【trận đấu everton gặp newcastle】Số doanh nghiệp xuất khẩu triệu USD qua thương mại điện tử tăng mạnh
Thương mại điện tử bền vững vẫn là bài toán khó Thu thuế từ thương mại điện tử tăng lên mức gần 100 nghìn tỷ đồng trong năm 2023 Nhiều giải pháp quản lý thuế đối với thương mại điện tử |
Đại diện Amazon Global Selling Việt Nam thông tin tại hội nghị. Ảnh: N.Linh |
Hàng nghìn doanh nghiệp xuất khẩu trực tuyến qua Amazon
Ông Gijae Seong, Giám đốc điều hành Amazon Global Selling Việt Nam cho biết, tại hội nghị “Thương mại điện tử xuyên biên giới năm 2024 - Tinh hoa hàng Việt, cất cánh toàn cầu” tổ chức ngày 22/5/2024, tại Hà Nội.
Theo đại diện Amazon Global Selling Việt Nam, chỉ số tăng trưởng mạnh mẽ thể hiện sự linh hoạt, tinh thần chủ động vươn ra toàn cầu và sẵn sàng đa dạng hóa danh mục sản phẩm nhằm đáp ứng thị hiếu tiêu dùng quốc tế của các doanh nghiệp địa phương.
Đáng chú ý, các doanh nghiệp Việt Nam luôn tạo kỳ tích xuất khẩu xuyên biên giới với số lượng doanh nghiệp đạt doanh số 1 triệu USD/năm trên Amazon đã tăng vọt gấp 10 lần chỉ sau 5 năm. Không chỉ xuất khẩu sản phẩm các nhà xuất khẩu Việt Nam còn đầu tư phát triển thương hiệu, giúp tăng trưởng dài hạn.
“Trong 5 năm, số lượng các đối tác bán hàng Việt Nam tham gia chương trình “Đăng ký Thương hiệu” của Amazon tăng cấp 35 lần”, ông Gijae Seong thông tin và cho biết thêm, dữ liệu trong 5 năm qua từ Amazon cho thấy danh mục sản phẩm có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất từ các đối tác bán hàng Việt Nam gồm: sức khỏe và chăm sóc cá nhân, nhà cửa, nhà bếp, may mặc và làm đẹp. Xu hướng này phản ánh nỗ lực đổi mới không ngừng của các doanh nghiệp, liên tục mở rộng, đa dạng hóa danh mục sản phẩm, đáp ứng thị hiếu ngày càng tăng của khách hàng.
Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, thương mại điện tử Việt Nam đang trải qua giai đoạn phát mạnh mẽ và trở thành cấu phần quan trọng của nền kinh tế số tại Việt Nam. Doanh số thương mại điện tử bán lẻ có mức tăng trưởng trung bình khoảng 20% trong 10 năm qua, đưa Việt Nam lọt top những quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử nhanh nhất khu vực và thế giới.
Thị trường thương mại điện tử toàn cầu được dự báo sẽ có những bước tăng trưởng mạnh mẽ với mức doanh thu dự kiến đạt 7,4 nghìn tỷ USD vào năm 2025. Trong bối cảnh Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, cùng với cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, xu hướng chuyển đổi từ kinh doanh truyền thống sang các nền tảng số được coi là giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp thâm nhập, mở rộng thị trường xuất khẩu.
Bà Nguyễn Thị Minh Huyền, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết, xuất khẩu trực tuyến đã mang đến cơ hội rộng mở trên toàn cầu cho các doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi quy mô. Để thúc đẩy thương mại điện tử trở thành một trụ cột tiên phong của nền kinh tế số vào năm 2025, Chính phủ đã thực hiện các chính sách chiến lược tích hợp các công nghệ tiên tiến của Cách mạng Công nghiệp 4.0. Điều này sẽ thúc đẩy hiệu quả các chu kỳ kinh doanh, hiện đại hóa hệ thống phân phối, tăng cường khả năng cạnh tranh và thúc đẩy tăng trưởng ở cả thị trường trong nước và xuất khẩu.
Mặc dù có tốc độ phát triển nhanh với nhiều thuận lợi song phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới cũng đang gặp phải một số vướng mắc. Theo bà Huyền việc tiếp cận các nền tảng thương mại điện tử lớn, đặc biệt là với các doanh nghiệp ở phía Bắc, gặp nhiều khó khăn do thiếu nhân lực về phát triển thương mại điện tử, thiếu thông tin thị trường, kỹ năng xây dựng chiến lược kinh doanh, bảo vệ thương hiệu trong thương mại điện tử xuyên biên giới.
Tăng cường năng lực thương mại điện tử xuyên biên giới
Để giải quyết những khó khăn thách thức nêu trên, phát huy tối đa lợi thế, tiềm năng xuất khẩu của hàng Việt, đưa thương mại điện tử xuyên biên giới trở thành một trong những yếu tố giúp thúc đẩy xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh quốc tế, cần sự phối hợp chung tay của cơ quan quản lý, các sàn thương mại điện tử lớn, các đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho thương mại điện tử và chính sự nỗ lực, quyết tâm của các doanh nghiệp.
Về việc chuyển đổi sang kinh doanh thương mại điện tử trực tuyến của các doanh nghiệp trong ngành, ông Trương Văn Cẩm, Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho rằng, dệt may là ngành phát triển rất nhanh. Trong 4 tháng đầu năm nay, xuất khẩu dệt may đã tăng 7% so với 2023, đạt kim ngạch 12 tỷ USD. Dù vậy, các thương hiệu Việt vẫn còn ít tên tuổi xuất hiện trong bản đồ dệt may thế giới. Đây là điểm yếu của các doanh nghiệp.
Tại hội nghị, đại diện các hiệp hội, ngành hàng, doanh nghiệp và các chuyên gia cũng đã chia sẻ, thảo luận về xu thế thương mại điện tử trên thế giới đặc biệt là hoạt động xuất khẩu thông qua sàn thương mại điện tử Amazon. Tập trung phân tích các lợi thế, khó khăn, thách thức cụ thể đang gặp phải trong quá trình tham gia hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đồng thời, định hướng các ngành hàng có lợi thế xuất khẩu trực tuyến phù hợp với điều kiện kinh tế, địa lý và xã hội của các vùng kinh tế…
Tại hội nghị, Amazon Global Selling Việt Nam đã công bố giai đoạn 2 của chương trình “Thương mại điện tử xuyên biên giới: Kỷ nguyên bứt phá”, hợp tác cùng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số thông qua việc công bố sáng kiến “Liên kết ngành nghề - Tăng trưởng cùng thương mại điện tử xuyên biên giới”. Chương trình sẽ phối hợp với các hiệp hội, ngành hàng quan trọng để cùng nhau thúc đẩy, tăng cường năng lực thương mại điện tử xuyên biên giới cho các ngành hàng đầu tàu cho xuất khẩu, bao gồm việc tăng cường nhận thức, cung cấp thêm các nguồn tài nguyên đào tạo và hỗ trợ doanh nghiệp thành viên của các hiệp hội ngành hàng này phát triển và thành công với thương mại điện tử toàn cầu.
-
Nguyên nhân sụt lún khu vực dự án hồ chứa nước gần 500 tỷ ở Lâm ĐồngTrồng đu đủ bán tếtTập huấn quy trình quản lý thuếKỳ vọng mô hình sinh kếCông an phường ở Hà Nội trả lại gần 44 triệu đồng cho người đánh rơiXã hội hóa xây dựng cầu nông thônỨng dụng công nghệ cao vào sản xuất để tạo ra sản phẩm an toànHuyện Phụng Hiệp: Dự kiến diện tích trồng khóm MD2 tăng lên 120haCông bố tình huống khẩn cấp về thiên tai tại Sa PaNhững trường hợp người nộp thuế cần biết
下一篇:Nâng cao hiệu quả đào tạo chương trình tích hợp và chương trình tiếng Anh toàn phần
- ·'Giả thua để thắng' chiêu độc trong kinh doanh
- ·Khẳng định vai trò kinh tế tập thể
- ·Động lực cho tăng trưởng kinh tế
- ·Hiệu quả chuyển đổi cây trồng ở Lái Hiếu
- ·Số doanh nghiệp thành lập mới vẫn giảm trong 2 tháng cuối năm
- ·Vùng mía huyện Phụng Hiệp vào vụ thu hoạch
- ·Nỗi lo lúa Hè thu đầu vụ
- ·Có 11 sản phẩm OCOP từ các HTX
- ·Khai mạc Phiên họp thứ 41 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- ·Nỗ lực thi đua sản xuất, kinh doanh
- ·Huyện Long Mỹ: Trồng ấu thu lợi nhuận hơn 10 triệu đồng/công
- ·Trồng ổi thu nhập 10 triệu đồng/tháng
- ·Phó chủ tịch xã kể giây phút người chồng tử vong khi cứu vợ con bị nước cuốn
- ·Trồng dưa lưới lợi nhuận gần 20 triệu đồng/công
- ·Ấu sừng cuối vụ tăng giá
- ·Cùng nhau phát triển
- ·Thủ tướng: Sắp xếp để vốn nhà nước được quản lý và phát triển tốt nhất
- ·Nền tảng phát triển công nghiệp và đô thị
- ·Huyện Phụng Hiệp: Các sản phẩm đạt chuẩn tiêu thụ tăng từ 30
- ·Trồng hoa tết theo hợp đồng bao tiêu lãi 4.000
- ·Phần mềm độc hại mới nhắm vào webcam và camera giám sát
- ·Nỗ lực thu ngân sách
- ·Giúp Châu Thành khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển
- ·Thị xã Long Mỹ: Thu hoạch hơn 3.300ha lúa Thu đông
- ·Huyện Sóc Sơn sẽ cưỡng chế các công trình 'xẻ thịt' đất rừng
- ·Làm mắm cá tra thu nhập gần 100 triệu đồng/năm
- ·Đoàn tàu metro Bến Thành
- ·Đồng bằng sông Cửu Long: Sốt giá phân bón và thức ăn chăn nuôi
- ·Nấm bào ngư được thương lái mua với giá 35.000 đồng/kg
- ·Sắm tết an toàn
- ·Đồng won Hàn Quốc rơi xuống mức thấp nhất trong gần 16 năm
- ·Hợp lực giải ngân vốn đầu tư công
- ·Tập huấn ứng dụng giáo dục tài chính cho khách hàng
- ·Dừa khô hút hàng tăng giá
- ·Người đàn ông chết trong tư thế treo cổ bên hàng rào công ty
- ·Khởi động mùa hoa, kiểng tết