【nhận định trận ba lan】Doanh nghiệp FDI: XNK tăng trưởng nhưng chủ yếu là gia công

时间:2025-01-12 01:59:20 来源:88Point

doanh nghiep fdi xnk tang truong nhung chu yeu la gia cong

Các chuyên gia giải đáp cho các DN tại buổi tọa đàm

Xuất khẩu ấn tượng

Sau hơn 25 năm kể từ khi Luật Đầu tư ra đời,ệpFDIXNKtăngtrưởngnhưngchủyếulàgiacônhận định trận ba lan số lượng DN FDI tăng mạnh, khiến hoạt động XNK cũng tăng cao. Nếu năm 1989 khối các DN FDI chỉ chiếm khoảng 10% kim ngạch XK của cả nước, đến nay, tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2014, tỷ lệ này là 67,5%. Trong số 16.589 dự án đầu tư tại Việt Nam, với tổng số vốn đăng kí gần 240 tỷ USD, Hàn Quốc đang là quốc gia dẫn đầu về số dự án đầu tư, với 3.827 dự án.

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, trước tình hình kinh tế trong nước và thế giới còn nhiều bất ổn, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DN, nhất là DN FDI, tuy nhiên hoạt động XNK của các DN vẫn tăng trưởng ấn tượng. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm đạt 47,8 tỷ USD, chiếm 61,49% kim XK của cả nước, tăng trưởng ấn tượng hơn 17%. Hầu hết kim ngạch XK của các mặt hàng đều tăng, trong đó nhóm hàng công nghiệp chế biến vẫn dẫn đầu về XK và chiếm tỷ trọng lớn, như: Điện thoại và linh kiện; máy ảnh, máy quay phim; đá quý, kim loại quý…

Đáng chú ý, có nhiều mặt hàng xuất khẩu lần đầu nhưng đã có chỗ đứng ổn định ở những thị trường lớn, trong đó nổi trội là các mặt hàng chế biến. Lần đầu tiên trong 3 năm trở lại đây tốc độ tăng trưởng XK của mặt hàng nông, thủy sản tăng 15%. Qua đó cho thấy, bên cạnh vai trò to lớn của các DN FDI trong việc phát triển các chỉ tiêu của nền kinh tế, các DN FDI đã hỗ trợ tương tác với các thành phần kinh tế khác để cùng nhau phát triển, có chỗ đứng trong chuỗi cung ứng trên toàn cầu.

Tại buổi tọa đàm, ngoài việc đánh giá tình hình XNK hàng hóa của các DN FDI, các đại biểu đã thảo luận, giải đáp ý kiến của các cơ quan quản lý tại địa phương, DN FDI phản ánh về khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động sản xuất XNK hàng hóa, thủ tục hành chính liên quan tới xuất khẩu, nhập khẩu, thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu…

Theo Bộ Công Thương, mặc dù có nhiều ảnh hưởng từ kinh tế thế giới, nhưng các DN FDI không bị ảnh hưởng nhiều từ những tác động này đến hoạt động XNK, mà vẫn tăng trưởng ổn định. Tốc độ tăng trưởng cao về kim ngạch XK của khối DN FDI bình quân khoảng 30%/năm đã góp phần giảm bớt sự căng thẳng về cán cân thương mại chung của Việt Nam. Từ chỗ cán cân thương mại thâm hụt khá lớn đến nay đã trở nên cân bằng và tạo thặng dư.

Nếu năm 2008 nhập siêu khoảng 18 triệu USD, thì đến năm 2013 cả nước đã xuất siêu 10 triệu USD (tổng kim ngạch NK 132,135 tỷ USD, tổng kim ngạch XK 132,125 tỷ USD), trong đó xuất siêu của DN FDI chiếm 6,48 tỷ USD (DN FDI XK đạt 80,91 tỷ USD, NK là 74,43 tỷ USD). Sự giảm chênh lệch trong cán cân thương mại và chuyển dịch sang hướng xuất siêu đã góp phần quan trọng vào việc ổn định tỷ giá. Bên cạnh đó, các DN FDI đóng vai trò mạnh mẽ góp phần làm chuyển biến cơ cấu XK theo hướng tăng tỷ trọng XK các mặt hàng công nghiệp chế biến, đặc biệt là hàng hóa có hàm lượng công nghệ cao.

Bên cạnh đó, việc tham gia sản xuất của các DN FDI góp phần tạo nên các trung tâm sản xuất hàng XK, phù hợp với từng vùng, từng địa phương, kéo theo chuỗi các DN vệ tinh, hỗ trợ… thể hiện hoạt động của khối DN FDI đang có hiệu quả tại Việt Nam, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư nước ngoài đã và đang góp phần cải thiện mạnh mẽ hàng hóa sản xuất công nghiệp, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Chủ yếu là gia công

Mặc dù kim ngạch XK của các DN FDI chiếm đến gần 2/3 kim ngạch XK của cả nước, có nhiều đóng góp trong việc cân bằng cán cân thương mại thặng dư. Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Công Thương, các mặt hàng XK của các DN FDI phần lớn mới chỉ ở khâu lắp ráp, gia công.

