【6 mặt bầu cua】Công bố quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

时间:2025-01-11 16:53:12 来源:88Point

Ngày 31/5,ôngbốquyhoạchbảovệvàkhaithácnguồnlợithủysả6 mặt bầu cua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.

Nuôi trồng và khai thác thủy sản là một trong 6 ngành kinh tế biển ưu tiên đột phá đến năm 2030
Quang cảnh hội nghị.

Giá trị sản xuất ngành thủy sản tăng trưởng 5,2%/năm

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, những năm qua, ngành kinh tế thủy sản đã có những bước phát triển mạnh mẽ, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đứng đầu về xuất khẩu thủy sản trên thế giới.

Trong giai đoạn năm 2010 - 2020, giá trị sản xuất ngành thủy sản tăng trưởng 5,2%/năm; thu nhập bình quân đầu người tăng 2,5 lần; kim ngạch xuất khẩu có tốc độ tăng trung bình đạt khoảng 6,1%/năm. Năm 2023 vừa qua, tổng sản lượng thủy sản đạt 9,269 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 9,2 tỷ USD, đưa Việt Nam lên vị trí thứ ba trên thế giới chỉ đứng sau Trung Quốc và Na Uy.

Tháng 4/2024, xuất khẩu thủy sản tăng 4,5% đạt 775 triệu USD. Trong đó, tín hiệu tích cực nhìn thấy rõ rệt ở cả góc độ nhu cầu và giá xuất khẩu ở một số thị trường lớn, nhất là thị trường Mỹ, EU và Trung Quốc.

Kết quả này đã đóng góp quan trọng đối với phát triển kinh tế đất nước, cải thiện sinh kế, ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm cho khoảng hơn 4 triệu người dân, đặc biệt là đối với cộng đồng dân cư sống phụ thuộc vào nguồn lợi thủy sản ở 28 tỉnh, thành phố ven biển.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cũng chỉ rõ những thách thức đối với nhiệm vụ bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản. Đó là khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU); sự suy giảm nguồn lợi thủy sản cả vùng biển và vùng nội địa do tình trạng khai thác quá mức cho phép; cơ cấu nghề khai thác chưa phù hợp; số lượng tàu còn nhiều, đặc biệt tàu khai thác ở vùng biển ven bờ với ngư cụ gây hủy diệt nguồn lợi thủy sản, khai thác không theo mùa vụ.

Ngoài ra, tốn thất sau thu hoạch trong khai thác cao; trang thiết bị an toàn tàu cá chưa đảm bảo; cơ sở hạ tầng, dịch vụ hậu cần nghề cá chưa đồng bộ; tranh chấp chủ quyền trên vùng biển ảnh hưởng đến khai thác hải sản; trữ lượng thủy sản nguồn lợi thủy sản và hệ sinh thái suy giảm.

Nuôi trồng và khai thác thủy sản là một trong 6 ngành kinh tế biển ưu tiên đột phá đến năm 2030
Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Phân bổ lại không gian cho bảo tồn, bảo vệ, khai thác thủy sản

Luật Thủy sản 2017 và các văn bản pháp luật liên quan đã xác định nuôi trồng và khai thác thủy sản là một trong 6 ngành kinh tế biển ưu tiên đột phá đến năm 2030. Công tác bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản bền vững có đóng góp quan trọng trong việc phát triển kinh tế biển bền vững.

"Việc Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là cơ sở quan trọng để phân bổ lại không gian cho bảo tồn, bảo vệ, khai thác thủy sản phù hợp với khả năng cho phép của nguồn lợi, hệ sinh thái. Bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản phải gắn với lợi ích và trách nhiệm của cộng đồng và phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng vùng" - ông Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

Thời gian tới, cùng với việc triển khai Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến yêu cầu Cục Thủy sản, Cục Kiểm ngư phối hợp chặt chẽ với bộ, ngành, địa phương, hiệp hội ngành hàng thực hiện có hiệu quả Nghị định số 67/2014/NĐ-CP về phát triển thủy sản. Đồng thời, bố trí quỹ đất, ngân sách và huy động các nguồn lực xã hội để thực hiện quy hoạch.

Ông cho rằng, bên cạnh việc tổ chức thực hiện, các cấp, các ngành liên quan cần tăng cường kiểm tra, đẩy mạnh truyền thông về quy hoạch, góp phần tiết giảm chi phí và áp lực cho ngân sách nhà nước.

Trong quy hoạch vừa ban hành, Chính phủ chỉ đạo xây dựng 27 khu bảo tồn biển (6 khu đã thành lập), tương đương hơn 450.000ha, chiếm gần 0,5% tổng diện tích mặt biển. Tổng sản lượng khai thác thủy sản giảm còn 2,8 triệu tấn, vưới số tàu cá còn 83.600 chiếc.

Cùng với đó, xác định 59 khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, 63 khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn, 27 khu vực cư trú nhân tạo cho các loài thủy sản, lưu giữ 138 nguồn gen và bảo vệ đường di cư tự nhiên của 16 loài thủy sản (gồm 7 loài cá, 5 loài rùa biển, 3 loài mực và 1 loài ghẹ).

Bộ NN&PTNT cam kết sớm ban hành danh mục khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn; đồng thời kểm tra, giám sát, đánh giá, rà soát, điều chỉnh quy hoạch theo quy định.

Ở góc độ địa phương, ông Nguyễn Văn Chiến - Phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bình Thuận cho rằng, để thực hiện quy hoạch tốt việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chúng ta cần phải thực hiện việc quản lý tàu cá để tránh khai thác, đánh bắt thủy sản một cách bừa bãi, ở khu vực cấm, đồng thời phải tổ chức công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện quy hoạch này. Nếu không thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá thì sẽ khó đảm bảo việc thực hiện quy hoạch bảo vệ nguồn lợi thủy sản một cách hiệu quả, qua đó góp phần đảm ngành thủy sản phát triển bền vững.

Nguồn lợi thủy sản là tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên (ao, hồ, sông, ngòi, biển...), có giá trị kinh tế, khoa học để phát triển nghề khai thác thủy sản, bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản.
推荐内容