Thực tế cho thấy,ẽquảnlýdịchvụOTTtừđầunătỷ số giải ngoại hạng anh kể từ khi xuất hiện, OTT đã trở thành một phương thức liên lạc mới trên nền Internet 3G, điều này đã làm giảm đáng kể doanh thu của nhà mạng.
Mới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã ra Chỉ thị số 75/CT-BTTTT về tăng cường quản lý và phát triển dịch vụ viễn thông quốc tế, trong đó chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông chủ động nghiên cứu, thử nghiệm các mô hình hợp tác với các doanh nghiệp kinh doanh OTT.
Về phía cơ quan quản lý, Bộ yêu cầu Cục Viễn thông nghiên cứu tình hình phát triển công nghệ, dịch vụ mới, đặc biệt là OTT để đề xuất các cơ chế, chính sách, biện pháp nhằm giảm thiểu ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh dịch vụ viễn thông trên cơ sở bảo đảm quyền lợi người sử dụng dịch vụ, hợp tác cùng có lợi giữa các doanh nghiệp.
Trong những phát biểu của mình mới đây, lãnh đạo của Viettel và VNG (đơn vị sở hữu dịch vụ Zalo) cũng đều nói đến câu chuyện hợp tác cùng có lợi. Thậm chí, phía Viettel còn cho biết việc hợp tác với các doanh nghiệp (như OTT) sẽ là lối thoát cho nhà mạng.
Ở một khía cạnh khác, ông Phạm Hồng Hải, Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết, số lượng thuê bao di động phát sinh lưu lượng trong tháng 11/2013 là 120 triệu thuê bao. Trong đó, có cả thuê bao không thực hiện cuộc gọi đi mà chỉ nhận cuộc gọi. Như vậy, nếu chia theo tỷ lệ dân số hiện nay là 90 triệu người, trung bình mỗi người Việt Nam có hơn 1,3 sim điện thoại di động.
Theo ông Hải, đã đến lúc cần tái cơ cấu lại thị trường để bảo đảm các doanh nghiệp phát triển bền vững. Bởi trên thực tế, thị trường này đang gặp phải những cạnh tranh hết sức gay gắt. Các doanh nghiệp như Sfone đang ở trong tình cảnh gần như không hoạt động và Gtel thì đang gặp khó khăn.
TheoVietnamplus |