【cược chấp 0】Giải bài toán ngập lụt đô thị ĐBSCL

时间:2025-01-11 16:47:12 来源:88Point

Bài 2:Phát triển đô thị cần không gian trữ nước

Phát triển đô thị là xu hướng tất yếu giúp thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Tuy nhiên,ảibitonngậplụtđthịĐcược chấp 0 việc phát triển cần có những bước đi phù hợp, thích ứng biến đổi khí hậu và không làm cản dòng chảy của nước.

Thành phố Ngã Bảy, phát triển đô thị xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Thiết kế không gian cho nước

Ông Hervé Conan, Giám đốc Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam, cho biết: Thành phố Ngã Bảy, nơi AFD đang triển khai dự án cùng với tỉnh Hậu Giang, bị ảnh hưởng lớn bởi biến đổi khí hậu (BĐKH). Đến nay, tại Hậu Giang, hầu như chưa có đô thị nào có được một hệ thống hoàn chỉnh về tiêu thoát nước đô thị, tiêu thoát nước mưa và các dịch vụ đô thị. Việc tăng lượng mưa, nước biển dâng sẽ tạo thêm sự rủi ro về ngập lụt. Mục tiêu dự án của AFD sẽ hỗ trợ cho quá trình đô thị hóa có khả năng chống chịu thích ứng, để đối phó với những thách thức như biến đổi khí hậu và nước biển dâng; hỗ trợ phát triển đô thị xanh thành phố Ngã Bảy...

“Các đô thị ở ĐBSCL không chỉ dựa vào những công trình, cơ sở hạ tầng để tự bảo vệ mình trước những tác động của BĐKH. Bởi vì công nghệ và các dự án đầu tư sẽ không giải quyết triệt để được các vấn đề cho nên cần có tư duy khác. Trong đó, có thể tính đến biện pháp tạo các khu không gian để trữ lũ. Đồng thời, có những phương thức tiếp cận mới dựa vào tự nhiên”, ông Hervé Conan đề xuất.

TS. Vũ Cảnh Toàn, chuyên gia tư vấn của ISET Việt Nam, cho biết, nghiên cứu các kịch bản về biến đổi khí hậu trong tương lai ở thành phố Ngã Bảy cho thấy mưa lũ, ngập lụt sẽ ngày càng gia tăng. Mưa 1 giờ và 3 giờ vào khoảng năm 2050 sẽ tăng lên trong kịch bản xấu nhất có thể đến 70%.

Tuy nhiên, ngập lụt ở Ngã Bảy còn liên quan đến nhiều yếu tố khác, bao gồm: Con người làm ảnh hưởng đến tình trạng ngập lụt; hệ thống thoát nước không đồng bộ hay việc suy giảm không gian xanh, sụt lún đất. Nghiên cứu gần đây thực hiện trên toàn vùng ĐBSCL, tốc độ sụt lún ở Ngã Bảy khoảng 1,5cm/năm, tức trong 20 năm tới lún xuống khoảng 30cm, đó là chưa tính đến yếu tố gia tăng như khai thác nước ngầm hay tiếp tục đô thị hóa, tạo sức nén gây sụt lún nhanh hơn. Một số vấn đề khác không chỉ nằm ở trong ranh giới thành phố mà ngập lụt ở hạ lưu ĐBSCL còn chịu ảnh hưởng các vấn đề ở thượng nguồn. Việc sử dụng nước, vận hành hồ đập ở thượng nguồn hay vấn đề rừng ở thượng nguồn.

Đứng trước bối cảnh như vậy, Hậu Giang đã đề xuất dự án đô thị chống chịu với biến đổi khí hậu ở Ngã Bảy từ nguồn vốn ODA của AFD. Dự án có nhiều hợp phần khác nhau, bao gồm xây dựng kè sông; cải thiện kết cấu thoát nước đô thị; tạo hồ điều hòa; xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải. Cách tiếp cận của thành phố Ngã Bảy, đó là tích hợp tổng thể trên toàn lưu vực sông, bao gồm các yếu tố thượng nguồn; tác động của triều cường; sụt lún đất; nước biển dâng và mưa trong tương lai. Ông Toàn đề xuất, thiết kế công trình vẫn phải tuân thủ quy định hiện hành, nhưng có thể dễ dàng điều chỉnh nâng cao.

“Chúng tôi đề xuất thiết kế hệ thống đê vẫn giữ cao trình hiện tại nhưng trong tương lai có thể gia tăng dễ dàng. Khi tính toán, chúng tôi thiết kế theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện tại. Khu vực có hồ điều hòa không bị ngập. Tuy nhiên, những khu vực không có hồ điều hòa vẫn bị ngập, tỷ lệ xấp xỉ khoảng 30%. Trong tương lai, nếu tính đến yếu tố biến đổi khí hậu, kể cả khu vực có hồ điều hòa vẫn bị ngập, trong khi khu vực không có sẽ ngập 100%. Ngoài ra, cần phải lồng ghép các yếu tố của biến đổi khí hậu vào quy hoạch các công trình hạ tầng kỹ thuật, phải cập nhật các quy chuẩn kỹ thuật để phù hợp hơn với tình hình mới”, TS. Vũ Cảnh Toàn chia sẻ.

