当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【số liệu thống kê về arsenal gặp fulham】Tình hình khẩn hoang sau các cuộc khởi nghĩa chống Pháp thất bại

Sau khi các cuộc khởi nghĩa chống Pháp thất bại,ẩnhoangsaucccuộckhởinghĩachốngPhpthấtbạsố liệu thống kê về arsenal gặp fulham tình hình khẩn hoang của vùng đất phía Nam, trong đó có vùng Vị Thanh - Hỏa Lựu có nhiều chuyển biến, công cuộc khai hoang được đẩy mạnh hơn làm tiền đề cho việc hình thành những vùng đất mới sau này.

Men theo các kênh rạch dọc sông Cái Lớn, nhiều lưu dân xưa đã chọn vùng đất Vị Thanh - Hỏa Lựu để khẩn hoang, lập làng lập ấp.

Trong sách “Tìm hiểu đất Hậu Giang”, Nhà Nam bộ học Sơn Nam nhận định: “Những người xuống khai hoang ở Rạch Giá, Cà Mau nói chung phần lớn gồm hai hạng: nghĩa quân bại trận và nông dân mất ruộng. Nếu giặc Pháp không đến chiếm thì hồi thế kỷ vừa qua, dân Việt Nam không đổ tràn xuống Rạch Giá - Cà Mau quá lẹ như vậy. Trong khi các tỉnh Cần Thơ, Long Xuyên, Sóc Trăng còn nhiều vùng đất phì nhiêu chưa khai phá…”.

Minh chứng cho thành phần cư dân có nguồn gốc từ cuộc khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực, tại xã Thuận Hưng (Long Mỹ) ngày nay vẫn còn một khu dân cư gọi là xóm Nhật Tảo.

Ngoài các thành phần lưu dân đi khai hoang, vì lý do yêu nước không hợp tác với Tây, còn có khá đông người nghèo ra đi tìm vùng đất mới, với mong ước tạo được cơ nghiệp lâu dài. Bởi dần dần, các tỉnh miệt trên từ Long An, Bến Tre,… tới Vĩnh Long, Cần Thơ gần như đã khai thác hết đất. Và tất nhiên, vùng đất hoang vu hai bờ sông Cái Lớn chính là “đất hứa” của họ, như mô tả của Nhà Nam bộ học Sơn Nam, trong sách “Tìm hiểu đất Hậu Giang” về bức tranh khẩn hoang thuở xưa:

“… Đoàn người từ Phong Điền (Cần Thơ) ra đi tìm đất lập nghiệp. Họ đi từng đoàn gồm bốn, năm chiếc xuồng và một chiếc ghe lớn: Dao, búa, cưa, nồi, chén… đều chuẩn bị sẵn. Ghe lớn chở gạo, lúa ăn và lúa giống, nghe đồn ở vùng sông Cái Lớn còn nhiều đất để khai phá. Họ dọ đường, chưa nhất quyết sẽ đến định cư nơi đâu. Dọc đường, theo rạch Ba Láng, gặp bất cứ người đi rừng nào, bất cứ làn khói nào họ cũng ghé làm quen. Người cũ chỉ dẫn người mới một cách thật thà, niềm nở. Hôm sau, đoàn người lại ra đi, thường thường là cho người bạn mới làm quen nọ dẫn đường. Ven sông Cái Lớn thuộc phần đất cao, không bao giờ ngập nước; rừng dày bịt, loại rừng gừa, vì phần lớn là cây gừa. Ngoài ra, còn có cây xộp, bàng, mù u. Sát bãi sông có rừng bần. Họ vào vàm rạch nhỏ, qua năm bảy trăm thước cây rừng ngày một thưa thớt. Quá một ngàn thước, gần ngọn rạch là vùng sậy, đế đất thấp hơn ngoài ven sông Cái… Vùng trong ngọn này thuận tiện cho họ vì hai lẽ: Đất thấp, mùa mưa đủ nước làm ruộng; sậy đế dễ dọn, cứ đốt trước rồi chặt những gốc còn sót lại. Xa cọp, sấu, cột nhà, lá lợp đã có sẵn chung quanh. Mùa khai hoang đầu tiên thường là không đủ gạo ăn, cho qua mấy vùng kế bên vay mượn hoặc tìm sáp ong, chở một ghe củi về Cần Thơ mà đổi gạo, vải, thuốc uống…”.

