Tại Tây Nguyên,ếtnốingânhàng–doanhnghiệpkhuvựcTâyNguyêkết quả c1 2023 đến 30/9/2023, huy động vốn của các tổ chức tín dụng tại khu vực đạt 269.417 tỷ đồng, tăng gần 8%; tổng dư nợ tín dụng đạt 508.102 tỷ đồng, tăng 6,0% so với 31/12/2022, chiếm khoảng 4,01% tổng dư nợ nền kinh tế.
Các ngân hàng trên địa bàn đã giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng, lãi suất cho vay bình quân của ngân hàng thương mại (NHTM) trong nước đối với khoản cho vay mới và cũ trên địa bàn ở mức 7,3% - 9,1%. Với các lĩnh vực ưu tiên, dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn Tây Nguyên đạt khoảng 297.501 tỷ đồng, tăng 3,15% so với cuối năm 2022 chiếm 9,65% so với dư nợ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn toàn quốc. Dư nợ cho vay các mặt hàng chủ lực như cà phê, cao su, hồ tiêu đều tăng khá (với dư nợ là 76.255 tỷ đồng, chiếm 15% tổng dư nợ của vùng Tây Nguyên, tăng 7.06% so với cuối năm 2022, chiếm khoảng 82% dư nợ cho vay cà phê toàn quốc. Dư nợ cho vay cao su đạt 7.168 tỷ đồng, chiếm 1,4% tổng dư nợ của vùng Tây Nguyên, chiếm 15,7% dư nợ cho vay cao su toàn quốc…); dư nợ cho vay ngành công nghiệp, xây dựng đạt mức tăng 11,57%. Một trong những giải pháp trong thời gian tới, NHNN cho biết đang chỉ đạo các tổ chức tín dụng cấp tín dụng hướng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, các mặt hàng nông sản chủ lực của vùng (cà phê, cao su, hồ tiêu, trái cây...), tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận vốn, góp phần hạn chế tín dụng đen. Ngoài ra, các ngân hàng cũng phải tiếp tục giảm lãi suất cho vay đối với cả khoản vay mới và dư nợ hiện hữu; rà soát, cắt giảm phí nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, người dân; chủ động xây dựng các chương trình, sản phẩm tín dụng với lãi suất hợp lý; đơn giản hóa quy trình, thủ tục nội bộ để tạo thuận lợi cho khách hàng tăng khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn.
|