【dabet.】Xung quanh vụ khai thác nghêu giống ở Đất Mũi: Ai đúng, ai sai?
Thời gian qua, trên bãi nghêu Khai Long thuộc địa bàn xã Ðất Mũi, huyện Ngọc Hiển xảy ra tình trạng người dân khai thác nghêu trái phép, cào nghêu vào phạm vi mà Hợp tác xã (HTX) Nghêu Ðất Mũi rào chắn để nuôi nghêu thịt, dẫn đến xung đột, thậm chí xảy ra xô xát gây thương tích. Người dân thì nói là họ chỉ cào nghêu giống tự nhiên, còn HTX thì nói đó là phạm vi họ thả nuôi nghêu thịt, dân không được vào cào.
Thời gian qua, trên bãi nghêu Khai Long thuộc địa bàn xã Ðất Mũi, huyện Ngọc Hiển xảy ra tình trạng người dân khai thác nghêu trái phép, cào nghêu vào phạm vi mà Hợp tác xã (HTX) Nghêu Ðất Mũi rào chắn để nuôi nghêu thịt, dẫn đến xung đột, thậm chí xảy ra xô xát gây thương tích.
Người dân thì nói là họ chỉ cào nghêu giống tự nhiên, còn HTX thì nói đó là phạm vi họ thả nuôi nghêu thịt, dân không được vào cào nghêu giống. Từ sự xung đột lợi ích đã dẫn đến tình hình an ninh trật tự ở bãi nghêu trở nên phức tạp, buộc ngành chức năng phải vào cuộc.
Bãi nghêu "dậy sóng"
Theo ghi nhận của UBND huyện Ngọc Hiển về tình hình khai thác nghêu giống tại bãi nghêu Khai Long, xã Ðất Mũi, từ ngày 9/10/2016, người dân bắt đầu vào khu vực dự kiến giao cho HTX Nghêu Ðất Mũi để khai thác giống trái phép. Số lượng người khai thác khoảng 200 người và 100 phương tiện vỏ máy. Càng ngày số lượng người và phương tiện tham gia khai thác càng đông, đến ngày 14/10/2016 có khoảng 1.000 người và 350 phương tiện.
Người dân vào khu vực dự kiến giao cho HTX Nghêu Đất Mũi nuôi nghêu để cào nghêu giống. Ảnh: Đ.D |
Ðối tượng khai thác là người dân địa phương; hình thức khai thác chủ yếu là cào bằng tay và máy hút. Nguồn giống khai thác được thương lái thu gom vận chuyển đi nơi khác. Giá bán giống dao động từ 0,8-1 đồng/con. Trong quá trình khai thác này đã có sự va chạm, xô xát giữa các đối tượng khai thác và những người nuôi nghêu thịt trong khu vực.
Chị Huỳnh Thị Kiều, ấp Rạch Thọ, xã Ðất Mũi, cho biết: “Mấy hôm trước khi người dân vào bãi nghêu, HTX nghêu Ðất Mũi rào chắn để thả nuôi nghêu thịt, cào nghêu giống thì bị người của các chủ bãi đuổi đánh. Mọi người bỏ chạy, riêng ông Mai Văn Tó cào nghêu gần đó nhưng ngoài khu vực của họ nên không chạy, nhưng bị người ta dùng cào đánh vào đầu. Dù có người kế bên đỡ kịp, nhưng vì họ đánh quá mạnh nên ông Tó bị bể đầu phải chuyển lên bệnh viện khâu lại, đến giờ vẫn chưa xuất viện”.
Hai vợ chồng ông Trần Minh Tự (đã hơn 70 tuổi) ngồi lụm cụm lựa những trứng nghêu trong một mớ rác đen ngòm vừa mới cào về. Ông Tự kể: “Thấy người ta đi cào nghêu nên vợ chồng tôi cũng ra đó cào được mớ này đây. Vợ chồng già, không có cơ sở gì làm, nghèo mới phải mò ra biển kiếm sống. Mà người dân chúng tôi có cướp của ai đâu mà họ bảo là chúng tôi cướp nghêu của họ. Chúng tôi chỉ cào nghêu giống tự nhiên chứ có cố tình cào nghêu thịt của họ nuôi đâu”.
Thực tế, bãi nghêu Khai Long đã có cách đây mấy chục năm. Hằng năm đến mùa nghêu giống, dân địa phương cũng như dân các tỉnh khác đều kéo về khai thác. Ðây là hình thức khai thác giống trái quy định và có hàng ngàn người khai thác nên tình hình an ninh trật tự rất phức tạp. Từ khi HTX Nghêu Ðất Mũi hình thành thì tình trạng cào nghêu như trên đã giảm, nhưng năm nay bùng phát trở lại. Nguyên nhân sâu xa cũng chỉ vì xung đột lợi ích của người nuôi nghêu và dân nghèo địa phương, bởi người thì được tự do khai thác, người thì phải đứng nhìn người khác hưởng lợi mà không được khai thác.