Theo ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục XNK, Bộ Công Thương, kim ngạch XK của khối FDI tăng cao cũng gắn liền với việc tăng tỷ trọng kim ngạch NK của khối DN này. Hiện nay, tỷ trọng NK của các DN tăng rất nhanh. Chẳng hạn, năm 2010, NK của DN FDI chiếm 43,5% thì năm 2013 con số này là 56,71%. Nếu xét riêng về mặt hàng, năm 2013, điện thoại là mặt hàng XK đạt kim ngạch cao nhất, 21 tỷ USD, nhưng đến 90% nguyên vật liệu, linh kiện phải NK từ nước ngoài, do vậy trị giá gia tăng được tạo ra tại Việt Nam đang là con số rất khiêm tốn.

Không chỉ có mặt hàng điện thoại, nhiều mặt hàng khác như: Máy vi tính, hàng điện tử, hàng dệt may, giày dép… đều sử dụng nguyên vật liệu NK do trong nước chưa có DN sản xuất cung cấp nguyên liệu đầu vào phù hợp cho các sản phẩm XK của DN.

Theo nhận định của Bộ Công Thương, do sử dụng nhiều nguyên phụ liệu NK nên DN FDI chưa tạo ra được nhiều sản phẩm có hàm lượng chế biến sâu, giá trị gia tăng cao; một số DN FDI chưa thực sự chú trọng đến chuyển giao công nghệ, tăng tỷ lệ nội địa hóa như đã cam kết, đặc biệt là ngành sản xuất ô tô.

Mặc dù góp phần đưa Việt Nam vào mạng lưới sản xuất và tạo nên giá trị toàn cầu, DN FDI chưa góp phần phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam, nhất là chưa hình thành được chuỗi cung ứng với sự tham gia của nhiều DN Việt Nam. Điển hình, như nhà đầu tư Samsung Electronic có 60 DN vệ tinh, nhưng trong số đó mới chỉ có 5 DN của Việt Nam, số còn lại là các DN FDI…

Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương Trần Thanh Hải:

Việt Nam là đất nước có nhiều lợi thế về nông nghiệp, đã có những sản phẩm chủ lực có vị trí cao trên thế giới (gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều, thủy sản và có những tiềm năng phát triển trong lĩnh vực này, nhưng cho đến nay các DN FDI vẫn chưa có được các dự án lớn, đầu tư chiều sâu vào nông nghiệp, chế biến nông sản hoặc triển khai tại các khu vực trung du, miền núi. Đây là lĩnh vực Chính phủ đang ưu tiên đầu tư trong thời gian tới.

Trong thời gian tới, Bộ Công thương mong muốn DN FDI tăng cường các dự án mới, gia hạn mở rộng đầu tư các dự án đang hoạt động. Tập trung sản xuất những mặt hàng XK có giá trị lớn, tỉ lệ gia tăng cao. Đầu tư vào các khâu sản xuất nguyên liệu trọng điểm của một số ngành. Ví dụ sản xuất vải, dệt nhuộm, nguyên liệu da giầy, nguyên liệu nhựa cao cấp, linh kiện điện tử, động cơ xe máy … Tăng cường liên kết với các DN công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, qua đó thực hiện chuyển giao công nghệ và tăng tỉ lệ nội địa hóa trong sản phẩm sản xuất tại Việt Nam.

Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước cần nghiên cứu, có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN đối với những chính sách chưa sát với thực tế hoặc có vướng mắc. Ví dụ khi phát sinh vướng mắc với quy định tại Nghị định số 164/2013/NĐ-CP về việc DN chế xuất phải thành lập chi nhánh bên ngoài Khu chế xuất khi thực thi quyền XK, quyền NK, Bộ Tài chính đã có công văn báo cáo và Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với đề xuất gia hạn thời gian thực hiện quy định trên. Tiếp đó, đến ngày 26-6, Bộ Tài chính có công văn kiến nghị Chính phủ cho phép DN chế xuất được cấp bổ sung quyền xuất khẩu, nhập khẩu trước ngày có hiệu lực của Nghị định trên.

Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan- Tổng cục Hải quan Âu Anh Tuấn:

Liên quan đến việc DN bị cưỡng chế trên hệ thống, không thực hiện được khai báo hải quan do còn nợ thuế, các DN cần lưu ý, trước đây, cơ quan Hải quan thực hiện thủ tục hải quan điện tử trên hệ thống phân tán, nên một số vướng mắc phát sinh về thuế, cũng như thủ tục hải quan các chi cục hải quan có thể xem xét điều chỉnh được ngay cho DN. Tuy nhiên, hiện nay ngành Hải quan triển khai Hệ thống VNACCS/VCIS, toàn bộ thông tin được xử lý trên hệ thống tập trung, nếu DN phát sinh nợ thuế chỉ cần số tiền rất nhỏ là đã bị cưỡng chế trong toàn ngành Hải quan, nên DN cần chủ động tra cứu thông tin về nợ thuế của DN trên mạng của Tổng cục Hải quan, để tránh bị cưỡng chế, ảnh hưởng đến hoạt động XNK. Đồng thời, trong quá trình triển khai Hệ thống VNACCS/VCIS, nếu phát sinh vướng mắc, DN liên hệ ngay với Tổ giải đáp vướng mắc tại nơi làm thủ tục hải quan, hoặc của Tổng cục Hải quan để được hướng dẫn, giải quyết ngay.

推荐内容