【bxh bd my】Sửa Luật Hải quan để đón đầu hội nhập

时间:2025-01-11 06:56:27来源:88Point 作者:Thể thao

sua luat hai quan de don dau hoi nhap

Nội luật hóa các cam kết quốc tế là vấn đề được triển khai sâu rộng tại Dự thảo Luật Hải quan (sửa đổi). Trong ảnh: Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan KCN và khu chế xuất Hải Phòng. Ảnh: Q.H

Nội luật hóa các điều ước quốc tế

Xuất phát từ yêu cầu hội nhập quốc tế sâu rộng và thực tế phát triển kinh tế đối ngoại trước mắt cũng như lâu dài,ửaLuậtHảiquanđểđónđầuhộinhậbxh bd my Luật Hải quan hiện hành phải được sửa đổi để nội luật hóa các điều ước quốc tế về hải quan mà Việt Nam là thành viên. Đó là Công ước Kyoto, Hiệp định GMS, Hiệp định về việc thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN, Hiệp định hợp tác hải quan ASEAN và góp phần cơ sở pháp lý để tham gia đàm phán các Hiệp định: Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc, Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu, Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP)…

Vì vậy, vấn đề về cải cách thủ tục hải quan, hiện đại hoá quản lý hải quan, nội luật hoá các cam kết quốc tế đáp ứng yêu cầu hội nhập và tạo thuận lợi cho hoạt động XNK là một trong những nhóm vấn đề được triển khai sâu rộng tại dự thảo Luật Hải quan (sửa đổi).

Theo đó, dự thảo Luật đã thay đổi căn bản phương thức thực hiện thủ tục hải quan, từ phương thức truyền thống, bán điện tử sang phương thức điện tử. Các quy định về địa điểm làm thủ tục hải quan (Điều 22), hồ sơ hải quan (Điều 24), thời hạn nộp hồ sơ hải quan (Điều 25), đăng ký tờ khai hải quan (Điều 30) cũng được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thủ tục hải quan điện tử.

Để đồng bộ với các quy định về thủ tục hải quan điện tử, dự thảo Luật Hải quan còn bổ sung, sửa đổi từ Điều 46 đến Điều 74 liên quan đến thủ tục hải quan cho các loại hình đối với hàng gia công, NK để sản xuất hàng XK; chế xuất; một số loại hình tạm XK, tạm NK... nhằm bảo đảm tính minh bạch và triển khai hiệu quả các ứng dụng công nghệ thông tin để hiện đại hoá chế độ quản lý hải quan và cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan.

Bên cạnh đó, dự thảo Luật tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính về hải quan như: Giảm các chứng từ tại bộ hồ sơ hải quan, quy định rõ thời hạn làm thủ tục hải quan, giảm thời gian kiểm tra thực tế hàng hoá xuống 8 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình hàng hoá cho cơ quan Hải quan.

Cùng với đó, dự thảo Luật cũng áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro trong kiểm tra, giám sát hải quan; có chế độ ưu tiên, tạo thuận lợi về thủ tục hải quan cho DN đáp ứng đủ điều kiện (Điều 16, Điều 17, Điều 38, Điều 39, Điều 40, Điều 41). Đây là một loại hình quản lý đã được áp dụng trong nhiều lĩnh vực, ngành kinh tế mang lại hiệu quả quản lý cao và đã trở thành thông lệ quản lý hải quan của nhiều nước theo các Chuẩn mực về áp dụng quản lý rủi ro của Công ước Kyoto sửa đổi.

Các quy định này sẽ tạo điều kiện để cơ quan Hải quan tập trung lực lượng phương tiện để kiểm tra, giám sát đối với những địa bàn, DN, những hàng hóa rủi ro cao, giảm lực lượng ở những nơi có rủi ro thấp, phòng chống tình trạng gian lận; góp phần đảm bảo quản lý nhà nước về hải quan, tạo điều kiện thuận lợi cho DN trên cơ sở phương thức quản lý hải quan hiện đại.

Song song với đó, dự thảo Luật cũng bổ sung cơ chế xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan (Điều 28) sẽ tạo cơ sở pháp luật để cơ quan Hải quan thực hiện tạo thuận lợi thương mại, giúp DN chủ động xác định trước về nghĩa vụ thuế đối với hàng hoá dự kiến NK; tính toán trước hiệu quả kinh doanh, giảm chi phí tuân thủ, giảm các trường hợp tranh chấp giữa DN và cơ quan Hải quan về việc áp mã, xác định giá tính thuế, xuất xứ hàng hoá khi làm thủ tục thông quan phù hợp với quy định của Công ước Kyoto cũng như các cam kết quốc tế trong khuôn khổ WTO, ASEAN.

