【nạp cf】Ðất Khánh Hoà nhớ bác Sáu Dân
(CMO) Ngày 7/11/2016, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau công bố quyết định xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh địa điểm nơi ở và làm việc của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt tại Ấp 9, xã Khánh Lâm, huyện Trần Văn Thời (cũ), nay là Ấp 6, xã Khánh Hoà, huyện U Minh. Ðây là sự tự hào, niềm vui mừng khôn xiết đối với Khánh Hoà, vùng đất căn cứ địa cách mạng kiên trung, bất khuất. Và lần trở lại trong tháng Giêng non của Tết Nhâm Dần này, những câu chuyện về bác Sáu Dân, như cách gọi thân thương của bà con Khánh Hoà, vẫn đong đầy bao cảm xúc.
Vùng đất kiên trung
Giai đoạn hoạt động của Bí thư Khu uỷ Khu Tây Nam Bộ Võ Văn Kiệt trong giai đoạn ác liệt của chiến tranh chống Mỹ từ năm 1972-1974 tại Ấp 9, xã Khánh Lâm, huyện Trần Văn Thời (cũ), nay là kinh Công Nghiệp, Xóm Khmer Lớn, xã Khánh Hoà, huyện U Minh được Khánh Hoà lưu giữ như một tài sản vô giá. Ðó không chỉ là những trang sử nằm im, mà còn đó trong lòng đất và người Khánh Hoà những dấu ấn vẹn nguyên, tươi rói.
Ông Chín Anh (ông Trần Quốc Anh, nguyên cận vệ của đồng chí Võ Văn Kiệt) đã cung cấp nhiều tư liệu quý. Theo đó, tháng 10/1970, đồng chí Võ Văn Kiệt về Trung ương Cục nhận nhiệm vụ Bí thư Khu uỷ Khu Tây Nam Bộ rồi cấp tốc về Cà Mau. Cà Mau lúc này giặc phản kích điên cuồng, riêng huyện Trần Văn Thời (cũ), từ năm 1969-1972, Mỹ - nguỵ chiếm đóng từ 3 lên 64 đồn. Giặc tăng cường tàu chiến với mật độ cao trên vàm sông Ông Ðốc, đẩy mạnh hoạt động Chi khu Rạch Ráng, lập hàng loạt đồn bót dày đặc chặn các tuyến giao thông huyết mạch hầu hết các xã còn lại.
Khánh Lâm (cũ) gần như bị bao vây, chia cắt. Ðây cũng là trọng điểm giặc thực hiện chiến dịch “Nhổ cỏ U Minh”, tiêu diệt căn cứ Khu uỷ, cho cả máy bay chiến thuật B52 oanh tạc và cả pháo hạng nặng từ hạm tàu trên biển hòng băm nát cả U Minh Hạ và U Minh Thượng.
Trong bối cảnh đó, bác Sáu Dân quyết định chọn Khánh Lâm làm nơi đặt căn cứ lãnh đạo từ năm 1972-1974. Ông Chín Anh là người liên hệ trực tiếp với Xã uỷ Khánh Lâm để chọn nơi ở, làm việc của đồng chí Võ Văn Kiệt nhưng phải đảm bảo bí mật tuyệt đối. Lý do được nêu ra đơn giản là làm chỗ an dưỡng cho thương binh. Nơi được chọn là phần đất của gia đình ông Hai Biện (Ðỗ Văn Biện), khi nghe đặt vấn đề, ông Hai Biện gật đầu cái rụp, quả quyết: “Tui cho mượn miếng đất ở bờ đìa hậu đất. Tui theo cách mạng, cần thêm gì cứ nói”.
Ông Ðỗ Minh Thuần, con trai út của ông Hai Biện, cũng là người đang ở phần đất hương hoả của gia đình, cho biết: “Ba má tui kể lại, xứ này hồi đó nhà cửa lưa thưa. Dù chiến tranh ác liệt nhưng ba má tui quyết bám đất, bám nhà, một lòng trước sau ủng hộ cách mạng. Hồi đó cũng đâu có biết là bác Sáu Dân về ở đâu, chỉ biết là công việc cách mạng rồi giữ bí mật. Rau cá ngoài vườn thì cứ để cán bộ tự túc sinh hoạt, không tiếc thứ gì hết”.
