【kèo 2/2.5 là gì】Chính sách tiêu thụ nông sản vừa đủng đỉnh, vừa hấp tấp?

时间:2025-01-13 03:09:59来源:88Point 作者:Nhận Định Bóng Đá

chinh sach tieu thu nong san vua dung dinh vua hap tap

Dưa hấu là một trong những mặt hàng điển hình cho tình trạng “được mùa mất giá”. Ảnh: Internet

Trong qúy I-2015, kim ngạch XK nông, lâm, thủy sản giảm 13,2% so với cùng kỳ năm trước, thậm chí một số mặt hàng chủ lực giảm sâu như gạo giảm 28,1%, cà phê trên 40% và thủy sản trên 20%...

Bên cạnh sự sụt giảm đáng kể trong kim ngạch XK, thời gian qua, câu chuyện ùn tắc, khó tiêu thụ dưa hấu, hành tím tràn ngập trên các mặt báo, các trang mạng xã hội… lại càng dấy lên bài toán “được mùa mất giá” của nhiều sản phẩm nông nghiệp hiện nay.

Tại buổi Tọa đàm với chủ đề “Tiêu thụ nông sản: Liên kết từ sản xuất đến thị trường” do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức sáng nay (27-5), cả đại diện Bộ Công Thương cũng như Bộ NN&PTNT đều nhận định, sự sụt giảm trong XK, yếu kém trong tiêu thụ hàng hóa là do nhiều yếu tố mà phần lớn là khách quan như cung-cầu bất cập, nhiều đồng tiền trượt giá so với đồng USD, quy hoạch sản xuất nông sản đã có nhưng hiệu quả chưa cao…

Tuy nhiên, đứng ở góc độ DN, ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và XK Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho rằng, một trong những điểm mấu chốt là các chính sách thúc đẩy tiêu thụ nông sản của Việt Nam hiện nay vừa đủng đỉnh vừa hấp tấp.

Ông Dũng lý giải, đơn cử như Quyết định 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng, ban hành từ năm 2002 nhưng sau 12 năm triển khai vẫn chưa có nhiều thay đổi. Bằng chứng là đến nay, nội dung tăng cường liên kết “4 nhà” (Nhà nước, nhà khoa học, DN và nhà nông) nhằm đẩy mạnh tiêu thụ nông sản còn lỏng lẻo. Nông dân vẫn là đối tượng chịu thiệt thòi hơn cả khi có những biến động thị trường.

Trong khi đó, khi có bất kỳ vấn đề gì xảy ra trong sản xuất, tiêu thụ nông, lâm, thủy sản, cơ quan chức năng lại xử lý khá hấp tấp, vội vàng. Dễ thấy, mô hình sản xuất đã có nhiều thay đổi nhiều nhưng các chính sách đi kèm chưa thay đổi hoặc khá chậm.

Theo ông Dũng, chính sách sản xuất, tiêu thụ nông sản hiện còn khá bất cập khi khâu sản xuất do Bộ NN&PTNT phụ trách mà khâu tiêu thụ lại dồn trách nhiệm lên “vai” Bộ Công Thương. Ngoài ra, công tác phối hợp giữa các bộ, ngành cả Trung ương lẫn địa phương hiện nay rất yếu, trong khi có sự việc xảy ra như ách tắc hàng hóa thì các bộ “đá bóng” trách nhiệm rất giỏi.

“Ngoài ra, một trong những bất cập không thể không nhắc tới là quy hoạch sản xuất nông sản đã có nhưng không hề có cơ chế rạch ròi xem các đơn vị làm sai quy hoạch thì bị phạt như thế nào. Thực tế đang tồn tại hiện nay là ai vẽ quy hoạch cứ vẽ, ai làm cứ làm”, ông Dũng nhấn mạnh.

Xung quanh những vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh khẳng định: Tổ chức sản xuất, gắn kết sản phẩm nông sản với thị trường là trách nhiệm chung của Chính phủ. Trong đó, Bộ Công Thương có trách nhiệm xây dựng chính sách phát triển thị trường và đưa ra biện pháp cụ thể để củng cố thị trường. Tuy nhiên, Bộ Công Thương không làm một mình được mà cần sự phối hợp với Bộ NN&PTNT dựa trên quy hoạch chung.

Tuy nhiên, phải thừa nhận sự phân công quá rạch ròi giữa các bộ, ngành trong vấn đề này thiếu sự tổng thể đã dẫn đến tình trạng đứt đoạn thông tin. Đứt đoạn ở đây là giữa bộ, ngành quản lý của Nhà nước với địa phương, cũng như đứt đoạn giữa chính quyền địa phương với DN và người dân… Về mặt quy hoạch sản xuất nông sản đã có nhưng hiệu quả đúng là cần phải bàn thêm. Đây là vấn đề không dễ trong bối cảnh kinh tế thị trường, toàn cầu hóa, không thể dự báo chính xác thị trường.

Thứ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng, ở tầm lớn hơn, quy hoạch không chỉ nằm trong phạm vi quốc gia mà còn toàn cầu. Ví dụ như, Việt Nam hiện đã trở thành quốc gia hàng đầu trong XK cao su, cà phê, gạo,… tuy nhiên diễn biến của thị trường thế giới còn phụ thuộc nhiều quốc gia khác, có tiềm lực về chất lượng sản phẩm, công nghệ sản xuất… Do đó, tính toán quy hoạch hiện nay cần cả sự phối hợp với các quốc gia khác để điều tiết, chấp nhận "cuộc chơi" chung chứ không thể "một mình một chợ".

Theo ông Dũng, để thúc đẩy tiêu thụ nông, lâm, thủy sản bền vững, ngoài làm tốt công tác quy hoạch, phối hợp giữa các bộ, ngành, khâu xúc tiến thương mại đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Hiện nay, kinh phí xúc tiến thương mại cả năm của cả nước mới khoảng 100 triệu USD. Trong khi đó tại Na uy, riêng xúc tiến thương mại cho mặt hàng cá hồi cũng hết ngần ấy tiền.

“Cần chính sách xã hội hóa vấn đề này như lập quỹ ngành hàng. Nhà nước có thể quy định mỗi kg cá tra XK sẽ thu lại khoản tiền nhất định để cho vào quỹ, phục vụ việc xúc tiến thương mại. Nếu chỉ nhìn vào ngân sách Nhà nước thì khó đạt được tính chuyên nghiệp, hiệu quả trong khâu xúc tiến thương mại”, ông Dũng nói.

Ngoài ra, ông Dũng kiến nghị, muốn giải quyết bài toán tiêu thụ nông, lâm, thủy sản, ngoài Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT, cần sự vào cuộc đồng bộ ở nhiều góc độ khác nhau của các đơn vị như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

相关内容
推荐内容