Cơ sở để thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia

Đặc biệt, dự thảo Luật còn tạo cơ sở pháp lý để thực hiện thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra hàng hóa XNK theo Cơ chế một cửa quốc gia (Điều 35). Bởi, Luật Hải quan hiện hành chưa quy định rõ cơ chế phối hợp giữa cơ quan Hải quan và các cơ quan chức năng về kiểm dịch thực vật, kiểm dịch động vật, kiểm tra an toàn thực phẩm, kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá... nên các hoạt động này trên thực tế còn chưa thống nhất, kém hiệu quả. Đồng thời, Luật cũng chưa quy định cụ thể để thực hiện Hiệp định về Cơ chế một cửa ASEAN mà Việt Nam là thành viên.

Để khắc phục bất cập nêu trên, tại Điều 35 dự thảo Luật quy định: “Trường hợp theo quy định của pháp luật phải kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn hoá, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm đối với hàng hoá, phương tiện vận tải thì cơ quan Hải quan căn cứ kết quả kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật để làm thủ tục hải quan.

Trường hợp hàng hóa được làm thủ tục thông quan thông qua hệ thống một cửa quốc gia thì việc thông báo, tiếp nhận và xử lý kết quả kiểm tra thực hiện theo quy định của Chính phủ về cơ chế một cửa quốc gia”.

Quy định này nhằm tăng cường cơ chế phối hợp và bảo đảm thống nhất với các Luật, Pháp lệnh liên quan về kiểm dịch (Pháp lệnh Thú y, Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật), kiểm tra an toàn thực phẩm (Luật An toàn thực phẩm), kiểm tra chất lượng (Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa) và bảo đảm cơ sở pháp lý để triển khai cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia về trách nhiệm các bộ, ngành trong việc cung cấp, trao đổi thông tin liên quan đến việc cấp phép, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK cho cơ quan Hải quan để làm thủ tục hải quan.

Ông Mizui Osamu, Trưởng nhóm VNACCS Hải quan Nhật Bản:

Dự thảo Luật Hải quan (sửa đổi) đã đáp ứng rất tốt những quy định của thông lệ quốc tế liên quan đến hải quan. Chúng tôi nhận thấy rằng, ban soạn thảo của Tổng cục Hải quan đã tìm hiểu rất kỹ lưỡng các quy định của các nước liên quan đến hải quan, trong đó có những quy định của Hải quan Nhật Bản để đưa vào dự thảo Luật Hải quan sửa đổi lần này.

Tôi đánh giá rất cao sự nỗ lực của ban soạn thảo. Các quy định của thông lệ quốc tế cũng như quy định của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) đã được tổ biên tập tìm hiểu kỹ và phản ánh rất rõ vào trong dự thảo Luật.

Dự thảo Luật Hải quan được thông qua, chắc chắn sẽ góp phần rất lớn vào thúc đẩy môi trường kinh doanh của Việt Nam, nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam và thúc đẩy các hoạt động thương mại. Đặc biệt, với những quy định sửa đổi mang tính cách tân thì dự thảo Luật Hải quan (sửa đổi) lần này sẽ có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của Việt Nam trong 50 năm tới.

Ông Nguyễn Văn Hiện, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc Hội:

Luật Hải quan (sửa đổi) là dự án luật rất quan trọng trong điều kiện nước ta đang hội nhập kinh tế quốc tế và phục vụ cho phát triển kinh tế thị trường trong điều kiện hiện nay. Ủy ban Tư pháp của Quốc hội nhận thấy dự thảo Luật Hải quan (sửa đổi) đã tập trung vào một số nội dung quan trọng như cải cách thủ tục hải quan theo hướng nội luật hóa các cam kết quốc tế. Đây là vấn đề rất cấp bách, tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động XNK, hiện đại hóa hải quan, ứng dụng công nghệ thông tin, thông quan điện tử, nâng cao năng lực, hiệu quả của hoạt động quản lý hải quan, phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, gian lận thương mại.

Bên cạnh đó, một số quy định tại dự thảo Luật bước đầu tương đối phù hợp với những quy định, những định hướng của Công ước Kyoto cũng như một số cam kết quốc tế trong khuôn khổ của WTO một số cam kết khác mà Việt Nam đã ký kết và tham gia…

T.T (ghi)

Thu Trang

相关内容
推荐内容