Cũng theo lời ông Chín Anh, giai đoạn này, cục diện chiến trường diễn biến hết sức mau lẹ, đồng chí Võ Văn Kiệt đi công tác, di chuyển liên tục, nhiều khi chỉ về nơi đứng chân chớp nhoáng để chuẩn bị cho chuyến đi tiếp theo. Căn nhà ở bờ đìa hậu đất ông Hai Biện có bố trí hầm tránh phi pháo, là nơi in đậm dấu chân của đồng chí Bí thư Khu uỷ Khu Tây Nam Bộ xuyên suốt 2 năm ròng, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đến lúc rời đi.
Tự hào vươn lên
Ông Lâm Hải Ðăng, Phó chủ tịch UBND xã Khánh Hoà, phấn khởi cho biết: “Kể từ khi đạt chuẩn xã NTM cuối năm 2015, Khánh Hoà tiếp tục vươn mình mạnh mẽ, phấn đấu cho mục tiêu cao hơn là đạt chuẩn xã NTM nâng cao. Mục tiêu ấy đến nay đã đạt 8/13 tiêu chí, kỳ quyết hoàn thành trong năm 2025”.
Nói về sự phát triển hôm nay, ông Ðăng vẫn dạt dào tự hào về truyền thống cách mạng của quê hương: “Khánh Hoà nói riêng, U Minh nói chung là căn cứ địa cách mạng, nơi từng cưu mang, che chở cho nhiều đồng chí lãnh đạo cấp cao của cách mạng, trong đó có đồng chí Võ Văn Kiệt. Cũng từ đó, quê hương Khánh Hoà càng có thêm sức mạnh, niềm tin trong quá trình dựng xây, phát triển”.
Nông dân Trần Thế Hoà, Ấp 7, xã Khánh Hoà, tự hào: “Sống ở nơi cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt từng ở, hoạt động cách mạng, mình nông dân thì phải vươn lên, không chỉ vậy còn phải trang hoàng, làm đẹp thêm diện mạo quê hương”. |
Khánh Hoà có gần 300 hộ đồng bào dân tộc (trong tổng số hơn 2.500 hộ toàn xã), từng là địa phương rất khó khăn của huyện U Minh. Chặng đường vươn lên của Khánh Hoà không hề bằng phẳng mà trải qua vô vàn thách thức. Với tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2021 ở mức 1,67%, quả thật đó là một thành tựu diệu kỳ.
Ông Lê Văn Ðó, Phó bí thư Thường trực Ðảng uỷ xã Khánh Hoà, khẳng định: “Khánh Hoà có được thành tựu hôm nay, một phần rất quan trọng là ý thức, sự tự hào của người dân về truyền thống cách mạng của địa phương. Bà con vẫn hay nói với nhau là chiến tranh gian khổ, hy sinh cỡ đó còn vượt qua được, huống gì là vươn lên thoát nghèo. Vả lại, nơi đây là nơi từng che chở cho cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nghèo hoài thì người ta cười mình sao”.
Những người nông dân như ông Trần Thế Hoà hay anh Dương Hồ Vũ (Ấp 7, xã Khánh Hoà) thì bộc bạch rằng: “Tự hào lắm chớ, xã nhà từng có cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt về ở, hoạt động mà. Chuyện làm ăn ở đây thì đều đều, dịch giã cũng không ảnh hưởng nhiều, nhưng khó bứt lên. Năm nay, cánh nông dân tụi tui quyết chí mần ăn lớn, coi như là bù cho năm cũ”.
Anh Lê Minh Thành, Công chức Văn hoá - Xã hội xã Khánh Hoà, thông tin thêm: “Coi vậy thôi chớ năm nay bà con ăn Tết sung túc lắm, tôm cua trúng, hoa màu trúng, lại được giá. Bà con nông dân mình coi vậy mà an yên”.