Chị Huỳnh Thị Kiều cho biết thêm: “Họ rào hết bãi nghêu không cho dân vào, thậm chí đường đi ra biển cũng bị rào ví, muốn ra biển kiếm sống cũng khó. Làm HTX thì cũng được, nhưng nên gom nhỏ lại chừa bãi không nuôi cho người dân cào. Trước giờ là bãi nghêu tự nhiên, giờ họ giành hết nên dân mới bức xúc. Dân cũng không phải cướp nghêu, phải chi dân chúng tôi cố tình vào bắt nghêu thịt thì nói là cướp, đằng này chúng tôi chỉ cào con nghêu giống thiên nhiên để bán kiếm sống”.
Nói về vấn đề này, Phó Trưởng ấp Rạch Thọ Nguyễn Văn Chào cho biết: “Nói dân cướp nghêu là không đúng. Mặc dù họ khai thác nghêu tự nhiên là sai, nhưng thực tế thì những người nuôi nghêu khai thác trước, sau đó người dân khai thác theo. Khi ở phía ngoài hết nghêu, họ có vào cào nghêu giống trong bãi của người nuôi nghêu nhưng họ không cố tình bắt nghêu thịt. Ðây là bãi thiên nhiên, trước giờ dân sinh sống, bây giờ HTX nuôi nghêu thì chỉ nên rào ví khu vực họ nuôi để người dân không vào lấn chiếm, đằng này họ rào hết cả bãi nghêu. Tôi theo dõi hơn một tháng rồi, dân chỉ cào phía ngoài chứ không vào bãi, nhưng khi phía ngoài hết, họ vào bãi thì mới phát hiện có một số người của chủ bãi cào nghêu trong đó đem bán, có đêm họ cào bán trên 100 triệu đồng. Vì thế người dân mới bức xúc, tại sao họ cào được mà dân nghèo địa phương lại không làm được”.
Anh Trương Văn Phát, ấp Rạch Thọ, nói: “Trước giờ dân ở đây sống bằng nghề biển, trước khi HTX nuôi nghêu thì bãi nghêu này có rất nhiều nghêu thịt tự nhiên, người dân vẫn cào bán kiếm sống. Khi có HTX, nguồn thu nhập này bị mất đi, mặc dù bức xúc nhưng mấy năm nay chúng tôi cũng thôi không cào nghêu giống trong bãi mà họ rào ví. Nhưng năm nay họ cào nghêu giống tự nhiên trong bãi mà họ rào ví rồi bán, còn chúng tôi thì không được cào nên dân địa phương mới bức xúc”.
Thực tế, nghêu mà HTX Nghêu Ðất Mũi nuôi là con giống mua từ địa phương khác về chứ không phải giống khai thác tại các bãi nghêu của địa phương. Ông Lê Thanh Liêm, Chủ tịch HÐQT HTX Nghêu Ðất Mũi, cho biết: “Nghêu chúng tôi mua giống từ Cần Giờ về thả nuôi chứ giống tại chỗ nuôi không được. Trước đây, chúng tôi đã thử nuôi giống địa phương nhiều lần nhưng đều không thành công”.
Dân không là “kẻ cướp”
HTX Nghêu Ðất Mũi được thành lập trên cơ sở hợp nhất 16 HTX cũ với 1.409 thành viên. Tuy nhiên, do hoạt động không hiệu quả, cuối năm 2015, HTX hợp đồng với một số cá nhân thành lập 16 tổ nuôi nghêu thương phẩm (chủ yếu là cá nhân trên danh nghĩa HTX), tự đầu tư con giống để nuôi và tự hưởng lợi chứ không theo quy định của Luật HTX.
Ðể nuôi nghêu, họ rào ví quanh khu vực để thả giống và bán nghêu thịt. Vụ nghêu vừa qua những tổ nuôi nghêu này đã thả nghêu 2 lần, lần đầu đã khai thác, riêng lần hai (vụ vừa rồi) nghêu chết, thậm chí có bãi nghêu chết từ 70-90%. Ðiều này cho thấy lượng nghêu thịt còn lại của các hộ thả nuôi là không nhiều, tuy nhiên, HTX nghêu cho biết họ thất thoát hàng chục tỷ đồng do người dân cào.
Ông Lê Thanh Liêm cho hay: “Hai lần thả nghêu thì HTX và các tổ hợp tác đã thả con giống với số tiền trên 15 tỷ đồng. Ðợt đầu đã khai thác, đợt sau do dịch bệnh nên nghêu chết nhiều, chúng tôi bán được một ít nhưng hiện trên bãi vẫn còn vài chục tấn nghêu thịt(?). Mấy ngày qua người dân vào cào nghêu, ước thiệt hại trên 10 tỷ đồng(?)”.