Đoạn mô tả trên cho thấy sự chuẩn bị rất chu đáo, phản ánh trí thông minh, tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái giúp đỡ nhau vượt khó của thế hệ tiền nhân. Trên tinh thần sáng tạo về phương thức canh tác nơi vùng đất mới. Họ phải nghĩ ra cách phát cỏ như thế nào để hiệu quả, chế tác, sử dụng công cụ ra sao? Có lẽ từ đó, họ vận dụng tốt chiếc phảng. Đồng thời, dần rút ra được kinh nghiệm về cách thức gieo mạ, giặm lúa, cấy lúa, gặt, cắt lúa. Mặt khác, đâu chỉ lo đối phó với thiên nhiên, thời tiết khắc nghiệt, người khẩn hoang còn phải tính cách bảo vệ mùa màng, chống thú rừng, chim, chuột phá hoại.

Đoạn mô tả trên cũng giúp ra hình dung được khung cảnh xưa, của vùng đất Long Mỹ - Hỏa Lựu - Vị Thanh hôm nay, nhìn từ phía Phong Điền, Cần Thơ, trên đoạn đường rạch Ba Láng đi qua, rồi xuyên ngang cách đồng hoang vu rộng lớn (sau này, khi đào kinh xáng Xà No mới khai thác).

Rõ ràng, người khẩn hoang tới vùng đất này thật lắm gian nan, nguy hiểm chực chờ… Tuy vậy, với biết bao thuận lợi buổi đầu mà cha ông ta đã lường trước như: tài nguyên rừng tràm và mật ong, lá dừa nước lợp nhà, chọn đất sâu vô bên trong sông Cái, nơi đất rừng thưa, đất thấp để trồng lúa, lại tránh được thú dữ. Quan trọng hơn cả là mối quan hệ người đi trước hướng dẫn người đi sau, với tinh thần lạc quan, tương thân tương ái. Một số nhân chứng ở xã Hỏa Tiến kể rằng: Cha, ông họ từ miệt Long An, Gò Công đến đây khẩn đất.

Ông Đồng Quang Năm (nguyên Chủ tịch UBND huyện Long Mỹ) kể rằng: “Cố tổ” của ông đến vùng Rạch Dứa vào năm 1877, có nói về phương thức khẩn hoang, canh tác lúa: Trước hết là đốn cây, phá rừng, chờ khi trời nắng, cây khô mới châm lửa đốt, gặp gió cháy lan thành vùng rộng lớn. Đợi đến mùa mưa xuống mới làm đất trồng lúa. Cứ như vậy, cho đến năm 1905, đất đai dòng họ khai thác được gần cả ngàn mẫu.

Nhiều thành phần nông dân cố cựu đến lập nghiệp tại Hỏa Lựu, sau giàu có như ông Cả Lợi, Đỗ Hữu Trí,… Người gốc Hoa có gia tộc ông Chủ Chẹt. Địa chủ gốc Tây có gia tộc Sáu Yến… Họ tới lập nghiệp chủ yếu tại vùng đất Hỏa Lựu, trước khi người Pháp đào kinh xáng Xà No. Sau này, tiếp tục khuếch trương sự nghiệp vào thời Pháp thuộc.

Gia tộc ông Phạm Văn Sang (ông sinh năm 1928), gốc ở Bến Lức, Long An cho rằng: Ông cố ông đến Hỏa Lựu - Vị Thanh lập nghiệp hồi năm 1920-1925, mướn đất địa chủ Trần Văn Ngọt canh tác. Lúc ấy, vùng Rạch Gốc mới có 5-6 nóc gia.

Năm 1889, sau những nỗ lực khẩn hoang mở đất, viên tham biện Rạch Giá Benoist làm bản phúc trình đã khai thác được 1.948 mẫu, trong đó có 1.400 mẫu ruộng. Bây giờ, tỉnh Rạch Giá đã có 4 tổng 57 làng, dân đinh khoảng 10.000 người. Tính ra, diện tích canh tác tăng lên gần 50 lần, so với năm 1865 thời Minh Mạng, lúc đo đạc lập địa bạ. Tuy vậy, cũng chỉ mới khẩn hoang được 1% tổng diện tích hạt Rạch Giá với trên 180.000 mẫu. Giai đoạn này, tư liệu xưa ghi nhận, làng Vị Thanh thành lập, thuộc tổng Giang Ninh, hạt tham biện Rạch Giá.

Có thể thấy, đây là thành quả công cuộc mở đất, lập nghiệp của các thế hệ ông cha nhằm tiếp nối việc mở rộng, phát triển vùng đất Hỏa Lựu về hướng Cần Thơ, một tín hiệu đầy lạc quan hứa hẹn một tương lai trù phú hơn.      

VỊ THANH

分享到: