【tỉ số hiện tại】Sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu
(CMO) Trước tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) ngày một rõ nét và nặng nề hơn, việc nuôi trồng theo kiểu manh mún, nhỏ lẻ và tự phát sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ thiệt hại cao. Đã đến lúc người dân cần liên kết lại với nhau, liên kết với doanh nghiệp, các nhà khoa học để thích ứng với BĐKH và nâng cao hiệu quả sản xuất.
Phát huy thế mạnh tôm - rừng
Người dân các xã dọc theo tuyến đê biển Đông và Tây của tỉnh được xem là nơi phải chịu ảnh hưởng lớn nhất từ BĐKH. Hoạt động sinh kế của người dân trong vùng chủ yếu dựa vào nuôi trồng và khai thác thuỷ sản. Những năm gần đây, do ảnh hưởng của BĐKH và việc nuôi tôm tự phát, thiếu kiểm soát dẫn đến tôm bị dịch bệnh, năng suất và hiệu quả thấp. Ngoài ra, trong khu vực này, nhiều hộ dân thiếu đất sản xuất, hoạt động sinh kế chủ yếu phụ thuộc vào khai thác thuỷ sản dưới tán rừng ngập mặn, ven biển làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây rừng.
Diện tích đất rừng ngập mặn lớn nhất cả nước là lợi thế lớn của tỉnh mà không nơi nào có được. Bên cạnh đó, mô hình tôm - rừng, tôm sinh thái cũng khẳng định được lợi thế vượt bậc, đặt biệt là vốn đầu tư thấp và có thể nuôi xen các đối tượng khác như cua, cá, sò huyết để tăng thu nhập, phát triển bền vững vừa gắn với bảo vệ môi trường sinh thái vùng ven biển, phòng chống sạt lở do ảnh hưởng của BĐKH.
Kết quả của Dự án MAM do Tổ chức Phát triển Hà Lan - SNV hỗ trợ trong những năm qua là một minh chứng sinh động nhất. Thông qua các hoạt động của dự án, người dân dần ý thức được giá trị của việc sản xuất đạt các tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn BAP, ASC... để khẳng định giá trị, thương hiệu của tôm sú Cà Mau trên thị trường quốc tế. Theo đó, có 19 ngàn héc-ta sản xuất theo mô hình tôm - rừng được các tổ chức quốc tế chứng nhận. Đồng thời, đã ký 51 hợp đồng, gồm 41 hợp đồng đầu vào và 10 hợp đồng đầu ra, với 12 hợp tác xã/tổ hợp tác và 6 ban quản lý rừng với 21.200 ha. Liên kết xây dựng vùng nuôi tôm theo chuỗi giá trị có chứng nhận quốc tế và thị trường xuất khẩu ổn định. Thiết lập được cơ chế và bước đầu chi trả dịch vụ môi trường rừng 500 ngàn đồng/ha rừng.
Hàng ngàn hộ dân vùng ven biển từ Đông sang Tây đang là đối tượng dễ bị tổn thương nhất do tác động của BĐKH cần được hỗ trợ sinh kế. |
Tuy nhiên, theo đánh giá của Phó giám đốc Sở NN&PTNT Châu Công Bằng, kết quả quan trọng nhất và đáng phấn khởi nhất là nhận thức, hiểu biết của người dân về BĐKH, giải pháp thích ứng, về sản xuất bền vững… được nâng lên rõ nét. Kế hoạch của ngành thời gian tới là tiếp tục đẩy nhanh, nhân rộng mô hình tôm - rừng theo phương thức hữu cơ được chứng nhận quốc tế để nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Theo đó, sẽ mời gọi doanh nghiệp cùng tham gia thực hiện các hoạt động liên kết với vùng nuôi để thực hiện đạt chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế.
Rừng ngập mặn có mô hình tiêu biểu là tôm - rừng, sâu trong nội đồng tại các vùng quy hoạch phát triển nuôi tôm siêu thâm canh tại các huyện nuôi thuỷ sản trọng điểm của tỉnh như: Đầm Dơi, Cái Nước, Phú Tân, Năm Căn, Ngọc Hiển thì có mô hình nuôi tôm siêu thâm canh. Tuy nhiên, thời gian qua, mô hình tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh trên địa bàn tỉnh đang có bước phát triển nóng, nếu không có những thay đổi về tư duy, nhận thức, thay đổi về quy trình sản xuất phù hợp sẽ tiến gần hơn đến nguy cơ mất cân bằng sinh thái, môi trường, nguy cơ dịch bệnh sẽ xuất hiện trên diện rộng.
Sản xuất giảm thiểu tác động môi trường
Tôm siêu thâm canh của tỉnh hiện đang phát triển mạnh, diện tích hiện nay trên 2 ngàn héc-ta, gần 1.950 hộ, tập trung nhiều tại các huyện: Đầm Dơi (808 ha, 940 hộ), Cái Nước (360 ha, 262 hộ), Phú Tân (426 ha, 368 hộ) và một phần của huyện Năm Căn (160 ha, 159 hộ), Ngọc Hiển (137 ha, 67 hộ). Tuy diện tích lớn nhưng các hộ nuôi tôm siêu thâm canh của tỉnh hiện đang hoạt động khá rời rạc, chưa có tổ cộng đồng về nuôi tôm siêu thâm canh đúng với bản chất, mà đa phần là một số tổ hợp tác hay hợp tác xã với nhiều hình thức nuôi đan xen lẫn nhau.
Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng bằng công nghệ Semi - Biofloc được đánh giá là thân thiện với môi trường nhưng mang lại hiệu quả cao. |
Việc ứng dụng công nghệ Semi - Biofloc vào nuôi tôm siêu thâm canh do Dự án CRSD hỗ trợ góp phần giải bài toán về môi trường trong nuôi tôm siêu thâm canh. Chất thải trong ao nuôi được xử lý ngay tại ao thông qua việc sử dụng vi sinh hàng ngày, tạo hệ vi khuẩn dinh dưỡng lớn để lấn át vi khuẩn có hại nên giúp kiểm soát dịch bệnh. Đặc biệt, lượng nước thay hàng ngày giảm chỉ còn tối đa 25% so với gần 60% của các loại hình nuôi cũ, nước thải được xử lý và có ao chứa thải...
Đánh giá về công nghệ semi - biofloc, ông Bằng khẳng định, đến nay đã chứng minh được tính ổn định, bền vững. Hoạt động tập huấn cho nông dân về việc ứng dụng công nghệ Semi - Biofloc vào nuôi tôm siêu thâm canh đang là vấn đề rất cần thiết hiện nay và sẽ được tăng cường trong thời gian tới. Từ đó, giúp nông dân thay đổi tập quán sản xuất, tiếp cận với công nghệ mới, nâng cao trình độ kỹ thuật trong quá trình sản xuất vừa mang lại hiệu quả, vừa bảo vệ môi trường.
BĐKH làm môi trường, thời tiết ngày một khắc nghiệt hơn đã tác động lên diện rộng các loại hình sản xuất của tỉnh, trong đó có khoảng 168 ngàn héc-ta nuôi chuyên tôm theo hình thức quảng canh truyền thống. Do hình thức nuôi lạc hậu, độc canh, phụ thuộc nhiều vào môi trường, trình độ quản lý thấp nên đã qua người dân chịu rất nhiều thiệt hại, tổn thất. Cho thấy hình thức nuôi này không còn phù hợp trước biến đổi môi trường, tác động của BĐKH.
Nhiều người dân vàm Hương Mai, xã Khánh Tiến, huyện U Minh sống phụ thuộc vào nguồn lợi ven biển. |
Phát huy lợi thế sẵn có của điều kiện tự nhiên, những năm qua, người dân vùng nuôi trồng thuỷ sản Nam Cà Mau phát triển rất mạnh mô hình nuôi kết hợp tôm sú với các loài nhuyễn thể như sò huyết, vọp, cua… đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần đa dạng hoá đối tượng nuôi. “Sở sẽ kết hợp với các viện, trường cũng như các nhà khoa học và nông dân nghiên cứu, phát triển thêm nhiều đối tượng để nuôi kết hợp với tôm sú, giúp nâng cao thu nhập cho người dân”, ông Bằng cho biết thêm.
