Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Lê Ngọc Hoa cho biết,áttriểnkhukinhtếĐôngNamthànhđộnglựctăngtrưởngkinhtếcủaNghệsoi kèo leeds united UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch (số 812) nhằm triển khai thực hiện “Đề án phát triển Khu kinh tếĐông Nam thành động lực tăng trưởng kinh tế của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030”. Đề án nhằm xây dựng và phát triển Khu kinh tế Đông Nam thành khu vực phát triển kinh tế năng động, có sức hấp dẫn và cạnh tranh cao trong khu vực Bắc Trung Bộ. Với trọng tâm phát triển kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp đồng bộ, hiện đại gắn liền với xây dựng và khai thác có hiệu quả cảng biển Cửa Lò, Đông Hồi.
Tạo bước đột phá trong thu hút đầu tư, thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gia tăng giá trị sản xuất, tăng nguồn thu ngân sách, giải quyết nhiều việc làm và đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu. Theo đó, giai đoạn 2021-2025 sẽ điều chỉnh ranh giới Khu kinh tế Đông Nam lên 80.000ha (bao gồm 70.000ha đất liền và 10.000ha mặt nước biển) trong đó, diện tích khu công nghiệp khoảng 15.000ha, đổi tên thành Khu kinh tế Nghệ An; Quy hoạch phát triển 10 - 12 Khu công nghiệp ngoài Khu kinh tế với diện tích tự nhiên khoảng 4.500ha. Vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng Khu kinh tế, khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 đạt 19.912 tỷ đồng, trong đó: Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước khoảng 1.050 tỷ đồng; nguồn vốn từ doanh nghiệpkinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, cảng biển khoảng 17.838 tỷ đồng, nguồn vốn khác (ODA, PPP,...) khoảng 1.024 tỷ đồng. Thu hút đầu tư 100 - 120 dự ánvới tổng vốn đăng ký khoảng 75.000 - 90.000 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư nước ngoài khoảng 2,26 tỷ USD. Vốn đầu tư thực hiện ước đạt trên 60% so với vốn đầu tư đăng ký. Thu ngân sách trong Khu kinh tế Đông Nam, các khu công nghiệp đến năm 2025 chiếm khoảng 20 - 25% tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh. Đến năm 2025, giải quyết việc làm cho khoảng 80.000 - 100.000 người lao động. Mục tiêu của Đề án cũng nêu rõ, tỷ lệ các khu công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường đến năm 2025 đạt 100%; đảm bảo 100% các cơ sở sản xuất trong khu kinh tế được cấp giấy phép môi trường, các cơ sở sản xuất trong khu công nghiệp xử lý chất thải (nước thải, chất thải) đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra Activate Wil môi trường, không để tình trạng khiếu kiện về ô nhiễm môi trường xảy ra; Đáp ứng khoảng 25 - 30% nhà ở cho công nhân làm việc tại khu kinh tế, khu công nghiệp. Phát triển kết cấu hạ tầng 3 - 5 khu công nghiệp mới, với diện tích khoảng 1.800 - 2.000 ha. Thu hút đầu tư 130 - 150 dự án với tổng vốn đăng ký khoảng 100.000 - 120.000 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư nước ngoài khoảng 3,67 tỷ USD. Phấn đấu đến năm 2030, thu ngân sách trong Khu kinh tế Đông Nam, các khu công nghiệp chiếm khoảng 45 - 50% tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh; giải quyết việc làm cho khoảng 150.000 - 180.000 người lao động. UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu các đơn vị chức năng liên quan tập trung các nhóm giải pháp phát triển, huy động nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng; đẩy mạnh môi trường xúc tiến đầu tư và cải thiện quá trình thu hút đầu tư… sớm hoàn thiện Đề án đưa Khu kinh tế Đông Nam thành cực tăng trưởng của tỉnh. |