Ðường về di tích nơi ở và làm việc của bác Sáu Dân đã thêm nét mới, một con lộ bê-tông 3 m khang trang, mới tinh vừa hoàn thành vào cuối năm 2021. Phấn khởi hơn, anh Lê Hữu Lợi, Trưởng Phòng Văn hoá - Thông tin huyện U Minh, cho biết: “Dự án xây dựng di tích đang tích cực triển khai, rất sớm thôi di tích nơi ở và làm việc của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt sẽ hình thành trên diện tích khoảng 2.000 m2ngay trên phần đất của nhà ông Hai Biện. Ðây là tin vui, thoả nỗi mong chờ tha thiết của bà con Khánh Hoà suốt từ năm 2016 đến nay”.
Ði trong xuân mới, đất trời Khánh Hoà thêm lộng lẫy, đẹp tươi. Vẳng trong hồn đất, tình người, là mạch nguồn của cách mạng khơi dòng cho biết bao khát vọng lớn lao. Ở đó, phía đất Cà Mau, có một nơi vẫn nồng đượm nỗi nhớ về bác Sáu Dân. Chợt nhớ tới câu thơ của Chế Lan Viên mà thổn thức:
“Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn”./.
Phạm Quốc Rin
下一篇:Nữ giáo viên mất gần 100 triệu đồng vì dính bẫy lừa trúng thưởng
相关文章:
- Tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn tận tình trong công việc
- Dịch vụ kế toán
- Phát huy truyền thống anh hùng của ngành Dự trữ Nhà nước
- Bộ Công thương sẽ quản lý và bình ổn giá sữa
- Nâng hạng thị trường chứng khoán có tác động ra sao đến dòng vốn ngoại?
- Hướng dẫn mới về thu nộp các khoản thuế vào ngân sách
- Tăng cường kết nối CNTT của cơ quan Hải quan với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
- Chấm dứt tình trạng sử dụng nhà, đất công sai quy định
- Trang web Tổng thống Putin, Điện Kremlin bị hack
- Giải ngân các dự án đường sắt đạt hơn 282 tỷ đồng
相关推荐:
- Galaxy View mở bán từ 6/11 với giá 599 USD
- Hải Dương ban hành quy định hệ số điều chỉnh giá đất
- Hướng dẫn thu phí, lệ phí tại cảng, bến thủy nội địa
- Qui định mới về quản lý tài chính đối với các dự án PPP
- Cuốn nhật ký bằng thơ kể lại cuộc đời nhiều biến động
- Tiết kiệm 3,9 tỷ đồng từ đấu thầu bảo trì đường thủy
- Ba nguyên nhân kéo giảm số thu NSNN của Hải quan TPHCM
- Kho bạc Cần Thơ thu hồi nợ tạm ứng đạt hơn 29% kế hoạch
- Nhận định, soi kèo Fiorentina vs Napoli, 0h00 ngày 5/1: Hướng tới ngôi đầu
- Được tạm ứng tối đa 50% giá trị hợp đồng vốn đầu tư từ ngân sách
- Samsung lập quỹ “khủng” đền bù cho công nhân bị ung thư
- Ngày 4/1: Thép trong nước giữ nguyên giá bán, quặng sắt giảm nhẹ
- Mỹ chuẩn bị nổ thử bom Plasma trên thượng tầng khí quyển
- Thời tiết dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9: Có thể xuất hiện bão
- Tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn tận tình trong công việc
- Bộ Công Thương họp rà soát, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII
- Lợi dụng đèo Bảo Lộc sạt lở, 3 người 'đào bẫy' ô tô trên lối đi vòng Quốc lộ 28B
- Đề xuất phạt người bắt ốc trong vườn quốc gia Côn Đảo hơn 137 triệu đồng
- Trò chơi Pokemon Go chính thức cập bến thị trường Việt Nam
- BHYT học sinh, sinh viên: Quyền lợi hưởng ngày càng được mở rộng