Cũng theo TS. Vũ Cảnh Toàn, cần tính đến ý tưởng hạ tầng xanh trong việc giảm ngập đang được các nước trên thế giới áp dụng. Hạ tầng xanh không đơn thuần là cây xanh, mà là hệ thống không gian xanh, không gian mặt nước kết nối với nhau và kết nối với hệ thống thoát nước để góp phần giảm ngập.

Giải pháp căn cơ

TS.KTS Trần Thị Lan Anh, Phó Cục trưởng Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng), chỉ ra, giải pháp thích ứng BĐKH vùng ĐBSCL là phải kiến tạo không gian cho nước. Phương châm sống chung với lũ, cộng với trị thủy và xác định cả phần mềm và phần cứng cũng như có giải pháp công trình và phi công trình, phân tán tập trung. Thích nghi và giảm thiểu rủi ro, đa ngành và đơn ngành dài hạn và cục bộ.

“5 giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL là: Kết hợp phi tập trung và tập trung nén chủ động dành chỗ cho nước. Đảm bảo sự cân bằng hệ sinh thái và cấu trúc sông, kênh, rạch hiện có. Chọn đất phát triển đô thị, điểm dân cư nông thôn tính đến tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, phù hợp với đặc điểm cấu trúc địa hình tự nhiên. Lồng ghép giải pháp phát triển hạ tầng kỹ thuật với giải pháp phát triển giao thông - thủy lợi. Liên kết đô thị nông thôn theo tiểu vùng ngập để có giải pháp chống ngập và mô hình phát triển phù hợp, tương thích”, TS.KTS Trần Thị Lan Anh nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Đức Hiển, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương: Với tính chất quan trọng của vùng ĐBSCL, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 02 tháng 04 năm 2022 về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 287/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Mục tiêu đến năm 2030, tỷ lệ đô thị hóa của vùng đạt khoảng 42% đến 48%.

Để triển khai các định hướng của Nghị quyết 06 và các nghị quyết, chiến lược liên quan, một trong những yêu cầu quan trọng là phải tích hợp được các yêu cầu về khả năng chống chịu và thích ứng với biến đổi khí hậu vào trong các quy hoạch phát triển đô thị.

Ông Nguyễn Đức Hiển, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết, các định hướng lớn được đặt ra, bao gồm phát triển hệ thống đô thị ĐBSCL theo hướng phân bố hợp lý tại các vùng đô thị, dọc theo các hành lang phát triển chính của vùng; mô hình đô thị sinh thái, nén, thích ứng biến đổi khí hậu.

“Ứng phó với BĐKH phải thuận thiên. Phải chú trọng bảo vệ không gian xanh, hạ tầng xanh và coi đó là phương án không hối tiếc. Đồng thời, gắn kết với nông nghiệp xanh, bền vững. Phải có một số mô hình thí điểm, sau đó, nhân rộng ra các đô thị phù hợp với đặc điểm chung về hạ tầng, điều kiện nhân lực, văn hóa - xã hội. Ngoài ra, phải triển khai đầy đủ bộ ATLAS về đô thị - khí hậu, phải đốc thúc mạnh hơn để triển khai đồng bộ cơ sở dữ liệu chung cho các địa phương. Tập trung ưu tiên nguồn lực cho công tác tích hợp, đầu tư cho thích ứng BĐKH. Phải xem lồng ghép rủi ro vào quy hoạch là một trong những trụ cột lớn phòng ngừa rủi ro, tích hợp rủi ro phải ở nhiều cấp độ, cấp độ quốc gia, cấp độ vùng, cấp độ tỉnh, địa phương…”, ông Nguyễn Đức Hiển nhấn mạnh.

Hiện nay, vùng ĐBSCL có 174 đô thị gồm: 1 đô thị trực thuộc Trung ương, 2 đô thị loại I thuộc tỉnh, 12 đô thị loại II, 9 đô thị loại III, 23 đô thị loại IV và 127 đô thị loại V. Tỷ lệ đô thị hóa toàn vùng đạt 31,16%, tăng 4,6% so với năm 2015). Các định hướng lớn như: phát triển hệ thống đô thị ĐBSCL theo hướng phân bố hợp lý tại các vùng đô thị, dọc theo các hành lang phát triển chính của vùng; mô hình đô thị sinh thái, nén, thích ứng biến đổi khí hậu.

 

Bài, ảnh: MỘNG TOÀN

推荐内容