Kịch bản nào cho VN-Index trong năm 2023?Đàtăngcủathịtrườngchứngkhoánsẽvữngchãihơnvàonửacuốket qua bong da mc
Theo các chuyên gia Công ty Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCBS), năm 2023 đà tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nhiều khả năng sẽ vẫn tiếp tục, dù mức độ tăng và tần suất có thể sẽ chậm lại so với nửa cuối năm 2022. Vì thế năm 2023, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam nhiều khả năng sẽ có xu hướng dao động đi ngang trong biên độ lớn.
Theo đó, VN-Index trong năm 2023 sẽ dao động trong vùng điểm số khoảng 900 - 1.200 điểm, với mức cao nhất của chỉ số có thể lên đến 1.250 điểm - tương đương giảm gần 18% so với mức đỉnh của năm 2022.
Trong Báo cáo Chiến lược thị trường năm 2023 vừa mới phát hành, các chuyên gia của Công ty Chứng khoán Tiên Phong (TPS) cho rằng, chỉ số VN-Index đang vận động kém hơn hiệu suất lịch sử. Tính tại thời điểm cuối năm 2022, VN-Index đang giao dịch tại mức P/E 11 lần, cách 2 lần độ lệch chuẩn so với trung bình 5 năm gần nhất. Dẫn đầu về tiềm năng tăng trưởng EPS (lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu), định giá của thị trường Việt Nam vẫn chưa tương xứng với quy mô khu vực. So sánh với nhóm các nước ASEAN, định giá của Việt Nam cũng nằm ở mức thấp nhất khu vực, nhưng đem lại dư địa tăng trưởng EPS lớn nhất và mức ROE (lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu) đầy triển vọng.
Đánh giá về triển vọng của năm 2023, kịch bản cơ sở của TPS dự báo VN-Index sẽ giao động trong khoảng từ 1.150 - 1.210 điểm, tương ứng với mức tăng trưởng thận trọng 5% cho cả năm.
Nguồn: BLOOMBERG VNDIRECT RESEARCH |
“Dưới một góc nhìn lạc quan hơn, chúng tôi kỳ vọng các khó khăn về vĩ mô sẽ thuyên giảm dần, tạo cơ sở cho các ngân hàng trung ương trên thế giới nâng lãi suất với tốc độ chậm lại và nới lỏng chính sách thắt chặt tiền tệ. Qua đó, kích thích hoạt động tiêu dùng tăng trưởng trở lại, tạo tiền đề cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Theo kịch bản khả quan, mức tăng trưởng toàn thị trường từ 10% - 15% sẽ dẫn dắt VN-Index đến vùng 1.373 - 1.436 điểm” - các chuyên gia của TPS cho hay.
Ông Đinh Quang Hinh - Trưởng bộ phận Kinh tế vĩ mô và chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán VNDIRECT (VNDIRECT) cho rằng, năm 2023 cả nền kinh tế, cũng như TTCK sẽ có hai nửa diễn biến tương đối khác nhau. “Trong những tháng đầu năm 2023, chúng tôi cho rằng, nguyên nhân thị trường tăng phần lớn do định giá các tài sản hấp dẫn, song đà tăng sẽ khá mong manh và không ổn định trong bối cảnh thanh khoản thấp, áp lực lãi suất, tỷ giá và bài kiểm tra năng lực thanh toán cho trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn vẫn còn đó. Tuy nhiên, chúng tôi tự tin hơn từ giữa 2023 và kỳ vọng đà tăng sẽ vững chãi hơn” - chuyên gia của VNDIRECT cho hay.
Chuyên gia của VNDIRECT cũng dự báo, VN-Index sẽ quay trở lại mức 1.300 - 1.350 điểm, trên cơ sở lợi nhuận doanh nghiệp niêm yết tăng 14% và định giá P/E 12 - 12,5 lần.
Những nhóm ngành có thể đem lại cơ hội
Trong báo cáo chiến lược 2023, các chuyên gia của VCBS cũng đã đưa ra gợi ý về một số nhóm cổ phiếu có thể mang lại cơ hội đầu tư trong năm tới như: ngân hàng, bất động sản khu công nghiệp, cổ phiếu thuộc các ngành “phòng thủ”…
Cụ thể hơn, phân tích về nhóm cổ phiếu ngân hàng, VCBS cho rằng, mặc dù kết quả kinh doanh của các ngân hàng sẽ chịu ảnh hưởng nhất định bởi triển vọng kinh tế vĩ mô không quá khả quan trong năm 2023. Tuy nhiên, nhóm ngân hàng quốc doanh với chất lượng dư nợ tín dụng tốt nhiều khả năng sẽ tiếp tục nhận được phân bổ hạn mức tín dụng khả quan trong năm 2023 và tiếp tục duy trì được mạch tăng trưởng tích cực.
Lợi nhuận ròng toàn thị trường sẽ khởi sắc hơn Các chuyên gia của VNDIRECT dự báo, tăng trưởng lợi nhuận ròng toàn thị trường sẽ khởi sắc hơn trong nửa cuối năm 2023 nhờ: lãi suất giảm, VND mạnh lên, giá nguyên vật liệu đầu vào giảm và việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ tạo thêm động lực. Năm 2023, lợi nhuận ròng toàn thị trường dự kiến sẽ tăng nhẹ 5% so với cùng kỳ trong nửa đầu năm, sau đó cải thiện hơn trong nửa cuối năm 2023, đưa mức tăng trưởng cả năm lên 14%. Đà tăng trưởng lợi nhuận ròng của các doanh nghiệp tích cực sẽ là tín hiệu tốt cho sự phục hồi của thị trường chứng khoán. |
Đối với nhóm bất động sản, VCBS cho rằng, trong giai đoạn này nhà đầu tư có thể sàng lọc ra những doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp đang ở chu kỳ bán hàng (chứ không phải ở giai đoạn triển khai dự án) có tỷ lệ vay nợ so với vốn chủ sở hữu thấp và lựa chọn thời điểm giải ngân khi thị trường hồi phục.
Bên cạnh đó, các chuyên gia khuyến nghị, nhà đầu tư có thể lựa chọn doanh nghiệp có kết quả kinh doanh ít phụ thuộc hơn vào chu kỳ kinh tế. Mặt khác, đây đều là các nhóm ngành đã có sự phục hồi nhất định từ giữa năm 2022 sau khi Việt Nam kết thúc giai đoạn giãn cách xã hội. Trong bối cảnh hiện tại trên TTCK Việt Nam, những cổ phiếu như vậy sẽ nghiêng nhiều hơn về nhóm vận tải, công nghệ thông tin - viễn thông và các ngành tiện ích như thủy điện, nhiệt điện, cấp nước,…
Ngoài ra, chuyên gia của VCBS còn khuyến nghị, nhà đầu tư có thể quan tâm nhóm cổ phiếu có dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh ổn định, cổ tức tiền mặt cao. “Đây thường sẽ là các doanh nghiệp có yếu tố nhà nước và dùng một tỉ lệ lớn lợi nhuận sau thuế hàng năm để chi trả cổ tức bằng tiền mặt” - chuyên gia của VCBS cho hay.