Điều kiện tự nhiên của tỉnh rất thích hợp để phát triển các loại hình sản xuất khác nhau. Vấn đề là lựa chọn các mô hình sản xuất hiệu quả, thích ứng với BĐKH để nhân rộng nhằm nâng cao thu nhập cho người dân, giảm sự phụ thuộc vào các hoạt động sinh kế khai thác tài nguyên thiên nhiên. Bên cạnh phát triển các mô hình sản xuất hiệu quả cũng cần thiết lập các chuỗi liên kết, kết nối thị trường để tiêu thụ sản phẩm giúp người dân sản xuất ổn định, từng bước hình thành các vùng nguyên liệu, xây dựng thương hiệu sản phẩm đặc sản Cà Mau./.
Nhằm giúp người dân sản xuất thích ứng với BĐKH, Sở NN&PTNT vừa có tờ trình về việc phê duyệt kế hoạch tổng thể hợp phần dự án đầu tư xây dựng hạ tầng để phòng chống xói lở bờ biển, cấp nước ngọt và phục vụ nuôi tôm - rừng vùng ven biển Cà Mau, thuộc Dự án “chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững ĐBSCL (ICRSL)”. Trong đó, chủ yếu hỗ trợ sinh kế người dân phía trong đai rừng phòng hộ biển Tây; Xây dựng mô hình sinh kế bền vững vùng Nam Cà Mau; Các hoạt động hỗ trợ phát triển mô hình sản xuất; Trồng thêm rừng trong vùng nuôi tôm - rừng. Tổng kinh phí dự kiến thực hiện dự án khoảng 75,36 tỷ đồng. |
Nguyễn Phú
下一篇:Nokia Networks bắt tay Vinaphone tăng cường phạm vi và tốc độ mạng
相关文章:
- Chuyên gia dự đoán 17 xu hướng truyền thông xã hội hàng đầu 2017
- Ông Trump phản ứng sau khi Tổng thống Putin nói ủng hộ bà Harris
- CEO Telegram bị bắt ở Paris, Nghị sĩ Nga yêu cầu Pháp phóng thích
- Đảng cực hữu Đức tuyên bố giành 'chiến thắng lịch sử' trong bầu cử cấp bang
- Nhận định, soi kèo U19 PVF Việt Nam vs U19 Công An Hà Nội, 14h30 ngày 7/1: Không có bất ngờ
- Nắng có mặn?
- Chứng khoán: Những lo lắng đã bị thổi phồng
- Chứng khoán: Có thể giải ngân nếu ngưỡng 560
- Hoa Lư khiếu nại gói thầu 35 nghìn tỷ, ACV báo cáo Thủ tướng trước ngày 22/8
- Giá vàng chiều nay 18/12/2024: Chênh lệch giữa hai chiều mua và bán là 2 triệu đồng
相关推荐:
- Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ bị tin tặc tấn công?
- Những chuyện bên lề
- Video lính Nga ngồi xích đu luyện lái UAV ngăn xuồng không người lái Ukraine
- Lắng lòng bên dòng POTOMAC
- Vượt khó “dệt lưới an sinh”
- Lê Thị Hải & duyên nghiệp tranh lụa
- Thị trường hàng hóa hôm nay 18/12: Giá đậu tương giảm phiên thứ ba liên tiếp
- Thực hiện Luật Quản lý thuế (sửa đổi): Hàng hóa XNK thông suốt
- Lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9/2023
- HSX công bố chuẩn phân ngành GICS
- Điều hành xuất khẩu gạo: Cần tăng cường sự phối hợp và trách nhiệm
- Tỷ giá hôm nay (6/1): Đồng USD trên thị trường “chợ đen” vẫn tiếp tục tăng
- Smartphone 10 lõi, RAM 6 GB, lưu trữ 128 GB giá bằng iPhone SE
- Trang web Tổng thống Putin, Điện Kremlin bị hack
- Đi xe máy không mang bảo hiểm bắt buộc bị phạt đến 300 nghìn đồng
- Lãi suất huy động ngày 6/1: Lãi suất ngân hàng tiếp tục tăng mạnh
- Không chỉ nói chuyện nhát gừng, con cái chặn luôn Facebook ba mẹ cho… trời yên biển lặng
- Khẩn cấp ứng phó mưa lớn, lũ lụt tại các tỉnh miền Trung
- Mùa giải Mai Vàng lần thứ 30 tôn vinh cống hiến của nghệ sĩ Việt
- Cục Thuế Cao Bằng thu hồi được hơn 600 tỷ đồng tiền nợ thuế trong năm 2024