Ông Võ Công Trường, Chủ tịch UBND xã Ðất Mũi, nhận định: “HTX nghêu hoạt động không phối hợp báo cáo với chính quyền địa phương nên chúng tôi không nắm được số tiền họ bỏ ra cũng như thu được khi bán sản phẩm. Riêng họ báo thiệt hại khi bị dân cào nghêu giống vào khu vực của họ lên đến hàng chục tỷ đồng thì cần phải xem lại. Thực tế vụ nghêu vừa qua HTX báo cáo thiệt hại từ 70-90% thì có thể thấy lượng nghêu thịt còn lại không thể nhiều đến vậy”.
Riêng về tình hình an ninh trật tự bãi nghêu vừa qua, ông Võ Công Trường cho biết: “Vừa qua có xảy ra tình trạng người dân cào nghêu bị chủ bãi nghêu đánh. Hiện chúng tôi đang phối hợp với lực lượng chức năng điều tra làm rõ cũng như triển khai lực lượng giữ gìn an ninh trật tự tại bãi nghêu. Riêng việc người dân kéo nhau vào bãi nghêu của HTX nghêu Ðất Mũi cào nghêu thì một phần nguyên nhân cũng do các chủ bãi nghêu này đã cào nghêu giống trước đó để đem bán nên dân mới vào cào. Nếu như mấy anh trong HTX không khai thác thì người dân họ cũng không vào khai thác dẫn đến tình hình phức tạp như hiện nay”.
Ông Lê Phú Sánh, Giám đốc HTX Nghêu Ðất Mũi, thì cho rằng: “Tôi thấy người dân vào khu vực nuôi nghêu của HTX là hoàn toàn sai. HTX triển khai nuôi nghêu ở vùng bãi Khai Long mua giống ở vùng khác về thả nuôi mà họ cào vào khu vực nuôi thì có thể nói là họ ăn cướp nghêu”.
Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển Lý Hoàng Tiến nhận định: “Cụ thể từ ngày 9-17/10, tình hình khai thác nghêu giống trái phép ở bãi Khai Long thực tế đã diễn ra, có thời điểm khoảng 2.000 người. Ðiều đó ít nhiều ảnh hưởng đến tình hình ANTT, nhưng một số phương tiện thông tin đại chúng nói là dân cướp nghêu thì tôi khẳng định là hoàn toàn không đúng sự thật, mà nói là khai thác trái phép thì hợp lý hơn. HTX hiện có 15 hộ đại diện bỏ tiền ra nuôi nghêu thì thực tế địa phương không nắm và cũng không có gì để chứng minh điều này. Còn hợp đồng của những hộ này với hợp tác xã thì có thể nói vô hiệu bởi hiện HTX không có chủ quyền đất thì không thể hợp đồng giao cho người khác được. Ðiều này chẳng khác nào là mua trâu vẽ bóng”.
Trước tình hình phức tạp trên, UBND huyện Ngọc Hiển đã chỉ đạo UBND xã phối hợp với lực lượng bảo vệ bãi nghêu và các ngành chức năng tuyên truyền, vận động các đối tượng trên không vào khu vực nuôi nghêu thương phẩm của bà con đang nuôi để khai thác. UBND xã Ðất Mũi phối hợp chặt chẽ với Ðồn Biên phòng Ðất Mũi, HTX Nghêu Ðất Mũi và đơn vị có liên quan tăng cường lực lượng bảo vệ, đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội tại khu vực bãi nghêu Khai Long, đồng thời điều tra làm rõ và xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm…
Ông Lý Hoàng Tiến cho biết thêm: “Ðã qua, HTX Nghêu Ðất Mũi hoạt động không đúng theo Luật Hợp tác xã năm 2012, vì HTX không trực tiếp sản xuất mà làm hợp đồng cho các tổ chức, cá nhân thuê lại để tổ chức sản xuất. UBND huyện chỉ đạo rất nhiều lần việc chấn chỉnh hoạt động của HTX phải đúng quy định của pháp luật, tuyệt đối không được lợi dụng danh nghĩa HTX để chiếm đất cho thuê trái phép, nhưng HTX không chấp hành. Huyện đang xúc tiến việc đề nghị giải thể bắt buộc đối với hợp tác xã này. Hiện nay tình hình đã vượt tầm kiểm soát của huyện. Huyện chỉ đảm bảo giữ gìn an ninh trật tự, không để xảy ra xô xát, nhưng khó có thể ngăn chặn việc khai thác trái phép với số lượng người và phương tiện đông như hiện nay”. |
Ðiều tra của Ðặng Duẩn
本文地址:http://app.marimbapop.com/news/246c799323.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。