesia và Singapore thì lại thể hiện lập trường trung lập trong các vấn đề tranh chấp biển đảo. Trong bối cảnh đó, có vẻ như ông Kerry đã quá lạc quan khi kỳ vọng vào sự đồng thuận của ASEAN trước chính sách và tham vọng ngày càng quá đáng của Trung Quốc trên Biển Đông, chuyên gia Lintner viết.

Ông Michael Auslin, chuyên gia phân tích thuộc Viện Doanh nghiệp Mỹ nhận định rằng xu hướng bất an về cán cân quyền lực chính trị ở châu Á sẽ là một động lực quan trọng làm thay đổi diện mạo của khu vực.

Các giới chức Mỹ cho biết họ sẽ giám sát “các đảo đá, các đảo san hô, và các bãi cạn” ở Biển Đông để tìm kiếm những dấu hiệu của sự giảm thiểu căng thẳng ở những vùng biển mà lực lượng tuần duyên Trung Quốc trong thời gian qua đã đối đầu với tàu Việt Nam và Philippines.

Sau khi Tân Hoa nêu lên nghi vấn về điều mà họ gọi là “ý đồ thật sự” của Mỹ ở Biển Đông, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Marie Harf nói rằng Washington không hề gây bất ổn ở Biển Đông. Bà Marie Harf khẳng định: “Chính những hành vi hung hãn của Trung Quốc đã gây ra bất ổn. Tất cả những gì mà chúng tôi làm đều nhắm tới mục tiêu giảm thiểu căng thẳng, giúp cho các nước giải quyết những bất đồng của họ bằng đường lối ngoại giao, chứ không bằng những biện pháp cưỡng ép hay khiêu khích như chúng ta đã thấy Trung Quốc thực hiện mỗi ngày một nhiều trong những tháng vừa qua”.

Vân Anh(Tổng hợp)

 

Tình hình biển Đông ngày 14/8: ‘TQ tiếp tục chính sách hiếu chiến trên Biển Đông’

分享到: