【vn đá hôm nay】Đồng hành cùng nông dân phát triển kinh tế
(CMO) Xác định vai trò quan trọng của nông dân trong việc phát triển kinh tế và góp phần xây dựng nông thôn mới, những năm qua xã Tân Lộc Đông (huyện Thới Bình) đã tận dụng hiệu quả nguồn vốn từ Quỹ Hỗ trợ nông dân để triển khai nhiều dự án hiệu quả, giúp nhiều hội viên nông dân phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.
Chủ tịch UBND xã Tân Lộc Đông Ngô Chí Thiệp cho biết: “Mỗi năm xã tiếp cận được 1-2 dự án, mỗi dự án 200-300 triệu đồng. Khi có vốn không đầu tư dàn trải mà tập trung một số hộ có mô hình để phát huy hiệu quả nhất có thể. Nhờ đó, nhiều mô hình chăn nuôi được tiếp cận nguồn vốn, nông dân mạnh dạn mở rộng mô hình, vươn lên làm giàu”.
Từ nguồn vốn vay, ông Hoàng Trung Sinh vươn lên phát triển kinh tế với mô hình nuôi dê. |
Ấp 2, xã Tân Lộc Đông được hỗ trợ đề án nuôi dê với số vốn 200 triệu đồng chia đều cho 7 thành viên, sau 2 năm hỗ trợ phát huy hiệu quả, điển hình là hộ ông Hoàng Trung Sinh. Nhiều năm trước gia đình nuôi tôm quảng canh không mang lại hiệu quả cao do tôm xuống giá, dịch bệnh… nhận thấy dê là loài dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc mà nguồn thức ăn lại dồi dào, ông Sinh đề xuất lên Hội Nông dân xã để được vay vốn thực hiện mô hình nuôi dê.
Năm 2016, sau khi tiếp nhận nguồn vốn hỗ trợ 30 triệu đồng ông làm chuồng, ban đầu chỉ nuôi thử 5 con, sau 1 năm đạt hiệu quả đã nhân rộng đàn dê lên đến vài chục con. Ông Sinh cho biết: “Đầu ra con dê rất ổn định, thương lái vào tận nơi thu mua, có bao nhiêu cũng bán được hết, chủ yếu mua dê thịt về bán lại cho các quán ăn nên rất được giá. Tôi mới xuất bán 20 con mấy ngày trước, trừ chi phí lãi được 20 triệu đồng”.
Bên cạnh đó, ông Sinh còn mạnh dạn chuyển đổi 3 ha đất sang nuôi tôm quảng canh 2 giai đoạn thay vì thả giống trực tiếp vào vuông như nuôi truyền thống ở những năm trước, rút ngắn thời gian thả nuôi, tăng năng suất. Ngoài ra, còn tận dụng đất bờ vuông trồng rau màu, cây ăn trái… Nhờ kết hợp đa dạng các mô hình kinh tế giúp gia đình ông nâng cao thu nhập, trừ hết chi phí mỗi năm thu lãi trên 200 triệu đồng.
Phó chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Lộc Đông Trần Sỹ Nguyên cho biết: “Người dân ở đây sống dựa vào con tôm nhưng những năm gần đây không mang lại hiệu quả như mong đợi. Chúng tôi luôn khuyến khích bà con chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, đa dạng các mô hình sản xuất và vốn hỗ trợ là điểm tựa để giúp hội viên có thêm động lực để làm ăn”.
Ngoài nguồn quỹ hỗ trợ cho nông dân, Hội Nông dân xã còn phối hợp với huyện mở các lớp tập huấn ngắn hạn cho người dân giao lưu, học hỏi kỹ thuật chăn nuôi. Nhiều hộ mạnh dạn thử nghiệm vật nuôi mới mà trước đây chưa xuất hiện ở địa phương mang lại hiệu quả kinh tế ổn định.
Ông Phan Tấn Công (Ấp 3, xã Tân Lộc Đông) thành công với mô hình nuôi chồn hương. Ông Công cho biết, vì muốn thử nuôi con vật mới nên chuyển hướng sang nuôi chồn hương và thấy loài này nuôi khá dễ. Với số tiền 50 triệu đồng, ông xây chuồng và nuôi thử 4 cặp. Để chồn sinh trưởng tốt, ông đầu tư chuồng sạch sẽ, thoáng mát và cung cấp đủ nguồn thức ăn, như chuối, mít, thanh long... và bổ sung thêm thịt, cá, sau 1 năm chồn sinh trưởng tốt.
Thấy vậy, ông mở rộng chuồng trại nuôi với số lượng lớn. Theo ông, nuôi chồn không khó nhưng phải chọn con giống tốt nên giống chồn hương ban đầu ông lên tận An Giang để mua. Về đầu ra của chồn hương, ông Công chia sẻ: “Đầu ra khá ổn định, khách hàng của tôi chủ yếu ở TP Hồ Chí Minh, thông qua các trang mạng xã hội và quen biết. Ngoài ra, bà con trong xã ai có nhu cầu mua chồn giống về nuôi tôi cũng bán và sẵn sàng hướng dẫn cách chăm sóc. Năm trước, bán hết, trừ chi phí tôi lời được 40 triệu đồng”.
Ông Trần Sỹ Nguyên đánh giá: “Mô hình nuôi chồn tuy mới ở địa phương nhưng hiệu quả thấy rõ trước mắt, đây là mô hình triển vọng, sắp tới sẽ nhân rộng đến nhiều hộ. Ngoài ra, trong năm 2019 chúng tôi đã triển khai đề án nuôi cua thương phẩm với nguồn vốn hỗ trợ 200 triệu đồng giúp người dân phát triển kinh tế”./.
Võ Thảo
本文地址:http://app.marimbapop.com/news/735d798807.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。